Vào tuần trước, các quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ đã tiết lộ rằng, trong sáu tháng qua, lực lượng hải quân của họ đã phóng số tên lửa trị giá lên tới 1 tỷ USD để đáp trả các mối đe dọa từ Iran và các “lực lượng ủy nhiệm” của nước này. Ảnh: Naval News.Đồng thời, có thông tin cho rằng, khi giúp Israel đánh chặn tên lửa từ Iran, Mỹ thậm chí đã sử dụng tên lửa “Standard Missile 3” (SM-3) lần đầu tiên. Tên lửa này là một phần của “Hệ thống chiến đấu Aegis” của Hải quân Mỹ. Hệ thống này có tầm hoạt động lên tới 2.500 km và độ cao phóng đạt 150 km. Ảnh: Frag Out Magazine.Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, SM-3 có khả năng đánh chặn vũ khí bên ngoài bầu khí quyển. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một cơ quan cố vấn của Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiết lộ rằng, SM-3 là tên lửa duy nhất trong dòng “tên lửa tiêu chuẩn” phóng từ tàu chiến của Mỹ có thể hoạt động trong vũ trụ. Ảnh: Free3D.Kể từ khi xung đột Hamas - Israel bùng nổ vào tháng 10 năm ngoái, tàu chiến và máy bay Mỹ đã bắn hạ hàng chục tên lửa và ngăn chặn các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của lực lượng vũ trang Houthi trên Biển Đỏ. Ảnh: Navy Times.Vào ngày 16/4, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro tuyên bố tại phiên điều trần Thượng viện về ngân sách quốc phòng cho năm tài chính tiếp theo rằng, Hải quân Mỹ đã đáp trả hơn 130 cuộc tấn công trực tiếp vào các tàu chiến và tàu buôn của Mỹ. Ảnh: Arab News.“Đạn dược đặc biệt quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi cần bổ sung số đạn dược trị giá 1 tỷ USD”. Theo báo cáo, hiện vẫn chưa rõ liệu 1 tỷ USD có bao gồm chi phí cho việc Quân đội Mỹ đánh chặn tên lửa và máy bay không người lái của Iran gần đây hay không.Ngoài ra, trong 6 tháng qua, các cuộc tấn công nhằm vào Quân đội Mỹ diễn ra ở Trung Đông cũng tiếp tục gia tăng, nên chi phí mà Mỹ phải trả để duy trì hoạt động của mình trong khu vực ngày càng tăng cao.Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen sẽ “dừng lại”, điều đó cũng đồng nghĩa với việc Quân đội Mỹ sẽ phải tiếp tục đầu tư thêm chi phí vào vấn đề Biển Đỏ.Trong phiên điều trần, Carlos thừa nhận Quân đội Mỹ phóng SM-3 trong quá trình giúp Israel đánh chặn tên lửa Iran. Theo báo cáo, mặc dù SM-3 từng được triển khai trên một tàu khu trục của Mỹ vào năm 2004 và đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm phóng trong 20 năm qua, nhưng đây là lần đầu tiên SM-3 được đưa vào chiến đấu thực tế.Các quan chức quốc phòng Mỹ xác nhận, hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường thuộc khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Quân đội Mỹ là USS Arleigh Burke (DDG-51) và USS Carney (DDG-64), đã sử dụng tên lửa SM-3 đánh chặn tên lửa của Iran phóng về phía Israel.Tên lửa này có nhiều phiên bản khác nhau, giá của SM-3 nằm trong khoảng từ 9,7 triệu USD đến 27,9 triệu USD. Trong khi, giá của SM-2 trong dòng tên lửa tiêu chuẩn chỉ là 2 triệu USD và SM-6 chỉ là 3,9 triệu USD.Các tàu khu trục USS Arleigh Burke và USS Carney được trang bị Hệ thống chiến đấu Aegis, có thể theo dõi và đánh chặn các loại tên lửa. Tàu còn được trang bị radar SPY-1D, góp phần hỗ trợ tên lửa SM-3 hoạt động hiệu quả trước các mối đe dọa từ trên không.SM-3 được phóng gần như thẳng đứng từ tàu chiến của Hải quân, nó có thể bay ra ngoài bầu khí quyển để tiêu diệt tên lửa của đối phương. Nhà phân tích tên lửa Chris Carlson tin rằng, việc Mỹ phải sử dụng SM-3 đồng nghĩa với khả năng Iran đã triển khai một số tên lửa có tầm bắn lên tới khoảng 2.896 km.Điều đáng chú ý là SM-3 không phải là "vũ khí ngoài khí quyển" duy nhất được sử dụng để đánh chặn tên lửa Iran. Israel cũng đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow 3. Theo báo cáo, Arrow-3 cũng sử dụng công nghệ diệt va chạm để đánh chặn tên lửa đang bay tới trong không gian.
