Kể từ giữa những năm 1980, khả năng Iran phát triển vũ khí hạt nhân, đã thu hút mối quan tâm đáng kể đối với phương Tây; và mối quan tâm ngày càng tăng theo thời gian, khi tiềm lực nền kinh tế và quốc phòng, cũng như tham vọng của Iran ngày càng tăng.Các cáo buộc về chương trình vũ khí hạt nhân của Iran, được coi là lý do chính cho một loạt chính sách thù địch đối với Tehran, bao gồm đe dọa chiến tranh, chuẩn bị cho các cuộc tấn công phòng ngừa tiềm tàng vào các cơ sở hạt nhân của Iran.Cùng với đó là các biện pháp trừng phạt kinh tế và áp dụng sức ép lớn, thông qua Liên hợp quốc, với hàng loạt biện pháp khắt khe, phù hợp với lợi ích của phương Tây; giống như việc Pakistan và Triều Tiên cũng đều phải chịu áp lực đáng kể của phương Tây, trong việc phát triển kho vũ khí hạt nhân trong những năm 1990.Việc soạn thảo Kế hoạch Hành động Toàn diện, hay còn gọi là Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) vào năm 2015 gồm 5 quốc gia thường trực HĐBA liên hợp quốc và Đức (còn gọi là nhóm P5+1); trong đó cam kết gỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Iran, nếu Iran chịu sự giám sát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).Tuy nhiên các biện pháp trừng phạt đơn phương của phương Tây tiếp tục, trong khi áp đặt các hạn chế đối với các hoạt động hạt nhân của nước này, đã ngăn cản sự nổi lên của Iran như một quốc gia quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân.Dưới thời chính quyền Obama, Mỹ đã công bố chiến lược “Xoay trục sang châu Á”; theo đó Mỹ sẽ tập trung nỗ lực và tái tập trung quân sự của mình vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tránh xa Trung Đông.Tuy nhiên mục tiêu ngăn cản Iran sở hữu vũ khí hạt nhân là yếu tố tiên quyết đối với chiến lược của Mỹ tại Trung Đông. Việc Mỹ đơn phương rút khỏi JCPOA dưới chính quyền Trump, rõ ràng họ đang tái tập trung trở lại vào Trung Đông và hỗ trợ an ninh của Israel, đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Trung Đông.Nhưng sự hiện diện của các lực lượng quân sự được Iran tài trợ, ngày càng tăng ở các biên giới các quốc gia đồng minh của Mỹ, và một lần nữa, đưa nguy cơ xung đột về chương trình hạt nhân của Iran lên hàng đầu.Theo một số nhà phân tích phương Tây, nếu phát triển thành công vũ khí hạt nhân, sẽ cho phép Iran thiết lập mình như một cường quốc quân sự thống trị ở Trung Đông; cũng như làm suy yếu lợi thế hạt nhân của Israel, là một chủ đề thường được phương Tây đề cập.Tuy nhiên nguồn gốc của chương trình hạt nhân Iran ít được biết đến rộng rãi. Trước cuộc cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979, khi triều đại Pahlavi thân phương Tây chưa bị lật đổ quyền lực, Iran đã được Mỹ cung cấp phần lớn những gì họ cần, để có thể phát triển vũ khí hạt nhân.Việc hỗ trợ chương trình hạt nhân của Mỹ giành cho Iran, đã đạt đỉnh điểm vào năm 1974, và trong một đánh giá việc phổ biến vũ khí hạt nhân của CIA năm đó cho biết: “không còn nghi ngờ gì” nữa, Tehran sẽ sử dụng sự hỗ trợ của Mỹ, để phát triển kho vũ khí hạt nhân vào giữa những năm 1980.Bản thân vua Iran Mohammad Reza Shah đã tuyên bố rằng, Iran sẽ sớm trở thành một cường quốc hạt nhân; và lý do tại sao khi đó, Mỹ cố ý ủng hộ việc phổ biến vũ khí hạt nhân cho quốc gia Trung Đông này, đó chính là vì lợi ích của Mỹ.Lý do lúc này, Iran là đồng minh quan trọng của Mỹ và phương Tây ở khu vực Trung Đông; nhưng quan trọng hơn, Mỹ muốn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, thay vì các biện pháp ngăn cản; mặc dù việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, được coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc tế.Với việc Israel vào thời điểm đó đã phát triển kho vũ khí hạt nhân, Mỹ và phương Tây muốn có hai “đồng minh” ruột của họ ở Trung Đông, sở hữu vũ khí hạt nhân; một lợi thế độc quyền, sẽ khiến các cường quốc khu vực liên kết với Liên Xô như Ai Cập, Syria và Iraq gặp bất lợi nghiêm trọng.Quan trọng hơn, việc Iran cũng giáp với Liên Xô, thì một quốc gia “giàu tham vọng” lại sở hữu một kho vũ khí hạt nhân như Iran, kề sát sườn Liên Xô từ phía nam, sẽ làm gia tăng thêm lợi thế của Mỹ và phương Tây đối với đối thủ Liên Xô.Việc Mỹ hỗ trợ cho