Theo tờ Forbes, trước mong muốn né tránh tên lửa chống hạm Trung Quốc, Hải quân Mỹ dường như đã từ bỏ một giải pháp sáng tạo, để mở rộng tầm hoạt động của các máy bay chiến đấu chủ lực của họ; khi các nỗ lực của Boeing, trong việc lắp đặt các thùng nhiên liệu hợp quy, cho tiêm kích hạm F/A-18E/F Block III Super Hornet mới nhất, đã thất bại.Thất bại này càng làm nổi bật một vấn đề hóc búa, mà quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương phải đối mặt, đó là tầm hoạt động của các máy bay chiến đấu Mỹ, không đủ để tiếp cận sâu vào phần lãnh thổ Trung Quốc.Chương trình phát triển và bổ sung máy bay tiếp dầu mới của Không quân Mỹ, có thể giúp những máy bay chiến đấu của họ có tầm hoạt động xa hơn; nhưng đồng nghĩa với chi phí và rủi ro cũng có thể cao hơn. Có lẽ chỉ bằng cách thiết kế một máy bay chiến đấu hoàn toàn mới, thì vấn đề này mới có thể được giải quyết hoàn toàn.Đầu năm nay, đã có những dấu hiệu cho thấy, các thùng nhiên liệu hợp quy gắn trên các tiêm kích hạm hoạt động không hoạt động bình thường. Chắc chắn Hải quân Mỹ sẽ không trang bị nó trên số tiêm kích hạm chủ lực Super Hornet của họ.Mặc dù nhà sản xuất Boeing nói rằng, số F/A-18E/F Block II hiện tại, có khả năng sử dụng các thùng nhiên liệu hợp quy. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ và Boeing đã xác nhận trong các tuyên bố gần đây rằng, số Super Hornet sẽ không được trang bị thùng nhiên liệu hợp quy và Hải quân Mỹ đã đình chỉ kế hoạch này.Cách đây 30 năm, Hải quân Mỹ đã sử dụng các máy bay tầm xa trên tàu sân bay của họ. Ví dụ, máy bay cường kích A-6 có thể mang bom hạng nặng, tiến công các mục tiêu cách xa đến 1.600 km, mà không cần tiếp nhiên liệu trên không.Một tiêm kích hạm như A-6 hoạt động trên tàu sân bay, với bán kính chiến đấu hơn 1.600 km, có thể thực hiện các cuộc tấn công ngoài tầm hoạt động, của hầu hết các hệ thống phòng thủ trên bộ của đối phương, nhưng vẫn cung cấp hỏa lực hiệu quả, mà không sợ bị bắn hạ.Tuy nhiên sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991, đã làm suy yếu sự đầu tư của Hải quân Mỹ vào không quân tầm xa. A-6 đã ngừng hoạt động vào giữa những năm 1990 và không có mẫu máy bay nào khác được sử dụng để thay thế nó.Ngược lại, Hải quân Mỹ đã sử dụng một số lượng lớn máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet làm tiêm kích hạm chủ lực của tàu sân bay, do F/A-18 Hornet không chỉ có thể tiến hành không chiến, mà còn có thể tiến công các mục tiêu mặt đất. Mặc dù chúng rất linh hoạt, nhưng vấn đề là tầm bay của F/A-18 Hornet không đủ.Phiên bản F/A-18E/F Super Hornet hiện tại, có bán kính chiến đấu chỉ 960 km khi mang vũ khí hạng nặng, mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Điều này có nghĩa là để thực hiện một cuộc không kích, hàng không mẫu hạm Mỹ phải ở gần bờ biển của đối phương hơn.Nếu chiến đấu ở khu vực Tây Thái Bình Dương, điều này rất nguy hiểm; do đối thủ Trung Quốc đã triển khai một số lượng lớn tên lửa đạn đạo chống hạm, có tầm bắn xa hơn 960 km.Do đó, Hải quân Mỹ một lần