Hỗ trợ tình báo là chìa khóa chính để giành chiến thắng trong một cuộc chiến được thông tin hóa. Trong chiến tranh hiện đại, tình báo không gian địa lý là nền tảng vững chắc cho công tác chuẩn bị chiến đấu và là yếu tố then chốt trong việc xây dựng một chiến trường số hóa. Ảnh: Cơ chế dẫn đường từ vệ tinh với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc lựa chọn, phân tích và công bố thông tin không gian địa lý. Hiện nay Mỹ đã xây dựng hệ thống vệ tinh do thám có độ phân giải cao, phạm vi phủ sóng toàn cầu, có thể trinh sát 24/24 giờ và trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh: Trạm Không quân Cape Canaveral thuộc Bộ Chỉ huy Không gian Mỹ. Nguồn: REUTERSNgoài hệ thống vệ tinh trinh sát khổng lồ, Mỹ cũng đã trang bị một số lượng lớn máy bay trinh sát quân sự không người lái như Global Hawk; dựa vào các nguồn lực này, Mỹ đã tiến hành giám sát liên tục thông tin địa lý quân sự toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Ảnh: UAV trinh sát tầm cao Global Hawk - Nguồn: Wikipedia.Do vậy Quân đội Mỹ có cơ sở dữ liệu tình báo không gian địa lý quân sự mạnh nhất trên thế giới, bao phủ hầu hết mọi nơi trên thế giới và đóng một vai trò không thể thay thế, trong một số cuộc chiến tranh cục bộ do Mỹ phát động gần đây. Ảnh: Hình ảnh vệ tinh quân sự độ phân giải cao của Mỹ, chụp tàu sân bay số 3 của Trung Quốc đang thi công - Nguồn: SinaNgược lại, khả năng thu thập thông tin không gian và địa lý của Ấn Độ rất hạn chế; Ấn Độ mới chỉ bắt đầu bước chân vào trong lĩnh vực vệ tinh quân sự. 2/3 trong tổng số 13 vệ tinh quân sự của Ấn Độ là vệ tinh lưỡng dụng, không thể đạt tới mức độ phân giải cao của vệ tinh quân sự. Ảnh: GSAT 7 - vệ tinh quân sự chuyên dụng đầu tiên của Ấn Độ được phóng năm 2013 - Nguồn: ISROMức độ hiện đại của vệ tinh quân sự của Ấn Độ cũng tương đối thấp, vệ tinh EMISAT mới phóng chỉ tương đương mức độ của vệ tinh viễn thám thương mại tiên tiến. Đồng thời, trọng lượng của vệ tinh nhỏ, không thể mang thêm thiết bị trinh sát phụ trợ, hoặc nhiều nhiên liệu hơn. Ảnh: Vệ tinh quân sự EMISAT của Ấn Độ được phóng vào không gian ngày 1/4/2019 - Nguồn: ISROViệc điều chỉnh quỹ đạo cũng như thời gian hoạt động trên quỹ đạo của vệ tinh của Ấn Độ là tương đối hạn chế, chưa đạt mức tiên tiến của thế giới. Do đó việc Ấn Độ chia sẻ không gian và tình báo địa lý của Mỹ sẽ giúp ích rất nhiều cho các hoạt động quân sự trong tương lai của Ấn Độ. Ảnh: Tính năng vệ tinh trinh sát quân sự EMISAT của Ấn Độ được phóng ngày 1/4/2019 - Nguồn: ISROĐược hưởng lợi trước hết sẽ là lực lượng tên lửa của quân đội Ấn Độ, trong đó có loại tên lửa hành trình và đạn đạo; nhờ dẫn đường vệ tinh chính xác, tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu với sai số đến mét. Ảnh: Tên lửa đẩy Polar đưa vệ tinh EMISAT rời bệ phóng - Nguồn: SputnikTên lửa hành trình BrahMos và Nirbhay mà quân đội Ấn Độ trang bị, nếu được cung cấp dữ liệu tình báo địa lý không gian do Mỹ chia sẻ, độ chính xác của chúng sẽ tăng lên rất nhiều. Ảnh: Độ chính xác tên lửa hành trình Nirbhay của Ấn Độ sẽ được nâng cao đáng kể, nếu có dữ liệu tình báo địa lý không gian do Mỹ cung cấp - Nguồn: The HinduNgoài ra tên lửa đạn đạo tiên tiến hiện đại cũng sử dụng radar, việc dẫn hướng đối sánh địa hình cũng cần yêu cầu dữ liệu thông tin địa lý không gian chính xác. Điều này cũng sẽ cải thiện đáng kể độ chính xác của các tên lửa đạn đạo tương lai của Ấn Độ và gây áp lực lên hệ thống phòng thủ của Trung Quốc. Ảnh: Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 Ấn Độ tại cuộc diễu binh ngày Cộng hòa ở New Delhi năm 2013 - Nguồn: GettyKhông chỉ để cải