Ai Cập cuối cùng đã ký hợp đồng với Pháp để mua tiếp 30 máy bay chiến đấu Rafale, chứ không phải là Su-35 của Nga. Đối với Pháp, đây là thương vụ Rafale thứ hai trong năm nay, sau khi Hy Lạp ký thỏa thuận trị giá 3,04 tỷ USD vào ngày 25/1, để mua 12 máy bay Rafale cũ và 6 chiếc mới.Đây là thương vụ mua chiến đấu cơ Rafale thứ hai mà Ai Cập ký với Pháp trong vòng 5 năm trở lại đây. Sau khi ký thỏa thuận vào ngày 4/5, Bộ Quốc phòng Ai Cập tuyên bố rằng, việc mua Rafale sẽ được tài trợ, thông qua một khoản vay do Chính phủ Pháp bảo lãnh, và được hoàn trả trong 10 năm tới.Trong khi Bộ Quốc phòng Ai Cập không tiết lộ chi phí của hợp đồng, nhưng theo trang web điều tra Disclose cho biết, thương vụ này trị giá 3,75 tỷ euro (4,52 tỷ USD). Đây cũng là một đòn giáng mạnh vào Nga, quốc gia đang cố gắng bán thêm Su-35 cho Không quân Ai Cập.Những thỏa thuận bán vũ khí của Ai Cập, đã vấp phải sự chỉ trích từ các nhóm hoạt động nhân quyền, khi cáo buộc chính phủ Ai Cập vi phạm. Việc này nghiêm trọng đến mức, Mỹ phải đình chỉ việc bán vũ khí cho Ai Cập trong hai năm, gây thiệt hại ước tính hơn 1,3 tỷ USD mỗi năm.Tuy nhiên, vào tháng 12/2020, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, chính phủ của ông sẽ không coi nhân quyền là vấn đề chính, trong giao dịch vũ khí với Cairo. Mặc dù quyết định bán vũ khí của Tổng thống Pháp, đã vấp phải sự chỉ trích, của các nhóm hoạt động nhân quyền trong nước.Khi quan hệ Mỹ-Ai Cập bị đóng băng, sau cuộc đảo chính quân sự năm 2013, Nga đã giành thế chủ động trong việc bán vũ khí cho Ai Cập và cả hai chính phủ đã đồng ý về một thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD, cung cấp cho Ai Cập 46 trực thăng tấn công Ka-52 và 46 máy bay chiến đấu MiG-29M vào năm 2014.Pháp cũng tranh thủ quan hệ Mỹ - Ai Cập "đóng băng", để nhảy vào bán vũ khí cho Ai Cập; ngày 16/2/2015, Ai Cập đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của loại tiêm kích Rafale, khi đặt mua 24 máy bay, như một phần của thỏa thuận lớn hơn, bao gồm cả tàu khu trục và tên lửa đa năng FREMM, trị giá 5,9 tỷ USD.Và đáng chú ý nhất, chính phủ Ai Cập cũng đã ký một thỏa thuận với Nga trị giá 2 tỷ USD, mua hơn hai chục chiếc máy bay chiến đấu Su-35. Những hợp đồng khủng mua máy bay chiến đấu của Nga và Pháp, đưa Không quân Ai Cập trở lại thời "hoàng kim" của thập niên 1970.Giờ đây, sự giúp đỡ của Mỹ như là một giấc mơ xa vời với người Ai Cập; Không quân Ai Cập đã được trang bị máy bay MiG-29, Su-35, Rafales và trực thăng Ka-52. Và các lệnh trừng phạt của Mỹ, dường như không hiệu quả trong việc kiểm soát Cairo về chi tiêu quân sự.Tham vọng của Không quân Ai Cập không dừng lại ở đó, họ tiếp tục yêu cầu thêm máy bay chiến đấu mới, liệu họ sẽ mua thêm Su-35 hay Rafales? Với tư cách là lực lượng không quân sử dụng cả Su-35 và Rafales, giới quan sát quân sự phán đoán, khả năng cao là Ai Cập sẽ tiếp tục lựa chọn mua thêm Su-35 của Nga.Tuy nhiên, trước khi đặt bút ký hợp đồng, cần lưu ý rằng, Cairo đã nhiều lần bị Washington "đe dọa" bằng Đạo luật trừng phạt CAATSA, nếu họ “dám” mua thêm Su-35. Vào năm 2019, Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là Mike Pompeo đã cảnh báo: “… nếu những máy bay đó được mua, quy chế CAATSA sẽ yêu cầu các biện pháp trừng phạt đối với chế độ”.Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ, thông qua trừng phạt (CAATSA), áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia có quan hệ với Nga, Iran và Triều Tiên; những nước mà Washington coi là các quốc gia thù địch.Tuy nhiên, chiến đấu cơ Rafales với kho vũ khí tiên tiến, bao gồm các tên lửa không đối không hiện đại như Meteor, và thậm chí cả các tên lửa hành trình phóng từ trên không như Storm Shadow và AASM Hammer, có thể cung cấp cho Không quân Ai Cập hỏa lực tiến công cả trên không lẫn mặt đất rất mạnh.Trong khi kho vũ khí của Su-35 cũng bao gồm khả năng phóng tên lửa hành trình P-800 và Kh-59; tuy nhiên các máy bay chiến đấu Su-35 của Nga, chủ yếu được sử dụng trong các vai trò chiếm ưu thế trên không.Cả hai loại máy bay chiến đấu trên đều đã được thử nghiệm chiến đấu trên bầu trời của nhiều chiến trường Trung Đông và châu Phi; nhưng Rafales đã vượt trội hơn trong các cuộc tấn công chính xác mục tiêu mặt đất.Không quân Ai Cập, không giống như các quốc gia Ả Rập khác; hiện Ai Cập đang sử dụng nhiều loại máy bay chiến đấu của cả Mỹ, Nga, Pháp bao gồm Su-35SE, Rafale D/E, MiG-29M/M2, Mirage 2000EM, F-16A/B/C/D; ngoài ra còn có cả chiến đấu cơ J-7 (bản sao MiG-21) của Trung Quốc và máy bay tấn công mặt đất hạng nhẹ Alpha Jet của Pháp.Sự kết hợp giữa máy bay phương Tây và Nga này cũng thấy trong đội trực thăng của Ai Cập; đây có lẽ là quốc gia duy nhất sử dụng cả Ka-52 Alligator của Nga và AH-64 Apaches của Mỹ trong biên chế. Ngoài ra Ai Cập cũng sử dụng trực thăng vận tải Mi-17, Mi-24 của Nga, UH-60M Black Hawks và CH-47 Chinook của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest. Rafale là tiêm kích thế hệ 4++ đắt đỏ bậc nhất thế giới, tuy nhiên vì nhiều lý do vẫn bán rất chạy trên thị trường. Nguồn: ArmiesPower.
Ai Cập cuối cùng đã ký hợp đồng với Pháp để mua tiếp 30 máy bay chiến đấu Rafale, chứ không phải là Su-35 của Nga. Đối với Pháp, đây là thương vụ Rafale thứ hai trong năm nay, sau khi Hy Lạp ký thỏa thuận trị giá 3,04 tỷ USD vào ngày 25/1, để mua 12 máy bay Rafale cũ và 6 chiếc mới.
Đây là thương vụ mua chiến đấu cơ Rafale thứ hai mà Ai Cập ký với Pháp trong vòng 5 năm trở lại đây. Sau khi ký thỏa thuận vào ngày 4/5, Bộ Quốc phòng Ai Cập tuyên bố rằng, việc mua Rafale sẽ được tài trợ, thông qua một khoản vay do Chính phủ Pháp bảo lãnh, và được hoàn trả trong 10 năm tới.
Trong khi Bộ Quốc phòng Ai Cập không tiết lộ chi phí của hợp đồng, nhưng theo trang web điều tra Disclose cho biết, thương vụ này trị giá 3,75 tỷ euro (4,52 tỷ USD). Đây cũng là một đòn giáng mạnh vào Nga, quốc gia đang cố gắng bán thêm Su-35 cho Không quân Ai Cập.
Những thỏa thuận bán vũ khí của Ai Cập, đã vấp phải sự chỉ trích từ các nhóm hoạt động nhân quyền, khi cáo buộc chính phủ Ai Cập vi phạm. Việc này nghiêm trọng đến mức, Mỹ phải đình chỉ việc bán vũ khí cho Ai Cập trong hai năm, gây thiệt hại ước tính hơn 1,3 tỷ USD mỗi năm.
Tuy nhiên, vào tháng 12/2020, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, chính phủ của ông sẽ không coi nhân quyền là vấn đề chính, trong giao dịch vũ khí với Cairo. Mặc dù quyết định bán vũ khí của Tổng thống Pháp, đã vấp phải sự chỉ trích, của các nhóm hoạt động nhân quyền trong nước.
Khi quan hệ Mỹ-Ai Cập bị đóng băng, sau cuộc đảo chính quân sự năm 2013, Nga đã giành thế chủ động trong việc bán vũ khí cho Ai Cập và cả hai chính phủ đã đồng ý về một thỏa thuận trị giá 3,5 tỷ USD, cung cấp cho Ai Cập 46 trực thăng tấn công Ka-52 và 46 máy bay chiến đấu MiG-29M vào năm 2014.
