Mới tháng trước, Thứ trưởng Quốc phòng Ả Rập Saudi Salman và Thứ trưởng Quốc phòng Nga đã ký một thỏa thuận hợp tác quân sự song phương quan trọng, nhằm phát triển quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước và tìm hiểu các cách thức để tăng cường hợp tác quân sự và quốc phòng giữa hai bên.Khi Mỹ rút khỏi Afghanistan, thỏa thuận hợp tác quân sự mà Arab Saudi và Nga ký kết, được coi là một bước phát triển lớn. Bởi vì Arab Saudi đã là đồng minh của Mỹ trong nhiều thập kỷ, và mọi nhu cầu quốc phòng của họ đều phần lớn phụ thuộc vào Mỹ.Các chuyên gia cho rằng, việc Mỹ vội vàng rút quân khỏi Afghanistan và giao lại quyền lực cho Taliban, có thể phủ bóng đen lên quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Arab Saudi và Mỹ.Các quốc gia Trung Đông phụ thuộc vào Mỹ trong các vấn đề quốc phòng, không còn tin tưởng vào chính quyền Biden. Thỏa thuận hợp tác mới đây với Nga, có thể là khởi đầu cho sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Arab Saudi, trong bối cảnh từng bước hình thành một mô hình địa chính trị mới ở Trung Đông.Chính quyền Biden đã cố gắng liên lạc với Iran, bằng cách quay trở lại với thỏa thuận hạt nhân Iran thời Obama; thỏa thuận này đã làm phức tạp thêm vấn đề khu vực và làm suy yếu hơn nữa, mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Arab Saudi.Mỹ gần đây đã quyết định rút hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến của mình khỏi Arab Saudi, bao gồm cả hệ thống tên lửa phòng không Patriot và THAAD; việc này càng khiến Arab Saudi tức giận.Việc Mỹ rút hệ thống phòng không khỏi Arab Saudi, diễn ra trong bối cảnh lực lượng vũ trang Houthi của Yemen, quốc gia láng giềng của Arab Saudi, tiếp tục tấn công các cơ sở dầu khí và sân bay của Arab Saudi bằng tên lửa.Với việc Mỹ rút hệ thống phòng không khỏi Arab Saudi, có thể khiến Arab Saudi phải hứng chịu những đợt tấn công mới, bằng tên lửa và máy bay không người lái vũ trang, của lực lượng vũ trang Houthi.Theo dự đoán, vào thời điểm này, Arab Saudi có thể đã đạt được thỏa thuận với Nga về việc mua hệ thống phòng không S-400. Hệ thống này có thể bảo vệ Arab Saudi trước các cuộc tấn công bằng tên lửa ngày càng tăng của lực lượng Houthi; giúp bảo vệ các cơ sở quan trọng của đất nước.Những bức ảnh chụp từ vệ tinh của Căn cứ không quân Prince Sultan, cách Thủ đô Riyadh của Arab Saudi 115 km về phía đông nam hồi cuối tháng 8 cho thấy, các vị trí đặt tên lửa phòng không Patriot đã không còn; như vậy Quân đội Mỹ đã hoàn thành rút các tên lửa này khỏi Arab Saudi.Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby xác nhận rằng, số tên lửa phòng không Patriot và THADD đã được “tái triển khai” tại một quốc gia Trung Đông khác đó chính là Israel; mặc dù ông Kirby cũng cam kết rằng, các hiệp định về an ninh của Mỹ với Arab Saudi sẽ không thay đổi.Cựu giám đốc tình báo Arab Saudi, Hoàng tử Faisal đã bày tỏ lo ngại về diễn biến của tình hình, điều này cũng phản ánh sự không hài lòng chung của hoàng gia Arab Saudi đối với những thay đổi trong chính sách Trung Đông của Mỹ.Mỹ thừa nhận rằng, họ đã chuyển sự chú ý từ Trung Đông đầy sóng gió sang các mối đe dọa mới, đó là Nga và Trung Quốc. Điều này giải thích cho cuộc rút lui hỗn loạn của quân đội Mỹ khỏi Afghanistan và chuyển hệ thống phòng không từ Trung Đông đến những nơi khác.Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Biden tỏ ra thờ ơ với Arab Saudi và không có dấu hiệu có lợi cho quan hệ đối tác song phương. Mặt khác, Nga sẽ rất vui, nếu bán được hệ thống phòng không tiên tiến nhất của họ là S-400 cho Arab Saudi.Giới phân tích cho rằng, ngoài việc sử dụng hệ thống phòng không S-400 để đảm bảo an toàn cho không phận của mình, Arab Saudi có thể không còn lựa chọn nào khác.Ngoài ra, xét trên thành tích chiến đấu thực tế của tên lửa phòng không Patriot, khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không này của Mỹ cũng khiến người ta phải thất vọng. Chuyên gia quốc phòng Jeffrey Lewis cho rằng, hệ thống phòng không mà Mỹ và các đồng minh dựa vào, không gì khác gì vật “làm cảnh”.Lewis đã phân tích kỹ lưỡng về cuộc tấn công của Houthi vào các cơ sở của Arab Saudi và cho rằng, Arab Saudi khó có thể bắn hạ những tên lửa này. Không có bằng chứng cho thấy Arab Saudi đã đánh chặn thành công tên lửa của Houthi trong cuộc xung đột ở Yemen. Và điều này cũng đặt ra câu hỏi, liệu hệ thống Patriot có thực sự hiệu quả?Một báo cáo do Mỹ đưa ra cũng nhận định rằng, hệ thống tên lửa Patriot đã không đạt được thành công lớn trong Chiến tranh vùng Vịnh như người ta lầm tưởng. Trong Chiến tranh vùng Vịnh, Patriot đã không đánh chặn được nhiều tên lửa Scud của Iraq, như những gì mà truyền thông phương Tây tuyên truyền.Kể từ năm 2015, lực lượng vũ trang Houthi của Yemen đã thực hiện hơn 850 cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa vào Arab Saudi, quy mô và mức độ phức tạp của các cuộc tấn công này tiếp tục gia tăng. Vì vậy, Arab Saudi phải quan tâm đến việc phát triển hệ thống phòng không của mình.Chuyên gia quốc phòng Nitin Tiku của Ấn Độ cho rằng, vũ khí phòng không như S-400, có thể là “liều thuốc chữa bách bệnh” để giải quyết các vấn đề phòng không của Arab Saudi.Tuy nhiên, việc ký kết thỏa thuận này với Nga có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho mối quan hệ giữa Arab Saudi và Mỹ; đồng thời có thể khiến quan hệ song phương tiếp tục đi xuống, giống như mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Nguồn ảnh: QQ. Cận cảnh sức mạnh của tên lửa "Ái Quốc" - Patriot do quân đội Mỹ chế tạo. Nguồn: USarmy.
Mới tháng trước, Thứ trưởng Quốc phòng Ả Rập Saudi Salman và Thứ trưởng Quốc phòng Nga đã ký một thỏa thuận hợp tác quân sự song phương quan trọng, nhằm phát triển quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước và tìm hiểu các cách thức để tăng cường hợp tác quân sự và quốc phòng giữa hai bên.
Khi Mỹ rút khỏi Afghanistan, thỏa thuận hợp tác quân sự mà Arab Saudi và Nga ký kết, được coi là một bước phát triển lớn. Bởi vì Arab Saudi đã là đồng minh của Mỹ trong nhiều thập kỷ, và mọi nhu cầu quốc phòng của họ đều phần lớn phụ thuộc vào Mỹ.
Các chuyên gia cho rằng, việc Mỹ vội vàng rút quân khỏi Afghanistan và giao lại quyền lực cho Taliban, có thể phủ bóng đen lên quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Arab Saudi và Mỹ.
Các quốc gia Trung Đông phụ thuộc vào Mỹ trong các vấn đề quốc phòng, không còn tin tưởng vào chính quyền Biden. Thỏa thuận hợp tác mới đây với Nga, có thể là khởi đầu cho sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Arab Saudi, trong bối cảnh từng bước hình thành một mô hình địa chính trị mới ở Trung Đông.
Chính quyền Biden đã cố gắng liên lạc với Iran, bằng cách quay trở lại với thỏa thuận hạt nhân Iran thời Obama; thỏa thuận này đã làm phức tạp thêm vấn đề khu vực và làm suy yếu hơn nữa, mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Arab Saudi.
Mỹ gần đây đã quyết định rút hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến của mình khỏi Arab Saudi, bao gồm cả hệ thống tên lửa phòng không Patriot và THAAD; việc này càng khiến Arab Saudi tức giận.
Việc Mỹ rút hệ thống phòng không khỏi Arab Saudi, diễn ra trong bối cảnh lực lượng vũ trang Houthi của Yemen, quốc gia láng giềng của Arab Saudi, tiếp tục tấn công các cơ sở dầu khí và sân bay của Arab Saudi bằng tên lửa.
Với việc Mỹ rút hệ thống phòng không khỏi Arab Saudi, có thể khiến Arab Saudi phải hứng chịu những đợt tấn công mới, bằng tên lửa và máy bay không người lái vũ trang, của lực lượng vũ trang Houthi.
