Theo Air Recognition, Lực lượng Mỹ đồn trú tại Đức vừa được tiếp nhận 62 tổ hợp thiết bị dẫn đường vệ tinh thế hệ mới được định danh là MAPS trang bị trên xe bọc thép Stryker. Hệ thống này được cấu tạo bởi nhiều thiết bị khác nhau với chức năng xác định vị trí, dẫn đường và đồng bộ hóa dữ liệu trên kênh liên lạc bảo mật.Thế mạnh của MAPS khả năng thiết lập và duy trì nhiều kênh dẫn đường vệ tinh cùng lúc để tránh khả năng bị gây nhiễu hoặc phá sóng. MAPS được phát triển dựa trên những kinh nghiệm trên chiến trường lực lượng Mỹ gặp phải đối phương có khả năng tác chiến điện tử mạnh.Đây chính là cơn ác mộng với Mỹ trong thời gian vừa qua khi hoạt động tại Trung Đông và châu Âu. Bởi đối phương có thể dùng hệ thống tác chiến điện tử (EW) mạnh tấn công áp chế gây nhiễu hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS Mỹ. Tình huống này có thể khiến vũ khí Mỹ bị vô hiệu hoặc tấn công thiếu chính xác.Trước khi MAPS chính thức đươc trang bị, các phương tiện chiến đấu Mỹ được trang bị hệ thống định vị và dẫn đường vệ tinh băng tần kép DAGR. Hệ thống này dù cung cấp thông số định vị rất chính xác trong điều kiện thông thường, nhưng không được thiết kế để đối phó với tình huống bị gây nhiễu và phá sóng. Nhưng MAPS đã khắc phục hoàn toàn các điểm yếu của DAGR."Tổ hợp MAPS có khả năng hoạt động cả trong điều kiện mất tín hiệu định vị vệ tinh tạm thời. Trong tình huống này, thiết bị sẽ tự chuyển sang chế độ dẫn đường quán tính thông căn cứ vào tham số vị trí cuối cùng của phương tiện và so sánh vị trí của nó trên bản đồ số hóa lưu trong bộ nhớ. Cùng với đó, MAPS sẽ duy trì kênh liên lạc bảo mật với các phương tiện hoạt động gần đó để xác thực vị trí", Đại tá Nicholas Kiutas, lãnh đạo chương trình phát triển MAPS nói.Vị sĩ quan này cho biết thêm, hiện nay, MAPS đã bắt đầu được trang bị cho các phương tiện chiến đấu Stryker thuộc Trung đoàn Kỵ binh số 2 của Lục quân Mỹ. Sau đó, khí tài đặc biệt này sẽ được trang bị trên diện rộng cho tất cả các đơn vị của quân đội Mỹ.Cùng với trang bị MAPS, quân đội Mỹ cũng đã đưa những sửa đổi vào việc sản xuất vũ khí giảm sự lệ thuộc vào tín hiệu vệ tinh. Cụ thể, Hải quân Mỹ đang nghiên cứu đầu dò radar chủ động để có thể trang bị cho tên lửa hành trình Tomahawk nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào hệ thống dẫn đường vệ tinh.Hải quân Mỹ đã đạt những bước tiến mới trong việc phát triển đầu dò radar chủ động (ARH) cho Tomahawk. Đầu dò ARH sẽ bổ sung những chế độ dẫn đường sẵn có, như cảm biến hồng ngoại, thông tin vô tuyến và định vị toàn cầu.Mục tiêu của Mỹ là trang bị khả năng khóa mục tiêu nhiều lần cho Tomahawk, giúp nó tiêu diệt các mục tiêu khác nhau tùy thuộc vào tình huống cụ thể, kể cả khi hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu và liên lạc bị đối phương phá hủy. Trong tình huống đó, Tomahawk sẽ không dựa vào hệ thống dẫn đường vệ tinh mà dùng ARH để xác định mục tiêu. Với những thay đổi mới, giới quân sự Mỹ tin rằng, họ có thể duy trì tốt khả năng tấn công chính bất chấp nỗ lực tấn công áp chế từ hệ thống EW của đối phương.