Pháp cũng tranh thủ quan hệ Mỹ - Ai Cập "đóng băng", để nhảy vào bán vũ khí cho Ai Cập; ngày 16/2/2015, Ai Cập đã trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của loại tiêm kích Rafale, khi đặt mua 24 máy bay, như một phần của thỏa thuận lớn hơn, bao gồm cả tàu khu trục và tên lửa đa năng FREMM, trị giá 5,9 tỷ USD.
Và đáng chú ý nhất, chính phủ Ai Cập cũng đã ký một thỏa thuận với Nga trị giá 2 tỷ USD, mua hơn hai chục chiếc máy bay chiến đấu Su-35. Những hợp đồng khủng mua máy bay chiến đấu của Nga và Pháp, đưa Không quân Ai Cập trở lại thời "hoàng kim" của thập niên 1970.
Giờ đây, sự giúp đỡ của Mỹ như là một giấc mơ xa vời với người Ai Cập; Không quân Ai Cập đã được trang bị máy bay MiG-29, Su-35, Rafales và trực thăng Ka-52. Và các lệnh trừng phạt của Mỹ, dường như không hiệu quả trong việc kiểm soát Cairo về chi tiêu quân sự.
Tham vọng của Không quân Ai Cập không dừng lại ở đó, họ tiếp tục yêu cầu thêm máy bay chiến đấu mới, liệu họ sẽ mua thêm Su-35 hay Rafales? Với tư cách là lực lượng không quân sử dụng cả Su-35 và Rafales, giới quan sát quân sự phán đoán, khả năng cao là Ai Cập sẽ tiếp tục lựa chọn mua thêm Su-35 của Nga.
Tuy nhiên, trước khi đặt bút ký hợp đồng, cần lưu ý rằng, Cairo đã nhiều lần bị Washington "đe dọa" bằng Đạo luật trừng phạt CAATSA, nếu họ “dám” mua thêm Su-35. Vào năm 2019, Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là Mike Pompeo đã cảnh báo: “… nếu những máy bay đó được mua, quy chế CAATSA sẽ yêu cầu các biện pháp trừng phạt đối với chế độ”.
Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ, thông qua trừng phạt (CAATSA), áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia có quan hệ với Nga, Iran và Triều Tiên; những nước mà Washington coi là các quốc gia thù địch.
Tuy nhiên, chiến đấu cơ Rafales với kho vũ khí tiên tiến, bao gồm các tên lửa không đối không hiện đại như Meteor, và thậm chí cả các tên lửa hành trình phóng từ trên không như Storm Shadow và AASM Hammer, có thể cung cấp cho Không quân Ai Cập hỏa lực tiến công cả trên không lẫn mặt đất rất mạnh.
Trong khi kho vũ khí của Su-35 cũng bao gồm khả năng phóng tên lửa hành trình P-800 và Kh-59; tuy nhiên các máy bay chiến đấu Su-35 của Nga, chủ yếu được sử dụng trong các vai trò chiếm ưu thế trên không.
Cả hai loại máy bay chiến đấu trên đều đã được thử nghiệm chiến đấu trên bầu trời của nhiều chiến trường Trung Đông và châu Phi; nhưng Rafales đã vượt trội hơn trong các cuộc tấn công chính xác mục tiêu mặt đất.
Không quân Ai Cập, không giống như các quốc gia Ả Rập khác; hiện Ai Cập đang sử dụng nhiều loại máy bay chiến đấu của cả Mỹ, Nga, Pháp bao gồm Su-35SE, Rafale D/E, MiG-29M/M2, Mirage 2000EM, F-16A/B/C/D; ngoài ra còn có cả chiến đấu cơ J-7 (bản sao MiG-21) của Trung Quốc và máy bay tấn công mặt đất hạng nhẹ Alpha Jet của Pháp.
Sự kết hợp giữa máy bay phương Tây và Nga này cũng thấy trong đội trực thăng của Ai Cập; đây có lẽ là quốc gia duy nhất sử dụng cả Ka-52 Alligator của Nga và AH-64 Apaches của Mỹ trong biên chế. Ngoài ra Ai Cập cũng sử dụng trực thăng vận tải Mi-17, Mi-24 của Nga, UH-60M Black Hawks và CH-47 Chinook của Mỹ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Rafale là tiêm kích thế hệ 4++ đắt đỏ bậc nhất thế giới, tuy nhiên vì nhiều lý do vẫn bán rất chạy trên thị trường. Nguồn: ArmiesPower.