chương trình hạt nhân của Iran, được thực hiện theo sáng kiến “Nguyên tử vì mục đích hòa bình”; theo đó, Mỹ cung cấp cho một số đối tác chiến lược có “giá trị”, cơ sở sản xuất năng lượng hạt nhân, giúp tranh giành ảnh hưởng, trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng với Liên Xô.Với việc Iran giáp với Liên Xô, cùng sự thân phương Tây của vua Shah, đã cung cấp cho Mỹ các cơ sở quân sự có giá trị ở biên giới Liên Xô; trong khi quân đội Iran là khách hàng hàng đầu mua các vũ khí phương Tây, và tạo sức ép chĩa thẳng vào Liên Xô.Nếu một Iran được trang bị vũ khí hạt nhân, sẽ gây ra thêm những lo ngại về an ninh cho Liên Xô, nhiều hơn so với một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân cho Mỹ như ngày nay, khi xét đến khoảng cách địa lý giữa Liên Xô và Iran là giáp nhau.Phần lớn cơ sở hạ tầng mà Mỹ cung cấp cho Tehran, có thể được sử dụng để sản xuất plutonium và uranium cấp vũ khí, hai nguyên liệu quan trọng cần thiết để chế tạo đầu đạn hạt nhân.Israel lúc này cũng được cho là quốc gia tích cực ủng hộ chương trình hạt nhân của Iran; chương trình sẽ cung cấp cho “đồng minh duy nhất” trong khu vực (lúc này Iran có mối quan hệ thân thiết với Israel), loại vũ khí răn đe, để chống lại “kẻ thù chung” trong khu vực.Sự hỗ trợ của Mỹ và phương Tây cho Iran đã bị cắt sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, và Liên Xô giữ mối quan hệ cảnh giác vớ Iran, buộc Iran phải dựa vào khả năng của mình và sự hỗ trợ của Triều Tiên, để phát triển ngành công nghiệp hạt nhân của họ.Và Iran hiện không là mối đe dọa với Nga, khi biên giới giữa Nga và Iran đã được thiết lập các vùng đệm, khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Nhưng Iran hiện là mối đe dọa chính với Mỹ và Israel cũng như một số đồng minh của Mỹ ở khu vực Trung Đông. Nguồn ảnh: Flickr. Dù bị cấm vận suốt gần nửa thế kỷ, kho tên lửa của Iran khiến mọi cường quốc phải dè chừng. Nguồn: IRNA.
Kể từ giữa những năm 1980, khả năng Iran phát triển vũ khí hạt nhân, đã thu hút mối quan tâm đáng kể đối với phương Tây; và mối quan tâm ngày càng tăng theo thời gian, khi tiềm lực nền kinh tế và quốc phòng, cũng như tham vọng của Iran ngày càng tăng.
Các cáo buộc về chương trình vũ khí hạt nhân của Iran, được coi là lý do chính cho một loạt chính sách thù địch đối với Tehran, bao gồm đe dọa chiến tranh, chuẩn bị cho các cuộc tấn công phòng ngừa tiềm tàng vào các cơ sở hạt nhân của Iran.
Cùng với đó là các biện pháp trừng phạt kinh tế và áp dụng sức ép lớn, thông qua Liên hợp quốc, với hàng loạt biện pháp khắt khe, phù hợp với lợi ích của phương Tây; giống như việc Pakistan và Triều Tiên cũng đều phải chịu áp lực đáng kể của phương Tây, trong việc phát triển kho vũ khí hạt nhân trong những năm 1990.
Việc soạn thảo Kế hoạch Hành động Toàn diện, hay còn gọi là Thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA) vào năm 2015 gồm 5 quốc gia thường trực HĐBA liên hợp quốc và Đức (còn gọi là nhóm P5+1); trong đó cam kết gỡ bỏ các lệnh trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Iran, nếu Iran chịu sự giám sát của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Tuy nhiên các biện pháp trừng phạt đơn phương của phương Tây tiếp tục, trong khi áp đặt các hạn chế đối với các hoạt động hạt nhân của nước này, đã ngăn cản sự nổi lên của Iran như một quốc gia quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân.
Dưới thời chính quyền Obama, Mỹ đã công bố chiến lược “Xoay trục sang châu Á”; theo đó Mỹ sẽ tập trung nỗ lực và tái tập trung quân sự của mình vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương và tránh xa Trung Đông.
Tuy nhiên mục tiêu ngăn cản Iran sở hữu vũ khí hạt nhân là yếu tố tiên quyết đối với chiến lược của Mỹ tại Trung Đông. Việc Mỹ đơn phương rút khỏi JCPOA dưới chính quyền Trump, rõ ràng họ đang tái tập trung trở lại vào Trung Đông và hỗ trợ an ninh của Israel, đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Trung Đông.
Nhưng sự hiện diện của các lực lượng quân sự được Iran tài trợ, ngày càng tăng ở các biên giới các quốc gia đồng minh của Mỹ, và một lần nữa, đưa nguy cơ xung đột về chương trình hạt nhân của Iran lên hàng đầu.
