Cùng với việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông và những đòi hỏi vô lý về chủ quyền lãnh hải trên vùng biển này; làm cho tình hình khu vực càng trở lên căng thẳng. Trên thực tế, Biển Đông đã trở thành tiêu điểm để các nước quan tâm lo lắng.Một số quốc gia đứng đầu là Mỹ cho rằng, các thủ đoạn tuần tra trên biển, bồi đắp trái phép các đảo đá và bố trí các loại vũ khí tiến công ở khu vực Biển Đông, đã phá hoại hiện trạng vùng Biển Đông, khiến tranh chấp trên Biển Đông ngày một leo thang, Mỹ cần phải liên kết với các nước liên quan để gia tăng phản đối. Ảnh: Tàu tuần dương USS Bunker Hill (phải) và khu trục hạm USS Barry đi qua Biển Đông ngày 18/4.Trong quá khứ gần đây là vào ngày 23/11/2013, Trung Quốc đã công bố qui hoạch vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông và qui tắc nhận biết khí tài hàng không. Phạm vi vùng nhận diện phòng không bao gồm “bãi đá tranh chấp” – Đảo Senkaku/Điếu Ngư, các bãi đá phụ cận và “khu vực tranh chấp” nằm ở giữa Trung Quốc với Nhật Bản. Ảnh: Vùng nhận diện phòng không của Nhật Bản màu xanh và Trung Quốc màu đỏ.Theo “tiền lệ” mà Trung Quốc đã thiết lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông, Mỹ dự đoán Trung Quốc cũng sẽ thiết lập vùng nhận diện như vậy ở Biển Đông. Ngày 2/3/2020, Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung đã công bố Báo cáo: “Trung Quốc nâng cấp vùng nhận diện phòng không: Tăng cường chấp pháp ở Biển Đông, khả năng thiết lập (vùng nhận diện phòng không) ở Biển Đông và ảnh hưởng đối với Mỹ”. Ảnh: Hải quân Trung Quốc bắn tên lửa trên Biển Đông.Báo cáo đã tiến hành phân tích liệu có khả năng Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông và thời gian thiết lập là khi nào? Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc tập trận trên khu vực Biển Đông.Báo cáo này cho rằng, việc thiết lập vùng nhận diện phòng không điều này phụ thuộc vào mục đích của Trung Quốc và liệu Trung Quốc có đủ năng lực, để thiết lập tiếp một vùng nhận diện phòng không tại vùng biển này không? Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc trên khu vực Biển Đông.Theo bản Báo cáo phân tích, nhìn từ góc độ địa chính trị, thời gian để Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông, rất có khả năng phụ thuộc vào phán đoán của những lãnh đạo Trung Quốc, về hiệu ích đạt được đối với việc thiết lập này. Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc trên khu vực Biển Đông.Báo cáo cho rằng, nếu như Trung Quốc bất chấp những nhân tố về hình ảnh trên trường quốc tế, nhân tố ngoại giao và cái giá tiềm tàng khác, thiết lập vùng nhận diện phòng không để từng bước kiểm soát khu vực tranh chấp, rất có khả năng sẽ kích động các nước xung quanh Biển Đông, bao gồm cả phản ứng tiêu cực từ phía Mỹ. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh (Trung Quốc) trong một lần xuất hiện ở Biển Đông.Báo cáo cho rằng, Trung Quốc đầu tiên sẽ thiết lập vùng nhận diện phòng không ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và các vùng biển xung quanh. Ảnh: Ảnh vệ tinh chụp đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 20/5.Lý do Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở đây trước là nhìn từ góc độ phát triển tiềm lực quân sự Trung Quốc, trước khi tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không mới ở Biển Đông, Trung Quốc phải cân nhắc, liệu họ có đủ sức mạnh quân sự, để hỗ trợ cho hành động này hay không. Ảnh: Tàu chiến, máy bay của Trung Quốc tập trận trên Biển Đông vào tháng 4/2018.Nếu lấy những nhân tố trên làm tiêu chuẩn phán đoán, thì thời gian thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông, phụ thuộc vào việc Trung Quốc liệu có thể triển khai lực lượng trên không đủ mạnh tới Biển Đông; và liệu Trung Quốc có thể nâng cao năng lực tình báo, trinh sát và giám sát đối với khu vực này hay không. Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa trong một đợt tập trận ở Biển Đông hồi năm 2016.Báo cáo cũng cho rằng, thông qua quan sát tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các bãi đá ở Biển Đông và tình hình bố trí lực lượng của Trung Quốc trong thời gian gần đây, có thể cơ bản phán đoán ra tiến độ thời gian Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông. Ảnh: Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.Nếu Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông, Mỹ cần chung sức phối hợp với các quốc gia khác để ứng phó; tuy nhiên mức độ ứng phó thế nào còn dựa vào thực tế hành động của Bắc Kinh. Khi Trung Quốc vượt quá quyền hạn theo luật pháp quốc tế, Mỹ phải liên kết các quốc gia đối phó lại với những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ảnh: Tàu chiến USS Gabrielle Giffords di chuyển qua Biển Đông hôm 18/11/2019.
