Hôm 8/4 vừa qua, tàu sân bay USS Gerald R. Ford mới nhất của Mỹ đã được đưa ra chạy thử nghiệm trên biển lần đầu tiên. USS Gerald R. Ford (CVN-78) là tàu sân bay đầu tiên của Mỹ thuộc lớp Gerald R. Ford, đây được coi là lớp tàu sân bay hiện đại và có hiệu năng hoạt động tốt hơn so với các tàu sân bay lớp Nimitz hiện nay của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.Tàu USS Gerald R. Ford được đóng bởi Xưởng đóng tàu Northrop Grumman có trụ sở tại Newport News, bang Virginia. Tàu được đặt theo tên tổng thống Gerald R. Ford, ông là tổng thống thứ 38 của Mỹ và cũng từng là một thủy thủ Hải quân. Nguồn ảnh: QQ.Tính đến năm 2013, giá trị thi công của con tàu này đã lên tới 12,8 tỷ USD, cộng thêm với 4,7 tỷ USD chi phí nghiên cứu đã gây ra khó khăn rất lớn về mặt tài chính cho cả bên thi công là Northrop Grumman và bên đặt hàng là Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.Chính bởi lí do đó, dù năm 2012 phía Hải quân Mỹ đã báo cáo "trong tổng số 500 hạng mục trên tàu thì đã có 446 hạng mục được hoàn thiện" và đến năm 2013 con tàu đã được hạ thủy, nhưng phải mãi đến tận 8/4/2017 vừa qua con tàu này mới được chính thức chạy thử trên biển sau khi khắc phục được hết các trở ngại về kỹ thuật do nguồn tài chính bị gián đoạn. Nguồn ảnh: QQ.Tàu sân bay USS Gerald R. Ford có trọng tải giãn nước khoảng 100.000 tấn, độ dài tàu đạt 337 mét, lườn rộng 78 mét, độ cao 76 mét. Tàu sử dụng 2 lò phản ứng hạt nhân A1B về lý thuyết sẽ cung cấp năng lượng cho tàu hoạt động trong tầm xa không giới hạn và 20 năm sẽ được tái nạp nhiên liệu một lần. Nguồn ảnh: QQ.Hệ thống truyền động của tàu bao gồm 4 chân vịt, tốc độ tối đa con tàu này có thể di chuyển được vào khoảng 30 hải lý một giờ tương đương với khoảng 56 km/h. Nguồn ảnh: QQ.Tàu sân bay USS Gerald R. Ford có biên chế đầy đủ bao gồm 4600 người bao gồm cả các thủy thủ, phi công, nhân viên không lưu mặt đất và các sỹ quan chỉ huy. Tàu có thể chứa tối đa tới 75 chiếc máy bay phản lực. Nguồn ảnh: QQ.So với các tàu sân bay lớp Nimitz hiện nay của Hải quân Mỹ thì USS Gerald R. Ford có số lượng thủy thủ ít hơn khoảng 10% và lượng máy bay mang theo được gần như tương đương. Nguồn ảnh: QQ.Hệ thống phóng giúp máy bay cất cánh trên đường băng ngắn cũng được cải tiến, thay vì sử dụng hệ thống phóng thủy lực như các hàng không mẫu hạm lớp Nimitz hiện tại thì chiếc tàu sân bay USS Gerald R. Ford sẽ sử dụng hệ thống phóng cơ điện tử. Điều này giúp hệ thống hoạt động trơn tru hơn, ít phải bảo dưỡng và đỡ tốn nước hơn so với các hệ thống phóng bằng thủy lực. Nguồn ảnh: QQ.Quá trình chạy thử nghiệm lần này của chiếc USS Gerald R. Ford dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng một vài ngày, các kỹ sư của Northrop Grumman và Hải quân Mỹ sẽ cùng giám sát và theo dõi quá trình chạy thử. Lần chạy thử lần này chiếc tàu sân bay USS Gerald R. Ford không mang theo các máy bay phản lực. Nguồn ảnh: Navyrecon.
