Gần đây, Mỹ lần đầu tiên triển khai hệ thống " radar phân biệt tầm xa" mới ở bang Alaska. Một quan chức cấp cao của cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ tuyên bố rằng, loại radar mới này "sẽ cung cấp cho lực lượng Phòng thủ tên lửa Mỹ những khả năng vô song". Thông tin về việc ra mắt hệ thống tên lửa này, đã được tiết lộ trong một cuộc họp ngắn về ngân sách từ cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ. Cơ quan này thông báo đã giành một khoản ngân sách 79 triệu USD từ năm tài chính 2015, để phát triển chương trình.Mặc dù chức năng của radar nhận dạng tầm xa của Mỹ vừa công bố, vẫn nằm trong vòng bảo mật chặt chẽ; tuy nhiên cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ đã công bố một danh sách ngắn các thiết kế chính trong bản kiến nghị.Những thiết kế chính bao gồm: thay đổi dải tần để thực hiện đánh giá theo dõi, nhận dạng và tấn công chính xác; chuyển đổi giữa trường nhìn hạn chế và trường nhìn đầy đủ cho độ nhạy một khẩu độ radar nhất định; bảo vệ điện tử như giảm thiểu gây nhiễu và giảm tối đa việc tiêu thụ năng lượng.Báo cáo cũng cho biết, cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ đã tổ chức một buổi lễ tại căn cứ Không quân Clear ở bang Alaska, nơi triển khai radar LRDR, để công bố việc triển khai ban đầu hệ thống radar này. Hệ thống radar LRDR mới này, đã được tích hợp vào hệ thống chỉ huy và kiểm soát, quản lý chiến đấu và thông tin liên lạc của “Hệ thống chống tên lửa tầm trung trên mặt đất (GMD)” của Mỹ vào năm 2022; chuẩn bị cho việc chấp nhận hoạt động chính thức của Lực lượng Không quân Mỹ vào năm 2023.Sau khi "hoạt động đầy đủ, radar LRDR sẽ cung cấp khả năng vô song để tìm kiếm và theo dõi bền vững và liên tục nhiều mục tiêu nhỏ, bao gồm tất cả các loại tên lửa đạn đạo, ở phạm vi rất xa"; thông báo của cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ cho biết.Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ MDA cũng cho biết thêm trong một tuyên bố: "Khả năng nhận dạng của radar LRDR sẽ cho phép nó xác định các mục tiêu nguy hiểm, chẳng hạn như đầu đạn tên lửa của đối phương và phân biệt chúng với các mục tiêu mồi nhử có tính chất đánh lừa". LRDR là radar mảng pha chủ động dải S, và hiện là radar mảng pha chủ động (EASA) lớn nhất thế giới, số lượng các phần tử thu phát (T/R) cũng sẽ đạt tới con số 100.000, nhiều hơn rất nhiều so với radar mặt đất, hay radar trên tàu hải quân. Radar LRDR không chỉ có đặc điểm phát hiện mục tiêu ở cự ly xa, mà còn có khả năng nhận dạng mục tiêu mạnh; dù đó là tên lửa đạn đạo hay các vật thể bay bình thường để cho người chỉ huy hướng xử lý chính xác. Ngoài ra, radar nhận dạng tầm xa LRDR cũng sẽ được sử dụng để nhận thức tình huống trong không gian, quan sát và lập danh mục các mục tiêu trên quỹ đạo, đồng thời cải thiện khả năng tác chiến trong không gian của quân đội Mỹ.Nói tóm lại, radar nhận dạng tầm xa LRDR có khả năng hoạt động ở chế độ "góc rộng" để phát hiện mục tiêu và chế độ "góc hẹp" để xác định và bám bắt mục tiêu nghi vấn rất tốt và mạnh mẽ, nó được triển khai tại Căn cứ Không quân Clear ở Alaska. Trên lý thuyết, bất kỳ tên lửa xuyên lục địa nào bay từ Á-Âu đến Mỹ đều không thể thoát khỏi sự giám sát của nó. Với cường độ mạnh, khả năng nhận diện mục tiêu cao, nên radar LRDR có thể cải thiện đáng kể năng lực đánh chặn tên lửa tầm trung trên mặt đất (GMD) của Mỹ. Nhìn chung, loại radar cảnh báo sớm này sẽ làm suy yếu đáng kể năng lực răn đe chiến lược của các tên lửa liên lục địa của Trung Quốc Nga cũng như Triều Tiên.