Video Washington không công nhận vùng nhận diện phòng không của Bắc Kinh - Nguồn: VTC14
Cùng với việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông và những đòi hỏi vô lý về chủ quyền lãnh hải trên vùng biển này; làm cho tình hình khu vực càng trở lên căng thẳng. Trên thực tế, Biển Đông đã trở thành tiêu điểm để các nước quan tâm lo lắng.
Một số quốc gia đứng đầu là Mỹ cho rằng, các thủ đoạn tuần tra trên biển, bồi đắp trái phép các đảo đá và bố trí các loại vũ khí tiến công ở khu vực Biển Đông, đã phá hoại hiện trạng vùng Biển Đông, khiến tranh chấp trên Biển Đông ngày một leo thang, Mỹ cần phải liên kết với các nước liên quan để gia tăng phản đối. Ảnh: Tàu tuần dương USS Bunker Hill (phải) và khu trục hạm USS Barry đi qua Biển Đông ngày 18/4.
Trong quá khứ gần đây là vào ngày 23/11/2013, Trung Quốc đã công bố qui hoạch vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông và qui tắc nhận biết khí tài hàng không. Phạm vi vùng nhận diện phòng không bao gồm “bãi đá tranh chấp” – Đảo Senkaku/Điếu Ngư, các bãi đá phụ cận và “khu vực tranh chấp” nằm ở giữa Trung Quốc với Nhật Bản. Ảnh: Vùng nhận diện phòng không của Nhật Bản màu xanh và Trung Quốc màu đỏ.
Theo “tiền lệ” mà Trung Quốc đã thiết lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông, Mỹ dự đoán Trung Quốc cũng sẽ thiết lập vùng nhận diện như vậy ở Biển Đông. Ngày 2/3/2020, Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ-Trung đã công bố Báo cáo: “Trung Quốc nâng cấp vùng nhận diện phòng không: Tăng cường chấp pháp ở Biển Đông, khả năng thiết lập (vùng nhận diện phòng không) ở Biển Đông và ảnh hưởng đối với Mỹ”. Ảnh: Hải quân Trung Quốc bắn tên lửa trên Biển Đông.
Báo cáo đã tiến hành phân tích liệu có khả năng Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông và thời gian thiết lập là khi nào? Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc tập trận trên khu vực Biển Đông.
Báo cáo này cho rằng, việc thiết lập vùng nhận diện phòng không điều này phụ thuộc vào mục đích của Trung Quốc và liệu Trung Quốc có đủ năng lực, để thiết lập tiếp một vùng nhận diện phòng không tại vùng biển này không? Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc trên khu vực Biển Đông.
Theo bản Báo cáo phân tích, nhìn từ góc độ địa chính trị, thời gian để Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông, rất có khả năng phụ thuộc vào phán đoán của những lãnh đạo Trung Quốc, về hiệu ích đạt được đối với việc thiết lập này. Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc trên khu vực Biển Đông.
Báo cáo cho rằng, nếu như Trung Quốc bất chấp những nhân tố về hình ảnh trên trường quốc tế, nhân tố ngoại giao và cái giá tiềm tàng khác, thiết lập vùng nhận diện phòng không để từng bước kiểm soát khu vực tranh chấp, rất có khả năng sẽ kích động các nước xung quanh Biển Đông, bao gồm cả phản ứng tiêu cực từ phía Mỹ. Ảnh: Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh (Trung Quốc) trong một lần xuất hiện ở Biển Đông.
Báo cáo cho rằng, Trung Quốc đầu tiên sẽ thiết lập vùng nhận diện phòng không ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và các vùng biển xung quanh. Ảnh: Ảnh vệ tinh chụp đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa ngày 20/5.
Lý do Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở đây trước là nhìn từ góc độ phát triển tiềm lực quân sự Trung Quốc, trước khi tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không mới ở Biển Đông, Trung Quốc phải cân nhắc, liệu họ có đủ sức mạnh quân sự, để hỗ trợ cho hành động này hay không. Ảnh: Tàu chiến, máy bay của Trung Quốc tập trận trên Biển Đông vào tháng 4/2018.
Nếu lấy những nhân tố trên làm tiêu chuẩn phán đoán, thì thời gian thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông, phụ thuộc vào việc Trung Quốc liệu có thể triển khai lực lượng trên không đủ mạnh tới Biển Đông; và liệu Trung Quốc có thể nâng cao năng lực tình báo, trinh sát và giám sát đối với khu vực này hay không. Ảnh: Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa trong một đợt tập trận ở Biển Đông hồi năm 2016.
Báo cáo cũng cho rằng, thông qua quan sát tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các bãi đá ở Biển Đông và tình hình bố trí lực lượng của Trung Quốc trong thời gian gần đây, có thể cơ bản phán đoán ra tiến độ thời gian Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông. Ảnh: Trung Quốc xây dựng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Nếu Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông, Mỹ cần chung sức phối hợp với các quốc gia khác để ứng phó; tuy nhiên mức độ ứng phó thế nào còn dựa vào thực tế hành động của Bắc Kinh. Khi Trung Quốc vượt quá quyền hạn theo luật pháp quốc tế, Mỹ phải liên kết các quốc gia đối phó lại với những hành động của Bắc Kinh trên Biển Đông. Ảnh: Tàu chiến USS Gabrielle Giffords di chuyển qua Biển Đông hôm 18/11/2019.
Video Washington không công nhận vùng nhận diện phòng không của Bắc Kinh - Nguồn: VTC14