Theo Air Recognition, Lực lượng Mỹ đồn trú tại Đức vừa được tiếp nhận 62 tổ hợp thiết bị dẫn đường vệ tinh thế hệ mới được định danh là MAPS trang bị trên xe bọc thép Stryker. Hệ thống này được cấu tạo bởi nhiều thiết bị khác nhau với chức năng xác định vị trí, dẫn đường và đồng bộ hóa dữ liệu trên kênh liên lạc bảo mật.
Thế mạnh của MAPS khả năng thiết lập và duy trì nhiều kênh dẫn đường vệ tinh cùng lúc để tránh khả năng bị gây nhiễu hoặc phá sóng. MAPS được phát triển dựa trên những kinh nghiệm trên chiến trường lực lượng Mỹ gặp phải đối phương có khả năng tác chiến điện tử mạnh.
Đây chính là cơn ác mộng với Mỹ trong thời gian vừa qua khi hoạt động tại Trung Đông và châu Âu. Bởi đối phương có thể dùng hệ thống tác chiến điện tử (EW) mạnh tấn công áp chế gây nhiễu hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS Mỹ. Tình huống này có thể khiến vũ khí Mỹ bị vô hiệu hoặc tấn công thiếu chính xác.
Trước khi MAPS chính thức đươc trang bị, các phương tiện chiến đấu Mỹ được trang bị hệ thống định vị và dẫn đường vệ tinh băng tần kép DAGR. Hệ thống này dù cung cấp thông số định vị rất chính xác trong điều kiện thông thường, nhưng không được thiết kế để đối phó với tình huống bị gây nhiễu và phá sóng. Nhưng MAPS đã khắc phục hoàn toàn các điểm yếu của DAGR.
"Tổ hợp MAPS có khả năng hoạt động cả trong điều kiện mất tín hiệu định vị vệ tinh tạm thời. Trong tình huống này, thiết bị sẽ tự chuyển sang chế độ dẫn đường quán tính thông căn cứ vào tham số vị trí cuối cùng của phương tiện và so sánh vị trí của nó trên bản đồ số hóa lưu trong bộ nhớ. Cùng với đó, MAPS sẽ duy trì kênh liên lạc bảo mật với các phương tiện hoạt động gần đó để xác thực vị trí", Đại tá Nicholas Kiutas, lãnh đạo chương trình phát triển MAPS nói.
Vị sĩ quan này cho biết thêm, hiện nay, MAPS đã bắt đầu được trang bị cho các phương tiện chiến đấu Stryker thuộc Trung đoàn Kỵ binh số 2 của Lục quân Mỹ. Sau đó, khí tài đặc biệt này sẽ được trang bị trên diện rộng cho tất cả các đơn vị của quân đội Mỹ.
Cùng với trang bị MAPS, quân đội Mỹ cũng đã đưa những sửa đổi vào việc sản xuất vũ khí giảm sự lệ thuộc vào tín hiệu vệ tinh. Cụ thể, Hải quân Mỹ đang nghiên cứu đầu dò radar chủ động để có thể trang bị cho tên lửa hành trình Tomahawk nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào hệ thống dẫn đường vệ tinh.
Hải quân Mỹ đã đạt những bước tiến mới trong việc phát triển đầu dò radar chủ động (ARH) cho Tomahawk. Đầu dò ARH sẽ bổ sung những chế độ dẫn đường sẵn có, như cảm biến hồng ngoại, thông tin vô tuyến và định vị toàn cầu.
Mục tiêu của Mỹ là trang bị khả năng khóa mục tiêu nhiều lần cho Tomahawk, giúp nó tiêu diệt các mục tiêu khác nhau tùy thuộc vào tình huống cụ thể, kể cả khi hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu và liên lạc bị đối phương phá hủy. Trong tình huống đó, Tomahawk sẽ không dựa vào hệ thống dẫn đường vệ tinh mà dùng ARH để xác định mục tiêu. Với những thay đổi mới, giới quân sự Mỹ tin rằng, họ có thể duy trì tốt khả năng tấn công chính bất chấp nỗ lực tấn công áp chế từ hệ thống EW của đối phương.