thiện độ chính xác của tên lửa, việc Mỹ chia sẻ thông tin tình báo địa lý không gian thì lục quân, hải quân và không quân của Ấn Độ có thể có được một số cơ hội tình báo, trong các hoạt động quân sự tương lai. Ảnh: Trụ sở Cơ quan Tình báo Không gian Địa lý Quốc gia Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Vào tháng 2/2019, để xác định tình hình trong các trại khủng bố, đóng trên lãnh thổ của Pakistan tại khu vực Kashmir, Quân đội Ấn Độ đã sử dụng hình ảnh được cung cấp bởi vệ tinh do thám quân sự trong nước, để tiến hành các cuộc không kích; nhưng các loại vũ khí dẫn đường bị lệch mục tiêu đến 200 mét. Lý do là tọa độ do vệ tinh Ấn Độ cung cấp không chuẩn xác. Ảnh: Sơ đồ mô tả hệ thống vệ tinh định vị của Ấn Độ - Nguồn: The HinduTrong cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn, các vệ tinh quân sự của Ấn Độ cũng đã theo dõi việc triển khai của quân đội Trung Quốc, nhưng do độ chính xác của chúng thấp nên dữ liệu phân tích tình báo kém chính xác. Do vậy nếu dữ liệu từ các vệ tinh của Mỹ mà Ấn Độ có được trong tương lai, tình hình này có thể được đảo ngược. Ảnh: Hình ảnh vệ tinh quân sự của Ấn Độ chụp vị trí đóng quân của Quân đội Trung Quốc tại biên giới Trung -Ấn ngày 22/5 vừa qua - Nguồn: MaxarTrên thực tế, việc Ấn Độ ký BECA với Mỹ lần này cũng được coi là thủ tục tiền đề để Ấn Độ mua UAV MQ-9B từ Mỹ. Nói cách khác, MQ-9B sẽ không phát huy hết tính năng kỹ chiến thuật của nó, nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ trong việc chia sẻ thông tin không gian và địa lý. Ảnh: Thỏa thuận BECA là tiền đề quan trọng để Ấn Độ mua máy bay không người lái vũ trang như MQ-9B từ Mỹ - Nguồn: PTIMặt khác, bản thân MQ-9B có khả năng trinh sát rất tốt, Ấn Độ sẽ thu được một lượng lớn thông tin có giá trị trong quá trình sử dụng lâu dài, và nó cũng sẽ là một kênh bổ sung quan trọng cho cơ sở dữ liệu thông tin địa lý không gian của Mỹ, đặc biệt là thông tin về khu vực biên giới Trung-Ấn; đây là điều Mỹ cũng mong muốn. Ảnh: UAV MQ-9B của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.Việc chia sẻ thông tin tình báo giữa Mỹ với Ấn Độ là hợp tác hai bên cùng có lợi, không chỉ giúp Ấn Độ đối phó hiệu quả Trung Quốc, mà còn là một kênh quan trọng để Mỹ có được thông tin tình báo quân sự về Trung Quốc trong tương lai. Đây là điều Trung Quốc luôn lo sợ, hơn cả việc Mỹ bán tên lửa hay máy bay chiến đấu hiện đại cho Ấn Độ. Ảnh: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện Howdy Modi ở Houston năm 2019 - Nguồn: The Hindu Video Tình báo Mỹ gọi Trung Quốc là mối đe dọa trong lĩnh vực công nghệ - Nguồn: VTV24
Hỗ trợ tình báo là chìa khóa chính để giành chiến thắng trong một cuộc chiến được thông tin hóa. Trong chiến tranh hiện đại, tình báo không gian địa lý là nền tảng vững chắc cho công tác chuẩn bị chiến đấu và là yếu tố then chốt trong việc xây dựng một chiến trường số hóa. Ảnh: Cơ chế dẫn đường từ vệ tinh với tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc lựa chọn, phân tích và công bố thông tin không gian địa lý. Hiện nay Mỹ đã xây dựng hệ thống vệ tinh do thám có độ phân giải cao, phạm vi phủ sóng toàn cầu, có thể trinh sát 24/24 giờ và trong mọi điều kiện thời tiết. Ảnh: Trạm Không quân Cape Canaveral thuộc Bộ Chỉ huy Không gian Mỹ. Nguồn: REUTERS
Ngoài hệ thống vệ tinh trinh sát khổng lồ, Mỹ cũng đã trang bị một số lượng lớn máy bay trinh sát quân sự không người lái như Global Hawk; dựa vào các nguồn lực này, Mỹ đã tiến hành giám sát liên tục thông tin địa lý quân sự toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Ảnh: UAV trinh sát tầm cao Global Hawk - Nguồn: Wikipedia.