nữa khẩn cấp cần một máy bay chiến đấu có khả năng hoạt động tầm xa. Một vài năm trước, Boeing đã đề xuất một giải pháp tình thế, khi Công ty khuyến nghị lắp đặt các thùng nhiên liệu cải tiến, trên phiên bản Super Hornet Block III mới nhất.Chiếc đầu tiên, trong số 78 chiếc Block III mà Hải quân Mỹ đặt hàng cũng đã được chuyển giao. Tuy nhiên, không rõ Hải quân có tiếp tục mua thêm phiên bản Block III hay không, khi mà lãnh đạo hải quân Mỹ cho biết, họ không muốn có thêm Super Hornet; Nhưng Quốc hội Mỹ vẫn quyết tâm tiếp tục mua loại máy bay chiến đấu này.Theo thông tin của Boeing, thùng nhiên liệu hợp quy của F/A-18E/F Block III, có sức chứa tổng cộng 1,5 tấn nhiên liệu, giúp tăng thêm tầm bay khoảng 190 km cho máy bay. Mặc dù tầm này vẫn còn ngắn hơn nhiều so với tầm bay của A-6 trước kia, nhưng vẫn tốt hơn là không có gì.Khi kiểm tra các thùng nhiên liệu hợp quy vào năm ngoái, Hải quân Mỹ đã phát hiện ra các vấn đề liên quan đến chi phí, lịch trình và hiệu suất. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, đây có thể là vấn đề về khả năng tương thích với tàu sân bay, sau khi máy bay chiến đấu được trang bị các thùng nhiên liệu hợp quy.Hiện tại, Hải quân Mỹ chỉ có thể sử dụng số tiêm kích hạm với bán kính chiến đấu 900 km, cho đến khi có thể đưa vào biên chế một máy bay chiến đấu mới, nhưng điều này khó có thể xảy ra trước giữa những năm 2030.Đối với các hoạt động tác chiến trên 900 km, Hải quân Mỹ có thể sử dụng các máy bay tiếp dầu của Không quân để bổ sung. Một phương án khác là cho máy bay trên tàu sân bay, hạ cánh xuống một số đảo nhỏ trên đường thực hiện nhiệm vụ tấn công, tiếp nhiên liệu và bổ sung vũ khí; sau đó tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đang phát triển một kế hoạch mới mang tên: “Căn cứ Tiến công Viễn chinh”. Kế hoạch này dự kiến lực lượng TQLC sẽ chiếm các đảo trong chuỗi đảo đầu tiên trên khắp Tây Thái Bình Dương và thiết lập các tiền đồn tại đây.Những tiền đồn này có thể biến thành các căn cứ có thể được tiếp nhiên liệu, vũ khí. TQLC Mỹ có kế hoạch sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình F-35C của họ, để thực hiện các nhiệm vụ tấn công tầm xa lên đến 4.000 km bằng cách kết hợp tiếp nhiên liệu trên không và tiếp nhiên liệu trên đảo.Hải quân Mỹ cũng có thể sử dụng phương pháp tương tự, để triển khai các máy bay chiến đấu Super Hornet, để tiếp cận sâu vào lãnh thổ Trung Quốc. Như vậy sẽ khắc phục được tầm hoạt động ngắn của số tiêm kích hạm hiện nay của Hải quân.Tuy nhiên, nếu đối thủ tập trung tiêu diệt số máy bay tiếp dầu và các căn cứ tiếp tế tiền đồn của Mỹ, điều này có thể cắt đứt sự hỗ trợ tiếp nhiên liệu mà số tiêm kích hạm Mỹ yêu cầu. Khi đó, Hải quân Mỹ sẽ không còn lựa chọn nào khác, để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ, buộc họ phải đưa tàu sân bay trong tầm bắn tên lửa của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest. Hạm đội tàu sân bay Mỹ là "miếng mồi ngon" trước các tên lửa chống hạm siêu hiện đại mà Hải quân Trung Quốc đang sử dụng.
