Trong chiến tranh Việt Nam, không chỉ riêng nước ta mà toàn bộ ba nước Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia đã phải "oằn mình" hứng chịu hàng triệu tấn bom do Mỹ thả xuống. Nguồn ảnh: Foreign.Thời gian Mỹ "chính thức" ném bom Việt Nam quy mô lớn bắt đầu được tính từ năm 1965 với sự bắt đầu của Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder) hay còn gọi là Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Chiến dịch này được Mỹ thực hiện kéo dài từ 2/3/1965 đến 1/11/1968 với sự tham gia của Sư đoàn 2 Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Think.Với mục đích ngăn chặn sự chi viện của Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa cho Miền Nam kháng chiến, Mỹ cùng đồng minh của mình đã đặt mục tiêu cho chiến dịch này bao gồm các hệ thống giao thông, cơ sở công nghiệp cùng các lực lượng phòng không ở miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Chỉ tính riêng trong chiến dịch này, Mỹ đã ném xuống nước ta khoảng 864.000 tấn bom. Với sự tham gia của những loại máy bay ném bom hạng nặng đặc biệt là B-52 với khả năng mang theo tới 31 tấn bom, Không quân Mỹ đã thực hiện 153.784 phi vụ tấn công ném bom trong chiến dịch này. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Chưa hết, phía Không quân Hải quân Mỹ với các máy bay cất cánh từ các tàu sân bay ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ cũng "bổ sung" thêm vào thành tích ném bom Việt Nam thêm 152.399 phi vụ nữa. Theo các tài liệu phía ta, trong 4 năm Mỹ thực hiện chiến dịch, đã có 14.000 bộ đội và 60.000 dân thường thiệt mạng. Nguồn ảnh: Myvietnam.Sau chiến dịch Sấm Rền, Mỹ và các nước chư hầu tham chiến ở Việt Nam còn thực hiện rất nhiều chiến dịch ném bom phá hoại nữa cho tới tận khi chịu nhận thua vào năm 1972 sau chiến dịch LineBaker II (hay còn gọi là Điện Biên Phủ trên không. Nguồn ảnh: Flickr.Tổng cộng trong khoảng thời gian tham gia chiến đấu trên chiến trường Việt Nam, Mỹ đã thả xuống ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia 7.662.000 tấn bom. Nguồn ảnh: Peter.So với trong chiến tranh thế giới thứ hai, toàn bộ lượng bom mà các bên tham chiến sử dụng ở châu Âu và trên mặt trận Thái Bình Dương chỉ khoảng 2.150.000 tấn. Như vậy, lượng bom Mỹ thả xuống Đông Dương đã lớn gấp 3 lần lượng bom mà... toàn thế giới sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai-cuộc chiến tranh đẫm máu nhất của nhân loại. Nguồn ảnh: Flickr.Những loại ném bom được coi là có "năng suất" cao nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ ném bom Việt Nam của Không quân và Không quân Hải quân Mỹ bao gồm A-1 Skyraider, A-37 Dragonfly, F-5 Freedom Fighter, A-4 Skyhawk, A-6 Intruder, A-7 Corsair II, F-111 Aardvark, B-52, B-57 Canberra, B-20 và hàng loạt các loại phi cơ chiến đấu cỡ vừa và nhỏ khác. Nguồn ảnh: Atch.Thậm chí, bom đạn thừa mứa đến mức các máy bay trực thăng của Mỹ và VNCH cũng tham gia vào việc ném bom với việc chế thêm những giá mang bom dưới bụng máy bay. Ảnh: Binh lính Mỹ đang bỏ chạy sau một pha phi pháo yểm trợ ở cự ly quá gần. Nguồn ảnh: Chonga.Tàn ác hơn nữa, số bom này không chỉ nhắm vào những tuyến đường giao thông, những công trình công nghiệp quốc phòng mà còn nhắm cả vào những làng mạc, thành phố và những khu dân cư bất kể phía dưới mặt đất có người dân hay không, đã sơ tán hay chưa. Nguồn ảnh: Blor.Một quả bom Napalm của Mỹ ném xuống giữa một khu dân cư với nhiều dẫy nhà san sát. Nguồn ảnh: Peter.Bom phốt pho trắng được Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.Bãi chiến trường với hàng nghìn lỗ bom lớn nhỏ chi chít trên Xiêng-khoảng, Lào. Nguồn ảnh: Civil.Một vệt bom B-52 dài hàng cây số hủy diệt mọi thứ trong bán kính hàng trăm mét xung quanh chúng. Nguồn ảnh: Defense.Phố Khâm Thiên trở thành đống đổ nát sau khi dính một vệt bom B-52 của Mỹ. Nguồn ảnh: Gettyimg.Bệnh viện Bạch Mai tan nát sau khi dính bom Mỹ. Người Mỹ tin rằng họ sẽ biến được Hà Nội "trở về thời đồ đá", dập tắt được sự kiên cường của Việt Nam, tuy nhiên lịch sử đã chứng minh Mỹ đã lầm. Nguồn ảnh: Life.
