Trong bài phân tích mới đây trên tờ Business Insider cây bút phân tích quân sự Alex Lockie đã cho rằng học thuyết quân sự "đánh chìm vài tàu sân bay, giết vài vạn thuỷ thủ sẽ khiến đối phương đầu hàng" của Trung Quốc là học thuyết "ngu ngốc nhất thế kỷ". Nguồn ảnh: Pinterest.Trong bài viết này, BI nhẫn mạnh về việc trong thời gian gần đây, phía Trung Quốc luôn đe doạ Mỹ bằng cách phát triển và thử nghiệm các loại tên lửa "diệt" tàu sân bay do lợi thế không bị giới hạn bởi INF của nước này. Nguồn ảnh: CNnews.Thậm chí, Trung Quốc còn tuyên bố nước này có kế hoạch đuổi kịp sức mạnh hải quân của Mỹ bằng cách xây dựng một hạm đội tàu sân bay hạt nhân trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Flickr.Thực tế thì Trung Quốc là quốc gia có tốc độ đóng tàu sân bay nhanh nhất thế giới hiện nay khi nước này có thể hạ thuỷ một tàu sân bay mới chỉ sau 2 năm hạ lườn. Mặc dù vậy, việc Trung Quốc có thể đuổi kịp Hải quân Mỹ là điều khá khó khăn. Nguồn ảnh: Pinterest.Không xét đến các yếu tố học thuyết mang tính chiến lược hay các loại vũ khí với khả năng "một phát bắn hạ một tàu sân bay" của Trung Quốc. Về mặt chiến thuật, Trung Quốc là một quốc gia có sức mạnh quân sự mới nổi và lịch sử chiến tranh "nghèo nàn", nước này hoàn toàn không có một vị tướng hải quân nào có khả năng điều khiển một hạm đội quy mô lớn. Nguồn ảnh: BI.Chưa kể tới việc, thuỷ thủ đoàn và bản thân lãnh đạo của Trung Quốc cũng khá lạ lẫm với lối tác chiến hải quân quy mô lớn trên thế giới do quốc gia này... ít được tham gia các cuộc tập trận chung hải quân quy mô trên biển. Nguồn ảnh: Pinterest.So với Mỹ - một quốc gia có sức mạnh hải quân lớn nhất thế giới và kinh nghiệm tác chiến dày dặn hàng trăm năm, Hải quân Trung Quốc rõ ràng sẽ chịu lép vế hơn rất nhiều. Bản thân phía Trung Quốc cũng khẳng định nhân tố con người sẽ đóng một vai trò quyết định trong chiến tranh vậy nên sẽ rất khó Trung Quốc có thể vượt mặt được Mỹ trong khía cạnh "nhân tố con người này". Nguồn ảnh: Drive.Cuối cùng đó là Mỹ có đồng minh còn Trung Quốc thì gần như không, thực tế Trung Quốc chưa từng có một đồng minh "vào sinh ra tử" nào như Mỹ. Điều này khiến cho Bắc Kinh khó có thể bành trướng sức mạnh ra biển Thái Bình Dương rộng lớn vì ít nhất, nước này không hề có căn cứ hậu cần hải quân nước ngoài ở Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Zets.Giới chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, Trung Quốc tốt hơn hết nên tăng cường quyền lực mềm của mình ở nước ngoài trước, sau đó mới gây áp lực quân sự cho các cường quốc phương Tây thay vì việc thực hiện cả hai việc đó song song, cùng lúc với nhau như hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest. Mời độc giả xem Video: Nga - Trung tập trận chung hải quân.
Trong bài phân tích mới đây trên tờ Business Insider cây bút phân tích quân sự Alex Lockie đã cho rằng học thuyết quân sự "đánh chìm vài tàu sân bay, giết vài vạn thuỷ thủ sẽ khiến đối phương đầu hàng" của Trung Quốc là học thuyết "ngu ngốc nhất thế kỷ". Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong bài viết này, BI nhẫn mạnh về việc trong thời gian gần đây, phía Trung Quốc luôn đe doạ Mỹ bằng cách phát triển và thử nghiệm các loại tên lửa "diệt" tàu sân bay do lợi thế không bị giới hạn bởi INF của nước này. Nguồn ảnh: CNnews.
Thậm chí, Trung Quốc còn tuyên bố nước này có kế hoạch đuổi kịp sức mạnh hải quân của Mỹ bằng cách xây dựng một hạm đội tàu sân bay hạt nhân trong tương lai gần. Nguồn ảnh: Flickr.
Thực tế thì Trung Quốc là quốc gia có tốc độ đóng tàu sân bay nhanh nhất thế giới hiện nay khi nước này có thể hạ thuỷ một tàu sân bay mới chỉ sau 2 năm hạ lườn. Mặc dù vậy, việc Trung Quốc có thể đuổi kịp Hải quân Mỹ là điều khá khó khăn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Không xét đến các yếu tố học thuyết mang tính chiến lược hay các loại vũ khí với khả năng "một phát bắn hạ một tàu sân bay" của Trung Quốc. Về mặt chiến thuật, Trung Quốc là một quốc gia có sức mạnh quân sự mới nổi và lịch sử chiến tranh "nghèo nàn", nước này hoàn toàn không có một vị tướng hải quân nào có khả năng điều khiển một hạm đội quy mô lớn. Nguồn ảnh: BI.
Chưa kể tới việc, thuỷ thủ đoàn và bản thân lãnh đạo của Trung Quốc cũng khá lạ lẫm với lối tác chiến hải quân quy mô lớn trên thế giới do quốc gia này... ít được tham gia các cuộc tập trận chung hải quân quy mô trên biển. Nguồn ảnh: Pinterest.
So với Mỹ - một quốc gia có sức mạnh hải quân lớn nhất thế giới và kinh nghiệm tác chiến dày dặn hàng trăm năm, Hải quân Trung Quốc rõ ràng sẽ chịu lép vế hơn rất nhiều. Bản thân phía Trung Quốc cũng khẳng định nhân tố con người sẽ đóng một vai trò quyết định trong chiến tranh vậy nên sẽ rất khó Trung Quốc có thể vượt mặt được Mỹ trong khía cạnh "nhân tố con người này". Nguồn ảnh: Drive.
Cuối cùng đó là Mỹ có đồng minh còn Trung Quốc thì gần như không, thực tế Trung Quốc chưa từng có một đồng minh "vào sinh ra tử" nào như Mỹ. Điều này khiến cho Bắc Kinh khó có thể bành trướng sức mạnh ra biển Thái Bình Dương rộng lớn vì ít nhất, nước này không hề có căn cứ hậu cần hải quân nước ngoài ở Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: Zets.
Giới chuyên gia phân tích quân sự cho rằng, Trung Quốc tốt hơn hết nên tăng cường quyền lực mềm của mình ở nước ngoài trước, sau đó mới gây áp lực quân sự cho các cường quốc phương Tây thay vì việc thực hiện cả hai việc đó song song, cùng lúc với nhau như hiện nay. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mời độc giả xem Video: Nga - Trung tập trận chung hải quân.