Theo tờ Forbes, trước mong muốn né tránh tên lửa chống hạm Trung Quốc, Hải quân Mỹ dường như đã từ bỏ một giải pháp sáng tạo, để mở rộng tầm hoạt động của các máy bay chiến đấu chủ lực của họ; khi các nỗ lực của Boeing, trong việc lắp đặt các thùng nhiên liệu hợp quy, cho tiêm kích hạm F/A-18E/F Block III Super Hornet mới nhất, đã thất bại.
Thất bại này càng làm nổi bật một vấn đề hóc búa, mà quân đội Mỹ ở Tây Thái Bình Dương phải đối mặt, đó là tầm hoạt động của các máy bay chiến đấu Mỹ, không đủ để tiếp cận sâu vào phần lãnh thổ Trung Quốc.
Chương trình phát triển và bổ sung máy bay tiếp dầu mới của Không quân Mỹ, có thể giúp những máy bay chiến đấu của họ có tầm hoạt động xa hơn; nhưng đồng nghĩa với chi phí và rủi ro cũng có thể cao hơn. Có lẽ chỉ bằng cách thiết kế một máy bay chiến đấu hoàn toàn mới, thì vấn đề này mới có thể được giải quyết hoàn toàn.
Đầu năm nay, đã có những dấu hiệu cho thấy, các thùng nhiên liệu hợp quy gắn trên các tiêm kích hạm hoạt động không hoạt động bình thường. Chắc chắn Hải quân Mỹ sẽ không trang bị nó trên số tiêm kích hạm chủ lực Super Hornet của họ.
Mặc dù nhà sản xuất Boeing nói rằng, số F/A-18E/F Block II hiện tại, có khả năng sử dụng các thùng nhiên liệu hợp quy. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ và Boeing đã xác nhận trong các tuyên bố gần đây rằng, số Super Hornet sẽ không được trang bị thùng nhiên liệu hợp quy và Hải quân Mỹ đã đình chỉ kế hoạch này.
Cách đây 30 năm, Hải quân Mỹ đã sử dụng các máy bay tầm xa trên tàu sân bay của họ. Ví dụ, máy bay cường kích A-6 có thể mang bom hạng nặng, tiến công các mục tiêu cách xa đến 1.600 km, mà không cần tiếp nhiên liệu trên không.
Một tiêm kích hạm như A-6 hoạt động trên tàu sân bay, với bán kính chiến đấu hơn 1.600 km, có thể thực hiện các cuộc tấn công ngoài tầm hoạt động, của hầu hết các hệ thống phòng thủ trên bộ của đối phương, nhưng vẫn cung cấp hỏa lực hiệu quả, mà không sợ bị bắn hạ.
Tuy nhiên sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991, đã làm suy yếu sự đầu tư của Hải quân Mỹ vào không quân tầm xa. A-6 đã ngừng hoạt động vào giữa những năm 1990 và không có mẫu máy bay nào khác được sử dụng để thay thế nó.
Ngược lại, Hải quân Mỹ đã sử dụng một số lượng lớn máy bay chiến đấu F/A-18 Hornet làm tiêm kích hạm chủ lực của tàu sân bay, do F/A-18 Hornet không chỉ có thể tiến hành không chiến, mà còn có thể tiến công các mục tiêu mặt đất. Mặc dù chúng rất linh hoạt, nhưng vấn đề là tầm bay của F/A-18 Hornet không đủ.
Phiên bản F/A-18E/F Super Hornet hiện tại, có bán kính chiến đấu chỉ 960 km khi mang vũ khí hạng nặng, mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Điều này có nghĩa là để thực hiện một cuộc không kích, hàng không mẫu hạm Mỹ phải ở gần bờ biển của đối phương hơn.
Nếu chiến đấu ở khu vực Tây Thái Bình Dương, điều này rất nguy hiểm; do đối thủ Trung Quốc đã triển khai một số lượng lớn tên lửa đạn đạo chống hạm, có tầm bắn xa hơn 960 km.