Do vậy Quân đội Mỹ có cơ sở dữ liệu tình báo không gian địa lý quân sự mạnh nhất trên thế giới, bao phủ hầu hết mọi nơi trên thế giới và đóng một vai trò không thể thay thế, trong một số cuộc chiến tranh cục bộ do Mỹ phát động gần đây. Ảnh: Hình ảnh vệ tinh quân sự độ phân giải cao của Mỹ, chụp tàu sân bay số 3 của Trung Quốc đang thi công - Nguồn: Sina
Ngược lại, khả năng thu thập thông tin không gian và địa lý của Ấn Độ rất hạn chế; Ấn Độ mới chỉ bắt đầu bước chân vào trong lĩnh vực vệ tinh quân sự. 2/3 trong tổng số 13 vệ tinh quân sự của Ấn Độ là vệ tinh lưỡng dụng, không thể đạt tới mức độ phân giải cao của vệ tinh quân sự. Ảnh: GSAT 7 - vệ tinh quân sự chuyên dụng đầu tiên của Ấn Độ được phóng năm 2013 - Nguồn: ISRO
Mức độ hiện đại của vệ tinh quân sự của Ấn Độ cũng tương đối thấp, vệ tinh EMISAT mới phóng chỉ tương đương mức độ của vệ tinh viễn thám thương mại tiên tiến. Đồng thời, trọng lượng của vệ tinh nhỏ, không thể mang thêm thiết bị trinh sát phụ trợ, hoặc nhiều nhiên liệu hơn. Ảnh: Vệ tinh quân sự EMISAT của Ấn Độ được phóng vào không gian ngày 1/4/2019 - Nguồn: ISRO
Việc điều chỉnh quỹ đạo cũng như thời gian hoạt động trên quỹ đạo của vệ tinh của Ấn Độ là tương đối hạn chế, chưa đạt mức tiên tiến của thế giới. Do đó việc Ấn Độ chia sẻ không gian và tình báo địa lý của Mỹ sẽ giúp ích rất nhiều cho các hoạt động quân sự trong tương lai của Ấn Độ. Ảnh: Tính năng vệ tinh trinh sát quân sự EMISAT của Ấn Độ được phóng ngày 1/4/2019 - Nguồn: ISRO
Được hưởng lợi trước hết sẽ là lực lượng tên lửa của quân đội Ấn Độ, trong đó có loại tên lửa hành trình và đạn đạo; nhờ dẫn đường vệ tinh chính xác, tên lửa có thể đánh trúng mục tiêu với sai số đến mét. Ảnh: Tên lửa đẩy Polar đưa vệ tinh EMISAT rời bệ phóng - Nguồn: Sputnik
Tên lửa hành trình BrahMos và Nirbhay mà quân đội Ấn Độ trang bị, nếu được cung cấp dữ liệu tình báo địa lý không gian do Mỹ chia sẻ, độ chính xác của chúng sẽ tăng lên rất nhiều. Ảnh: Độ chính xác tên lửa hành trình Nirbhay của Ấn Độ sẽ được nâng cao đáng kể, nếu có dữ liệu tình báo địa lý không gian do Mỹ cung cấp - Nguồn: The Hindu
Ngoài ra tên lửa đạn đạo tiên tiến hiện đại cũng sử dụng radar, việc dẫn hướng đối sánh địa hình cũng cần yêu cầu dữ liệu thông tin địa lý không gian chính xác. Điều này cũng sẽ cải thiện đáng kể độ chính xác của các tên lửa đạn đạo tương lai của Ấn Độ và gây áp lực lên hệ thống phòng thủ của Trung Quốc. Ảnh: Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 Ấn Độ tại cuộc diễu binh ngày Cộng hòa ở New Delhi năm 2013 - Nguồn: Getty