Trong chiến tranh Việt Nam, không chỉ riêng nước ta mà toàn bộ ba nước Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia đã phải "oằn mình" hứng chịu hàng triệu tấn bom do Mỹ thả xuống. Nguồn ảnh: Foreign.
Thời gian Mỹ "chính thức" ném bom Việt Nam quy mô lớn bắt đầu được tính từ năm 1965 với sự bắt đầu của Chiến dịch Sấm Rền (Operation Rolling Thunder) hay còn gọi là Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Chiến dịch này được Mỹ thực hiện kéo dài từ 2/3/1965 đến 1/11/1968 với sự tham gia của Sư đoàn 2 Không quân Mỹ. Nguồn ảnh: Think.
Với mục đích ngăn chặn sự chi viện của Miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa cho Miền Nam kháng chiến, Mỹ cùng đồng minh của mình đã đặt mục tiêu cho chiến dịch này bao gồm các hệ thống giao thông, cơ sở công nghiệp cùng các lực lượng phòng không ở miền Bắc Việt Nam. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Chỉ tính riêng trong chiến dịch này, Mỹ đã ném xuống nước ta khoảng 864.000 tấn bom. Với sự tham gia của những loại máy bay ném bom hạng nặng đặc biệt là B-52 với khả năng mang theo tới 31 tấn bom, Không quân Mỹ đã thực hiện 153.784 phi vụ tấn công ném bom trong chiến dịch này. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Chưa hết, phía Không quân Hải quân Mỹ với các máy bay cất cánh từ các tàu sân bay ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ cũng "bổ sung" thêm vào thành tích ném bom Việt Nam thêm 152.399 phi vụ nữa. Theo các tài liệu phía ta, trong 4 năm Mỹ thực hiện chiến dịch, đã có 14.000 bộ đội và 60.000 dân thường thiệt mạng. Nguồn ảnh: Myvietnam.
Sau chiến dịch Sấm Rền, Mỹ và các nước chư hầu tham chiến ở Việt Nam còn thực hiện rất nhiều chiến dịch ném bom phá hoại nữa cho tới tận khi chịu nhận thua vào năm 1972 sau chiến dịch LineBaker II (hay còn gọi là Điện Biên Phủ trên không. Nguồn ảnh: Flickr.
Tổng cộng trong khoảng thời gian tham gia chiến đấu trên chiến trường Việt Nam, Mỹ đã thả xuống ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia 7.662.000 tấn bom. Nguồn ảnh: Peter.
So với trong chiến tranh thế giới thứ hai, toàn bộ lượng bom mà các bên tham chiến sử dụng ở châu Âu và trên mặt trận Thái Bình Dương chỉ khoảng 2.150.000 tấn. Như vậy, lượng bom Mỹ thả xuống Đông Dương đã lớn gấp 3 lần lượng bom mà... toàn thế giới sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai-cuộc chiến tranh đẫm máu nhất của nhân loại. Nguồn ảnh: Flickr.
Những loại ném bom được coi là có "năng suất" cao nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ ném bom Việt Nam của Không quân và Không quân Hải quân Mỹ bao gồm A-1 Skyraider, A-37 Dragonfly, F-5 Freedom Fighter, A-4 Skyhawk, A-6 Intruder, A-7 Corsair II, F-111 Aardvark, B-52, B-57 Canberra, B-20 và hàng loạt các loại phi cơ chiến đấu cỡ vừa và nhỏ khác. Nguồn ảnh: Atch.
Thậm chí, bom đạn thừa mứa đến mức các máy bay trực thăng của Mỹ và VNCH cũng tham gia vào việc ném bom với việc chế thêm những giá mang bom dưới bụng máy bay. Ảnh: Binh lính Mỹ đang bỏ chạy sau một pha phi pháo yểm trợ ở cự ly quá gần. Nguồn ảnh: Chonga.
Tàn ác hơn nữa, số bom này không chỉ nhắm vào những tuyến đường giao thông, những công trình công nghiệp quốc phòng mà còn nhắm cả vào những làng mạc, thành phố và những khu dân cư bất kể phía dưới mặt đất có người dân hay không, đã sơ tán hay chưa. Nguồn ảnh: Blor.
Một quả bom Napalm của Mỹ ném xuống giữa một khu dân cư với nhiều dẫy nhà san sát. Nguồn ảnh: Peter.
Bom phốt pho trắng được Mỹ sử dụng trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bãi chiến trường với hàng nghìn lỗ bom lớn nhỏ chi chít trên Xiêng-khoảng, Lào. Nguồn ảnh: Civil.
Một vệt bom B-52 dài hàng cây số hủy diệt mọi thứ trong bán kính hàng trăm mét xung quanh chúng. Nguồn ảnh: Defense.
Phố Khâm Thiên trở thành đống đổ nát sau khi dính một vệt bom B-52 của Mỹ. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Bệnh viện Bạch Mai tan nát sau khi dính bom Mỹ. Người Mỹ tin rằng họ sẽ biến được Hà Nội "trở về thời đồ đá", dập tắt được sự kiên cường của Việt Nam, tuy nhiên lịch sử đã chứng minh Mỹ đã lầm. Nguồn ảnh: Life.