Do đó, Hải quân Mỹ một lần nữa khẩn cấp cần một máy bay chiến đấu có khả năng hoạt động tầm xa. Một vài năm trước, Boeing đã đề xuất một giải pháp tình thế, khi Công ty khuyến nghị lắp đặt các thùng nhiên liệu cải tiến, trên phiên bản Super Hornet Block III mới nhất.
Chiếc đầu tiên, trong số 78 chiếc Block III mà Hải quân Mỹ đặt hàng cũng đã được chuyển giao. Tuy nhiên, không rõ Hải quân có tiếp tục mua thêm phiên bản Block III hay không, khi mà lãnh đạo hải quân Mỹ cho biết, họ không muốn có thêm Super Hornet; Nhưng Quốc hội Mỹ vẫn quyết tâm tiếp tục mua loại máy bay chiến đấu này.
Theo thông tin của Boeing, thùng nhiên liệu hợp quy của F/A-18E/F Block III, có sức chứa tổng cộng 1,5 tấn nhiên liệu, giúp tăng thêm tầm bay khoảng 190 km cho máy bay. Mặc dù tầm này vẫn còn ngắn hơn nhiều so với tầm bay của A-6 trước kia, nhưng vẫn tốt hơn là không có gì.
Khi kiểm tra các thùng nhiên liệu hợp quy vào năm ngoái, Hải quân Mỹ đã phát hiện ra các vấn đề liên quan đến chi phí, lịch trình và hiệu suất. Một số nhà phân tích chỉ ra rằng, đây có thể là vấn đề về khả năng tương thích với tàu sân bay, sau khi máy bay chiến đấu được trang bị các thùng nhiên liệu hợp quy.
Hiện tại, Hải quân Mỹ chỉ có thể sử dụng số tiêm kích hạm với bán kính chiến đấu 900 km, cho đến khi có thể đưa vào biên chế một máy bay chiến đấu mới, nhưng điều này khó có thể xảy ra trước giữa những năm 2030.
Đối với các hoạt động tác chiến trên 900 km, Hải quân Mỹ có thể sử dụng các máy bay tiếp dầu của Không quân để bổ sung. Một phương án khác là cho máy bay trên tàu sân bay, hạ cánh xuống một số đảo nhỏ trên đường thực hiện nhiệm vụ tấn công, tiếp nhiên liệu và bổ sung vũ khí; sau đó tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.
Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đang phát triển một kế hoạch mới mang tên: “Căn cứ Tiến công Viễn chinh”. Kế hoạch này dự kiến lực lượng TQLC sẽ chiếm các đảo trong chuỗi đảo đầu tiên trên khắp Tây Thái Bình Dương và thiết lập các tiền đồn tại đây.
Những tiền đồn này có thể biến thành các căn cứ có thể được tiếp nhiên liệu, vũ khí. TQLC Mỹ có kế hoạch sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình F-35C của họ, để thực hiện các nhiệm vụ tấn công tầm xa lên đến 4.000 km bằng cách kết hợp tiếp nhiên liệu trên không và tiếp nhiên liệu trên đảo.
Hải quân Mỹ cũng có thể sử dụng phương pháp tương tự, để triển khai các máy bay chiến đấu Super Hornet, để tiếp cận sâu vào lãnh thổ Trung Quốc. Như vậy sẽ khắc phục được tầm hoạt động ngắn của số tiêm kích hạm hiện nay của Hải quân.
Tuy nhiên, nếu đối thủ tập trung tiêu diệt số máy bay tiếp dầu và các căn cứ tiếp tế tiền đồn của Mỹ, điều này có thể cắt đứt sự hỗ trợ tiếp nhiên liệu mà số tiêm kích hạm Mỹ yêu cầu. Khi đó, Hải quân Mỹ sẽ không còn lựa chọn nào khác, để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ, buộc họ phải đưa tàu sân bay trong tầm bắn tên lửa của Trung Quốc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hạm đội tàu sân bay Mỹ là "miếng mồi ngon" trước các tên lửa chống hạm siêu hiện đại mà Hải quân Trung Quốc đang sử dụng.