Theo một số nhà phân tích phương Tây, nếu phát triển thành công vũ khí hạt nhân, sẽ cho phép Iran thiết lập mình như một cường quốc quân sự thống trị ở Trung Đông; cũng như làm suy yếu lợi thế hạt nhân của Israel, là một chủ đề thường được phương Tây đề cập.
Tuy nhiên nguồn gốc của chương trình hạt nhân Iran ít được biết đến rộng rãi. Trước cuộc cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979, khi triều đại Pahlavi thân phương Tây chưa bị lật đổ quyền lực, Iran đã được Mỹ cung cấp phần lớn những gì họ cần, để có thể phát triển vũ khí hạt nhân.
Việc hỗ trợ chương trình hạt nhân của Mỹ giành cho Iran, đã đạt đỉnh điểm vào năm 1974, và trong một đánh giá việc phổ biến vũ khí hạt nhân của CIA năm đó cho biết: “không còn nghi ngờ gì” nữa, Tehran sẽ sử dụng sự hỗ trợ của Mỹ, để phát triển kho vũ khí hạt nhân vào giữa những năm 1980.
Bản thân vua Iran Mohammad Reza Shah đã tuyên bố rằng, Iran sẽ sớm trở thành một cường quốc hạt nhân; và lý do tại sao khi đó, Mỹ cố ý ủng hộ việc phổ biến vũ khí hạt nhân cho quốc gia Trung Đông này, đó chính là vì lợi ích của Mỹ.
Lý do lúc này, Iran là đồng minh quan trọng của Mỹ và phương Tây ở khu vực Trung Đông; nhưng quan trọng hơn, Mỹ muốn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, thay vì các biện pháp ngăn cản; mặc dù việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân, được coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc tế.
Với việc Israel vào thời điểm đó đã phát triển kho vũ khí hạt nhân, Mỹ và phương Tây muốn có hai “đồng minh” ruột của họ ở Trung Đông, sở hữu vũ khí hạt nhân; một lợi thế độc quyền, sẽ khiến các cường quốc khu vực liên kết với Liên Xô như Ai Cập, Syria và Iraq gặp bất lợi nghiêm trọng.
Quan trọng hơn, việc Iran cũng giáp với Liên Xô, thì một quốc gia “giàu tham vọng” lại sở hữu một kho vũ khí hạt nhân như Iran, kề sát sườn Liên Xô từ phía nam, sẽ làm gia tăng thêm lợi thế của Mỹ và phương Tây đối với đối thủ Liên Xô.
Việc Mỹ hỗ trợ cho chương trình hạt nhân của Iran, được thực hiện theo sáng kiến “Nguyên tử vì mục đích hòa bình”; theo đó, Mỹ cung cấp cho một số đối tác chiến lược có “giá trị”, cơ sở sản xuất năng lượng hạt nhân, giúp tranh giành ảnh hưởng, trong bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng với Liên Xô.
Với việc Iran giáp với Liên Xô, cùng sự thân phương Tây của vua Shah, đã cung cấp cho Mỹ các cơ sở quân sự có giá trị ở biên giới Liên Xô; trong khi quân đội Iran là khách hàng hàng đầu mua các vũ khí phương Tây, và tạo sức ép chĩa thẳng vào Liên Xô.
Nếu một Iran được trang bị vũ khí hạt nhân, sẽ gây ra thêm những lo ngại về an ninh cho Liên Xô, nhiều hơn so với một Triều Tiên có vũ khí hạt nhân cho Mỹ như ngày nay, khi xét đến khoảng cách địa lý giữa Liên Xô và Iran là giáp nhau.
Phần lớn cơ sở hạ tầng mà Mỹ cung cấp cho Tehran, có thể được sử dụng để sản xuất plutonium và uranium cấp vũ khí, hai nguyên liệu quan trọng cần thiết để chế tạo đầu đạn hạt nhân.
Israel lúc này cũng được cho là quốc gia tích cực ủng hộ chương trình hạt nhân của Iran; chương trình sẽ cung cấp cho “đồng minh duy nhất” trong khu vực (lúc này Iran có mối quan hệ thân thiết với Israel), loại vũ khí răn đe, để chống lại “kẻ thù chung” trong khu vực.
Sự hỗ trợ của Mỹ và phương Tây cho Iran đã bị cắt sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, và Liên Xô giữ mối quan hệ cảnh giác vớ Iran, buộc Iran phải dựa vào khả năng của mình và sự hỗ trợ của Triều Tiên, để phát triển ngành công nghiệp hạt nhân của họ.
Và Iran hiện không là mối đe dọa với Nga, khi biên giới giữa Nga và Iran đã được thiết lập các vùng đệm, khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Nhưng Iran hiện là mối đe dọa chính với Mỹ và Israel cũng như một số đồng minh của Mỹ ở khu vực Trung Đông. Nguồn ảnh: Flickr.
Dù bị cấm vận suốt gần nửa thế kỷ, kho tên lửa của Iran khiến mọi cường quốc phải dè chừng. Nguồn: IRNA.