Tiêm kích-bom Su-34 được thiết kế theo tiêu chuẩn của một máy bay ném bom với buồng lái hai chỗ ngang hàng với giáp được bọc chắc chắn theo đúng học thuyết quân sự về máy bay cường kích thời chiến tranh lạnh. Nguồn ảnh: Airpower.Máy bay có chiều dài 23 mét và sải cánh rộng 14,7 mét, trọng lượng rỗng của chiếc máy bay này đạt 22,5 tấn, gấp rưỡi với trọng lượng 16,3 tấn của chiếc Su-27 tiền nhiệm. Trọng lượng cất cánh tối đa của Su-34 lên tới 45 tấn. Nguồn ảnh: Defense.Máy bay có 12 giá treo tổng cộng với trọng lượng vũ khí tối đa có thể trang bị lên tới 12 tấn, tương đương với máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc, tuy nhiên chiếc Su-34 có khả năng cơ động lơn hơn các máy bay ném bom rất nhiều. Nguồn ảnh: Airrecog.Để có thể cất cánh được với khối lượng vũ khí lớn như vậy, máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực Lyulka AL-35F với công suất sau khi đốt nhiên liệu lần 2 là 137,2 kN cho mỗi động cơ, để tiện so sánh, 2 động cơ Xian WP8 trên chiếc H-6 của Trung Quốc chỉ cung cấp được sức đẩy 93,2 kN cho mỗi động cơ mặc dù chiếc H-6 được thiết kế dựa trên Tu-16 và là máy bay cường kích hạng nặng rất cồng kềnh chứ không thể cơ động bằng chiếc Su-34 được. Nguồn ảnh: Sputnik.Ngoài ra, máy bay Su-34 còn có kiểu dáng khí động học rất tốt để tận dụng tối đa sức nâng của không khí nhằm giảm thiểu công suất hoạt động cho động cơ, máy bay có 2 cánh chính hình mũi tên với diện tích cánh lên tới 62 mét vuông, chiếc Su-34 còn có đuôi đứng được thiết kế theo kiểu hai sống và đuôi ngang lớn giúp phi công có thể cơ động tốt trên không như một máy bay tiêm kích thực thụ. Nguồn ảnh: Thaimilitary.Hệ thống bom trên chiếc Su-34 được treo theo dạng chùm, khi gặp tình huống khẩn cấp cần cơ động gấp để đối phó với đối phương, các phi công chỉ cần cắt bom thả bừa toàn bộ 12 tần bom này một cách nhanh chóng và bắt đầu có được sự cơ động như một chiếc tiêm kích thực sự để tham gia không chiến cùng đối phương. Nguồn ảnh: Flanker.Tùy từng loại bom mà vị trí gắn sẽ khác nhau, trong đó có những loại bom có thể gắn thành từng chùm 3 quả hoặc chùm 4 quả nhưng cũng có những loại bom, tên lửa chỉ gắn được một quả một. Nguồn ảnh: Vikipedija.Với sức mạnh hủy diệt và khả năng mang theo tới 12 tấn bom của mình, chiếc Su-34 đã chứng tỏ được sự hữu hiệu của mình trên chiến trường Syria và được phía Quân đội Nga tin tưởng đặt mua thêm 16 chiếc tiêm kích - ném bom Su-34 trong năm 2017 tới đây. Nguồn ảnh: Strategic.
Tiêm kích-bom Su-34 được thiết kế theo tiêu chuẩn của một máy bay ném bom với buồng lái hai chỗ ngang hàng với giáp được bọc chắc chắn theo đúng học thuyết quân sự về máy bay cường kích thời chiến tranh lạnh. Nguồn ảnh: Airpower.
Máy bay có chiều dài 23 mét và sải cánh rộng 14,7 mét, trọng lượng rỗng của chiếc máy bay này đạt 22,5 tấn, gấp rưỡi với trọng lượng 16,3 tấn của chiếc Su-27 tiền nhiệm. Trọng lượng cất cánh tối đa của Su-34 lên tới 45 tấn. Nguồn ảnh: Defense.
Máy bay có 12 giá treo tổng cộng với trọng lượng vũ khí tối đa có thể trang bị lên tới 12 tấn, tương đương với máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc, tuy nhiên chiếc Su-34 có khả năng cơ động lơn hơn các máy bay ném bom rất nhiều. Nguồn ảnh: Airrecog.
Để có thể cất cánh được với khối lượng vũ khí lớn như vậy, máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực Lyulka AL-35F với công suất sau khi đốt nhiên liệu lần 2 là 137,2 kN cho mỗi động cơ, để tiện so sánh, 2 động cơ Xian WP8 trên chiếc H-6 của Trung Quốc chỉ cung cấp được sức đẩy 93,2 kN cho mỗi động cơ mặc dù chiếc H-6 được thiết kế dựa trên Tu-16 và là máy bay cường kích hạng nặng rất cồng kềnh chứ không thể cơ động bằng chiếc Su-34 được. Nguồn ảnh: Sputnik.
Ngoài ra, máy bay Su-34 còn có kiểu dáng khí động học rất tốt để tận dụng tối đa sức nâng của không khí nhằm giảm thiểu công suất hoạt động cho động cơ, máy bay có 2 cánh chính hình mũi tên với diện tích cánh lên tới 62 mét vuông, chiếc Su-34 còn có đuôi đứng được thiết kế theo kiểu hai sống và đuôi ngang lớn giúp phi công có thể cơ động tốt trên không như một máy bay tiêm kích thực thụ. Nguồn ảnh: Thaimilitary.
Hệ thống bom trên chiếc Su-34 được treo theo dạng chùm, khi gặp tình huống khẩn cấp cần cơ động gấp để đối phó với đối phương, các phi công chỉ cần cắt bom thả bừa toàn bộ 12 tần bom này một cách nhanh chóng và bắt đầu có được sự cơ động như một chiếc tiêm kích thực sự để tham gia không chiến cùng đối phương. Nguồn ảnh: Flanker.
Tùy từng loại bom mà vị trí gắn sẽ khác nhau, trong đó có những loại bom có thể gắn thành từng chùm 3 quả hoặc chùm 4 quả nhưng cũng có những loại bom, tên lửa chỉ gắn được một quả một. Nguồn ảnh: Vikipedija.
Với sức mạnh hủy diệt và khả năng mang theo tới 12 tấn bom của mình, chiếc Su-34 đã chứng tỏ được sự hữu hiệu của mình trên chiến trường Syria và được phía Quân đội Nga tin tưởng đặt mua thêm 16 chiếc tiêm kích - ném bom Su-34 trong năm 2017 tới đây. Nguồn ảnh: Strategic.