Không chỉ để cải thiện độ chính xác của tên lửa, việc Mỹ chia sẻ thông tin tình báo địa lý không gian thì lục quân, hải quân và không quân của Ấn Độ có thể có được một số cơ hội tình báo, trong các hoạt động quân sự tương lai. Ảnh: Trụ sở Cơ quan Tình báo Không gian Địa lý Quốc gia Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Vào tháng 2/2019, để xác định tình hình trong các trại khủng bố, đóng trên lãnh thổ của Pakistan tại khu vực Kashmir, Quân đội Ấn Độ đã sử dụng hình ảnh được cung cấp bởi vệ tinh do thám quân sự trong nước, để tiến hành các cuộc không kích; nhưng các loại vũ khí dẫn đường bị lệch mục tiêu đến 200 mét. Lý do là tọa độ do vệ tinh Ấn Độ cung cấp không chuẩn xác. Ảnh: Sơ đồ mô tả hệ thống vệ tinh định vị của Ấn Độ - Nguồn: The Hindu
Trong cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn, các vệ tinh quân sự của Ấn Độ cũng đã theo dõi việc triển khai của quân đội Trung Quốc, nhưng do độ chính xác của chúng thấp nên dữ liệu phân tích tình báo kém chính xác. Do vậy nếu dữ liệu từ các vệ tinh của Mỹ mà Ấn Độ có được trong tương lai, tình hình này có thể được đảo ngược. Ảnh: Hình ảnh vệ tinh quân sự của Ấn Độ chụp vị trí đóng quân của Quân đội Trung Quốc tại biên giới Trung -Ấn ngày 22/5 vừa qua - Nguồn: Maxar
Trên thực tế, việc Ấn Độ ký BECA với Mỹ lần này cũng được coi là thủ tục tiền đề để Ấn Độ mua UAV MQ-9B từ Mỹ. Nói cách khác, MQ-9B sẽ không phát huy hết tính năng kỹ chiến thuật của nó, nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ trong việc chia sẻ thông tin không gian và địa lý. Ảnh: Thỏa thuận BECA là tiền đề quan trọng để Ấn Độ mua máy bay không người lái vũ trang như MQ-9B từ Mỹ - Nguồn: PTI
Mặt khác, bản thân MQ-9B có khả năng trinh sát rất tốt, Ấn Độ sẽ thu được một lượng lớn thông tin có giá trị trong quá trình sử dụng lâu dài, và nó cũng sẽ là một kênh bổ sung quan trọng cho cơ sở dữ liệu thông tin địa lý không gian của Mỹ, đặc biệt là thông tin về khu vực biên giới Trung-Ấn; đây là điều Mỹ cũng mong muốn. Ảnh: UAV MQ-9B của Mỹ - Nguồn: Wikipedia.
Việc chia sẻ thông tin tình báo giữa Mỹ với Ấn Độ là hợp tác hai bên cùng có lợi, không chỉ giúp Ấn Độ đối phó hiệu quả Trung Quốc, mà còn là một kênh quan trọng để Mỹ có được thông tin tình báo quân sự về Trung Quốc trong tương lai. Đây là điều Trung Quốc luôn lo sợ, hơn cả việc Mỹ bán tên lửa hay máy bay chiến đấu hiện đại cho Ấn Độ. Ảnh: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) với Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện Howdy Modi ở Houston năm 2019 - Nguồn: The Hindu
Video Tình báo Mỹ gọi Trung Quốc là mối đe dọa trong lĩnh vực công nghệ - Nguồn: VTV24