Vào tuần trước, các quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ đã tiết lộ rằng, trong sáu tháng qua, lực lượng hải quân của họ đã phóng số tên lửa trị giá lên tới 1 tỷ USD để đáp trả các mối đe dọa từ Iran và các “lực lượng ủy nhiệm” của nước này. Ảnh: Naval News.
Đồng thời, có thông tin cho rằng, khi giúp Israel đánh chặn tên lửa từ Iran, Mỹ thậm chí đã sử dụng tên lửa “Standard Missile 3” (SM-3) lần đầu tiên. Tên lửa này là một phần của “Hệ thống chiến đấu Aegis” của Hải quân Mỹ. Hệ thống này có tầm hoạt động lên tới 2.500 km và độ cao phóng đạt 150 km. Ảnh: Frag Out Magazine.
Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, SM-3 có khả năng đánh chặn vũ khí bên ngoài bầu khí quyển. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một cơ quan cố vấn của Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiết lộ rằng, SM-3 là tên lửa duy nhất trong dòng “tên lửa tiêu chuẩn” phóng từ tàu chiến của Mỹ có thể hoạt động trong vũ trụ. Ảnh: Free3D.
Kể từ khi xung đột Hamas - Israel bùng nổ vào tháng 10 năm ngoái, tàu chiến và máy bay Mỹ đã bắn hạ hàng chục tên lửa và ngăn chặn các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của lực lượng vũ trang Houthi trên Biển Đỏ. Ảnh: Navy Times.
Vào ngày 16/4, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Carlos Del Toro tuyên bố tại phiên điều trần Thượng viện về ngân sách quốc phòng cho năm tài chính tiếp theo rằng, Hải quân Mỹ đã đáp trả hơn 130 cuộc tấn công trực tiếp vào các tàu chiến và tàu buôn của Mỹ. Ảnh: Arab News.
“Đạn dược đặc biệt quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi cần bổ sung số đạn dược trị giá 1 tỷ USD”. Theo báo cáo, hiện vẫn chưa rõ liệu 1 tỷ USD có bao gồm chi phí cho việc Quân đội Mỹ đánh chặn tên lửa và máy bay không người lái của Iran gần đây hay không.
Ngoài ra, trong 6 tháng qua, các cuộc tấn công nhằm vào Quân đội Mỹ diễn ra ở Trung Đông cũng tiếp tục gia tăng, nên chi phí mà Mỹ phải trả để duy trì hoạt động của mình trong khu vực ngày càng tăng cao.
Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen sẽ “dừng lại”, điều đó cũng đồng nghĩa với việc Quân đội Mỹ sẽ phải tiếp tục đầu tư thêm chi phí vào vấn đề Biển Đỏ.
Trong phiên điều trần, Carlos thừa nhận Quân đội Mỹ phóng SM-3 trong quá trình giúp Israel đánh chặn tên lửa Iran. Theo báo cáo, mặc dù SM-3 từng được triển khai trên một tàu khu trục của Mỹ vào năm 2004 và đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm phóng trong 20 năm qua, nhưng đây là lần đầu tiên SM-3 được đưa vào chiến đấu thực tế.
Các quan chức quốc phòng Mỹ xác nhận, hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường thuộc khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Quân đội Mỹ là USS Arleigh Burke (DDG-51) và USS Carney (DDG-64), đã sử dụng tên lửa SM-3 đánh chặn tên lửa của Iran phóng về phía Israel.
Tên lửa này có nhiều phiên bản khác nhau, giá của SM-3 nằm trong khoảng từ 9,7 triệu USD đến 27,9 triệu USD. Trong khi, giá của SM-2 trong dòng tên lửa tiêu chuẩn chỉ là 2 triệu USD và SM-6 chỉ là 3,9 triệu USD.
Các tàu khu trục USS Arleigh Burke và USS Carney được trang bị Hệ thống chiến đấu Aegis, có thể theo dõi và đánh chặn các loại tên lửa. Tàu còn được trang bị radar SPY-1D, góp phần hỗ trợ tên lửa SM-3 hoạt động hiệu quả trước các mối đe dọa từ trên không.
SM-3 được phóng gần như thẳng đứng từ tàu chiến của Hải quân, nó có thể bay ra ngoài bầu khí quyển để tiêu diệt tên lửa của đối phương. Nhà phân tích tên lửa Chris Carlson tin rằng, việc Mỹ phải sử dụng SM-3 đồng nghĩa với khả năng Iran đã triển khai một số tên lửa có tầm bắn lên tới khoảng 2.896 km.
Điều đáng chú ý là SM-3 không phải là "vũ khí ngoài khí quyển" duy nhất được sử dụng để đánh chặn tên lửa Iran. Israel cũng đã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow 3. Theo báo cáo, Arrow-3 cũng sử dụng công nghệ diệt va chạm để đánh chặn tên lửa đang bay tới trong không gian.