Theo dự đoán, vào thời điểm này, Arab Saudi có thể đã đạt được thỏa thuận với Nga về việc mua hệ thống phòng không S-400. Hệ thống này có thể bảo vệ Arab Saudi trước các cuộc tấn công bằng tên lửa ngày càng tăng của lực lượng Houthi; giúp bảo vệ các cơ sở quan trọng của đất nước.
Những bức ảnh chụp từ vệ tinh của Căn cứ không quân Prince Sultan, cách Thủ đô Riyadh của Arab Saudi 115 km về phía đông nam hồi cuối tháng 8 cho thấy, các vị trí đặt tên lửa phòng không Patriot đã không còn; như vậy Quân đội Mỹ đã hoàn thành rút các tên lửa này khỏi Arab Saudi.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby xác nhận rằng, số tên lửa phòng không Patriot và THADD đã được “tái triển khai” tại một quốc gia Trung Đông khác đó chính là Israel; mặc dù ông Kirby cũng cam kết rằng, các hiệp định về an ninh của Mỹ với Arab Saudi sẽ không thay đổi.
Cựu giám đốc tình báo Arab Saudi, Hoàng tử Faisal đã bày tỏ lo ngại về diễn biến của tình hình, điều này cũng phản ánh sự không hài lòng chung của hoàng gia Arab Saudi đối với những thay đổi trong chính sách Trung Đông của Mỹ.
Mỹ thừa nhận rằng, họ đã chuyển sự chú ý từ Trung Đông đầy sóng gió sang các mối đe dọa mới, đó là Nga và Trung Quốc. Điều này giải thích cho cuộc rút lui hỗn loạn của quân đội Mỹ khỏi Afghanistan và chuyển hệ thống phòng không từ Trung Đông đến những nơi khác.
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Biden tỏ ra thờ ơ với Arab Saudi và không có dấu hiệu có lợi cho quan hệ đối tác song phương. Mặt khác, Nga sẽ rất vui, nếu bán được hệ thống phòng không tiên tiến nhất của họ là S-400 cho Arab Saudi.
Giới phân tích cho rằng, ngoài việc sử dụng hệ thống phòng không S-400 để đảm bảo an toàn cho không phận của mình, Arab Saudi có thể không còn lựa chọn nào khác.
Ngoài ra, xét trên thành tích chiến đấu thực tế của tên lửa phòng không Patriot, khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không này của Mỹ cũng khiến người ta phải thất vọng. Chuyên gia quốc phòng Jeffrey Lewis cho rằng, hệ thống phòng không mà Mỹ và các đồng minh dựa vào, không gì khác gì vật “làm cảnh”.
Lewis đã phân tích kỹ lưỡng về cuộc tấn công của Houthi vào các cơ sở của Arab Saudi và cho rằng, Arab Saudi khó có thể bắn hạ những tên lửa này. Không có bằng chứng cho thấy Arab Saudi đã đánh chặn thành công tên lửa của Houthi trong cuộc xung đột ở Yemen. Và điều này cũng đặt ra câu hỏi, liệu hệ thống Patriot có thực sự hiệu quả?
Một báo cáo do Mỹ đưa ra cũng nhận định rằng, hệ thống tên lửa Patriot đã không đạt được thành công lớn trong Chiến tranh vùng Vịnh như người ta lầm tưởng. Trong Chiến tranh vùng Vịnh, Patriot đã không đánh chặn được nhiều tên lửa Scud của Iraq, như những gì mà truyền thông phương Tây tuyên truyền.
Kể từ năm 2015, lực lượng vũ trang Houthi của Yemen đã thực hiện hơn 850 cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa vào Arab Saudi, quy mô và mức độ phức tạp của các cuộc tấn công này tiếp tục gia tăng. Vì vậy, Arab Saudi phải quan tâm đến việc phát triển hệ thống phòng không của mình.
Chuyên gia quốc phòng Nitin Tiku của Ấn Độ cho rằng, vũ khí phòng không như S-400, có thể là “liều thuốc chữa bách bệnh” để giải quyết các vấn đề phòng không của Arab Saudi.
Tuy nhiên, việc ký kết thỏa thuận này với Nga có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho mối quan hệ giữa Arab Saudi và Mỹ; đồng thời có thể khiến quan hệ song phương tiếp tục đi xuống, giống như mối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Nguồn ảnh: QQ.
Cận cảnh sức mạnh của tên lửa "Ái Quốc" - Patriot do quân đội Mỹ chế tạo. Nguồn: USarmy.