Gần đây, Mỹ lần đầu tiên triển khai hệ thống " radar phân biệt tầm xa" mới ở bang Alaska. Một quan chức cấp cao của cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ tuyên bố rằng, loại radar mới này "sẽ cung cấp cho lực lượng Phòng thủ tên lửa Mỹ những khả năng vô song".
Thông tin về việc ra mắt hệ thống tên lửa này, đã được tiết lộ trong một cuộc họp ngắn về ngân sách từ cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ. Cơ quan này thông báo đã giành một khoản ngân sách 79 triệu USD từ năm tài chính 2015, để phát triển chương trình.
Mặc dù chức năng của radar nhận dạng tầm xa của Mỹ vừa công bố, vẫn nằm trong vòng bảo mật chặt chẽ; tuy nhiên cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ đã công bố một danh sách ngắn các thiết kế chính trong bản kiến nghị.
Những thiết kế chính bao gồm: thay đổi dải tần để thực hiện đánh giá theo dõi, nhận dạng và tấn công chính xác; chuyển đổi giữa trường nhìn hạn chế và trường nhìn đầy đủ cho độ nhạy một khẩu độ radar nhất định; bảo vệ điện tử như giảm thiểu gây nhiễu và giảm tối đa việc tiêu thụ năng lượng.
Báo cáo cũng cho biết, cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ đã tổ chức một buổi lễ tại căn cứ Không quân Clear ở bang Alaska, nơi triển khai radar LRDR, để công bố việc triển khai ban đầu hệ thống radar này.
Hệ thống radar LRDR mới này, đã được tích hợp vào hệ thống chỉ huy và kiểm soát, quản lý chiến đấu và thông tin liên lạc của “Hệ thống chống tên lửa tầm trung trên mặt đất (GMD)” của Mỹ vào năm 2022; chuẩn bị cho việc chấp nhận hoạt động chính thức của Lực lượng Không quân Mỹ vào năm 2023.
Sau khi "hoạt động đầy đủ, radar LRDR sẽ cung cấp khả năng vô song để tìm kiếm và theo dõi bền vững và liên tục nhiều mục tiêu nhỏ, bao gồm tất cả các loại tên lửa đạn đạo, ở phạm vi rất xa"; thông báo của cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ cho biết.
Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ MDA cũng cho biết thêm trong một tuyên bố: "Khả năng nhận dạng của radar LRDR sẽ cho phép nó xác định các mục tiêu nguy hiểm, chẳng hạn như đầu đạn tên lửa của đối phương và phân biệt chúng với các mục tiêu mồi nhử có tính chất đánh lừa".
LRDR là radar mảng pha chủ động dải S, và hiện là radar mảng pha chủ động (EASA) lớn nhất thế giới, số lượng các phần tử thu phát (T/R) cũng sẽ đạt tới con số 100.000, nhiều hơn rất nhiều so với radar mặt đất, hay radar trên tàu hải quân.
Radar LRDR không chỉ có đặc điểm phát hiện mục tiêu ở cự ly xa, mà còn có khả năng nhận dạng mục tiêu mạnh; dù đó là tên lửa đạn đạo hay các vật thể bay bình thường để cho người chỉ huy hướng xử lý chính xác.
Ngoài ra, radar nhận dạng tầm xa LRDR cũng sẽ được sử dụng để nhận thức tình huống trong không gian, quan sát và lập danh mục các mục tiêu trên quỹ đạo, đồng thời cải thiện khả năng tác chiến trong không gian của quân đội Mỹ.
Nói tóm lại, radar nhận dạng tầm xa LRDR có khả năng hoạt động ở chế độ "góc rộng" để phát hiện mục tiêu và chế độ "góc hẹp" để xác định và bám bắt mục tiêu nghi vấn rất tốt và mạnh mẽ, nó được triển khai tại Căn cứ Không quân Clear ở Alaska. Trên lý thuyết, bất kỳ tên lửa xuyên lục địa nào bay từ Á-Âu đến Mỹ đều không thể thoát khỏi sự giám sát của nó.
Với cường độ mạnh, khả năng nhận diện mục tiêu cao, nên radar LRDR có thể cải thiện đáng kể năng lực đánh chặn tên lửa tầm trung trên mặt đất (GMD) của Mỹ. Nhìn chung, loại radar cảnh báo sớm này sẽ làm suy yếu đáng kể năng lực răn đe chiến lược của các tên lửa liên lục địa của Trung Quốc Nga cũng như Triều Tiên.