Nằm ở bán đảo Tayma, Arab Saudi, tảng đá Al Naslaa được nhiều người biết đến bởi hình dáng hoàn hảo. Tảng đá 4.000 tuổi cao khoảng 6m nằm trên hai bệ đỡ tự nhiên với điểm tiếp xúc khá nhỏ. Điều này khiến chúng trông như thể sắp đổ xuống phía dưới. Tuy nhiên, trong suốt nhiều năm qua, tảng đá này không hề "nhúc nhích".Đặc biệt, công chúng và các chuyên gia ấn tượng trước việc tảng đá Al Naslaa được cắt đôi hoàn hảo giống như vũ khí laser mà chúng ta sử dụng ngày nay.Trong suốt nhiều năm qua, giới nghiên cứu nỗ lực tìm kiếm lời giải cho bí ẩn về việc vì sao tảng đá Al Naslaa được cắt đôi hoàn hảo đến như vậy.Một số nhà nghiên cứu cho rằng, tảng đá Al Naslaa nằm bên trên đường đứt gãy. Ban đầu, đường cắt được tạo ra do mặt đất bên dưới tảng đá dịch chuyển khiến nó bị cắt làm đôi ở điểm yếu nhất ngay chính giữa tảng đá Al Naslaa.Vết nứt sinh ra từ hoạt động này sau đó trở thành một dạng "đường hầm" khiến gió cát sa mạc quét qua bề mặt. Quá trình này diễn ra trong hàng nghìn năm khiến bề mặt giữa hai phần của tảng đá bị mài mòn, trở nên bằng phẳng, trơn nhẵn như được cắt bằng vũ khí laser.Trong khi đó, một số nhà khoa học nhận định tảng đá Al Naslaa có vết cắt đôi hoàn hảo ở chính giữa là kết quả từ quá trình phong hóa theo chu kỳ kết đông - tan chảy. Sự việc này tạo ra vết nứt ở chính giữa tảng đá khi nước ở thời kỳ cổ đại thấm vào vết nứt nhỏ khi nó còn liền nhau.Phần nước này sau đó có thể đóng băng khiến vết nứt trên tảng đá Al Naslaa càng nghiêm trọng. Sau khi kết thúc thời kỳ lạnh giá, băng ở vết nứt tan chảy và để lại khe hở theo đường thẳng hoàn hảo chia đôi tảng đá.Liên quan đến phần bệ mà tảng đá Al Naslaa nằm bên trên, các nhà khoa học cho hay chúng khá phổ biến ở vùng sa mạc. Chúng còn được gọi là đá nấm vì hình dáng khá giống cây nấm.Đá nấm được hình thành từ quá trình phong hóa do gió thổi nhanh hơn ở gần mặt đất, mài mòn đá nhiều hơn tại đó, hoặc hoạt động băng hà do đá dịch chuyển để nằm cân bằng trên khối đá khác.Do là đá sa thạch nên tảng đá Al Naslaa không quá rắn chắc. Vì vậy, giới nghiên cứu nhận định Al Naslaa được cắt đôi thẳng tắp là ví dụ tuyệt vời về lực tác động của tự nhiên.Mời độc giả xem video: Đào được "tảng đá” hình thù kỳ dị, ai ngờ là “báu vật” nghìn tỷ.
Nằm ở bán đảo Tayma, Arab Saudi, tảng đá Al Naslaa được nhiều người biết đến bởi hình dáng hoàn hảo. Tảng đá 4.000 tuổi cao khoảng 6m nằm trên hai bệ đỡ tự nhiên với điểm tiếp xúc khá nhỏ. Điều này khiến chúng trông như thể sắp đổ xuống phía dưới. Tuy nhiên, trong suốt nhiều năm qua, tảng đá này không hề "nhúc nhích".
Đặc biệt, công chúng và các chuyên gia ấn tượng trước việc tảng đá Al Naslaa được cắt đôi hoàn hảo giống như vũ khí laser mà chúng ta sử dụng ngày nay.
Trong suốt nhiều năm qua, giới nghiên cứu nỗ lực tìm kiếm lời giải cho bí ẩn về việc vì sao tảng đá Al Naslaa được cắt đôi hoàn hảo đến như vậy.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, tảng đá Al Naslaa nằm bên trên đường đứt gãy. Ban đầu, đường cắt được tạo ra do mặt đất bên dưới tảng đá dịch chuyển khiến nó bị cắt làm đôi ở điểm yếu nhất ngay chính giữa tảng đá Al Naslaa.
Vết nứt sinh ra từ hoạt động này sau đó trở thành một dạng "đường hầm" khiến gió cát sa mạc quét qua bề mặt. Quá trình này diễn ra trong hàng nghìn năm khiến bề mặt giữa hai phần của tảng đá bị mài mòn, trở nên bằng phẳng, trơn nhẵn như được cắt bằng vũ khí laser.
Trong khi đó, một số nhà khoa học nhận định tảng đá Al Naslaa có vết cắt đôi hoàn hảo ở chính giữa là kết quả từ quá trình phong hóa theo chu kỳ kết đông - tan chảy. Sự việc này tạo ra vết nứt ở chính giữa tảng đá khi nước ở thời kỳ cổ đại thấm vào vết nứt nhỏ khi nó còn liền nhau.
Phần nước này sau đó có thể đóng băng khiến vết nứt trên tảng đá Al Naslaa càng nghiêm trọng. Sau khi kết thúc thời kỳ lạnh giá, băng ở vết nứt tan chảy và để lại khe hở theo đường thẳng hoàn hảo chia đôi tảng đá.
Liên quan đến phần bệ mà tảng đá Al Naslaa nằm bên trên, các nhà khoa học cho hay chúng khá phổ biến ở vùng sa mạc. Chúng còn được gọi là đá nấm vì hình dáng khá giống cây nấm.
Đá nấm được hình thành từ quá trình phong hóa do gió thổi nhanh hơn ở gần mặt đất, mài mòn đá nhiều hơn tại đó, hoặc hoạt động băng hà do đá dịch chuyển để nằm cân bằng trên khối đá khác.
Do là đá sa thạch nên tảng đá Al Naslaa không quá rắn chắc. Vì vậy, giới nghiên cứu nhận định Al Naslaa được cắt đôi thẳng tắp là ví dụ tuyệt vời về lực tác động của tự nhiên.
Mời độc giả xem video: Đào được "tảng đá” hình thù kỳ dị, ai ngờ là “báu vật” nghìn tỷ.