Hôm 8/4 vừa qua, tàu sân bay USS Gerald R. Ford mới nhất của Mỹ đã được đưa ra chạy thử nghiệm trên biển lần đầu tiên. USS Gerald R. Ford (CVN-78) là tàu sân bay đầu tiên của Mỹ thuộc lớp Gerald R. Ford, đây được coi là lớp tàu sân bay hiện đại và có hiệu năng hoạt động tốt hơn so với các tàu sân bay lớp Nimitz hiện nay của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Tàu USS Gerald R. Ford được đóng bởi Xưởng đóng tàu Northrop Grumman có trụ sở tại Newport News, bang Virginia. Tàu được đặt theo tên tổng thống Gerald R. Ford, ông là tổng thống thứ 38 của Mỹ và cũng từng là một thủy thủ Hải quân. Nguồn ảnh: QQ.
Tính đến năm 2013, giá trị thi công của con tàu này đã lên tới 12,8 tỷ USD, cộng thêm với 4,7 tỷ USD chi phí nghiên cứu đã gây ra khó khăn rất lớn về mặt tài chính cho cả bên thi công là Northrop Grumman và bên đặt hàng là Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Chính bởi lí do đó, dù năm 2012 phía Hải quân Mỹ đã báo cáo "trong tổng số 500 hạng mục trên tàu thì đã có 446 hạng mục được hoàn thiện" và đến năm 2013 con tàu đã được hạ thủy, nhưng phải mãi đến tận 8/4/2017 vừa qua con tàu này mới được chính thức chạy thử trên biển sau khi khắc phục được hết các trở ngại về kỹ thuật do nguồn tài chính bị gián đoạn. Nguồn ảnh: QQ.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford có trọng tải giãn nước khoảng 100.000 tấn, độ dài tàu đạt 337 mét, lườn rộng 78 mét, độ cao 76 mét. Tàu sử dụng 2 lò phản ứng hạt nhân A1B về lý thuyết sẽ cung cấp năng lượng cho tàu hoạt động trong tầm xa không giới hạn và 20 năm sẽ được tái nạp nhiên liệu một lần. Nguồn ảnh: QQ.
Hệ thống truyền động của tàu bao gồm 4 chân vịt, tốc độ tối đa con tàu này có thể di chuyển được vào khoảng 30 hải lý một giờ tương đương với khoảng 56 km/h. Nguồn ảnh: QQ.
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford có biên chế đầy đủ bao gồm 4600 người bao gồm cả các thủy thủ, phi công, nhân viên không lưu mặt đất và các sỹ quan chỉ huy. Tàu có thể chứa tối đa tới 75 chiếc máy bay phản lực. Nguồn ảnh: QQ.
So với các tàu sân bay lớp Nimitz hiện nay của Hải quân Mỹ thì USS Gerald R. Ford có số lượng thủy thủ ít hơn khoảng 10% và lượng máy bay mang theo được gần như tương đương. Nguồn ảnh: QQ.
Hệ thống phóng giúp máy bay cất cánh trên đường băng ngắn cũng được cải tiến, thay vì sử dụng hệ thống phóng thủy lực như các hàng không mẫu hạm lớp Nimitz hiện tại thì chiếc tàu sân bay USS Gerald R. Ford sẽ sử dụng hệ thống phóng cơ điện tử. Điều này giúp hệ thống hoạt động trơn tru hơn, ít phải bảo dưỡng và đỡ tốn nước hơn so với các hệ thống phóng bằng thủy lực. Nguồn ảnh: QQ.
Quá trình chạy thử nghiệm lần này của chiếc USS Gerald R. Ford dự kiến sẽ kéo dài trong khoảng một vài ngày, các kỹ sư của Northrop Grumman và Hải quân Mỹ sẽ cùng giám sát và theo dõi quá trình chạy thử. Lần chạy thử lần này chiếc tàu sân bay USS Gerald R. Ford không mang theo các máy bay phản lực. Nguồn ảnh: Navyrecon.