Nhân dịp kỷ niệm 320 năm ngày thành lập cũng như ngày truyền thống của Hải quân Nga, hãng thông tấn Sputnik đã cho đăng tải danh sách top các tàu chiến Nga mạnh nhất. Vị trí đứng đầu danh sách là tuần dương hạm hạt nhân Pyotr Đại đế. Nguồn ảnh: Pinterest.Ngoài là tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Nga, tàu tuần dương nguyên tử Pyotr Đại đế còn là kỳ hạm của Hạm đội Biển Bắc với khu vực hoạt động chủ yếu là ở Biển Barents và Đại Tây Dương. Pyotr Đại đế cũng là tàu chiến duy nhất trên thế giới hiện nay không phải là tàu sân bay hoạt động bằng năng lượng hạt nhân. Nguồn ảnh: Reddit.Lượng giãn nước của con tàu này lên tới 28.000 tấn khi đầy tải và để vận hành nó cần tới thủy thủ đoàn hơn 700 người. Sức mạnh chính của Pyotr Đại đế vẫn là kho tên lửa khổng lồ mà nó mang theo từ tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không tầm xa cho đến tổ tợp rocket chống ngầm với hơn 120 đơn vị. Nguồn ảnh: Rightardia.Tàu chiến mạnh thứ hai của Hải quân Nga là hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov. Dù không danh hiệu chính thức nhưng tàu Đô đốc Kuznetsov từ lâu đã được xem là kỳ hạm của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: TASS.Đô đốc Kuznetsov là một trong hai tàu sân bay thuộc lớp Kuznetsov vẫn còn hoạt động trên thế giới được đưa vào hoạt động từ những năm 1990. Tàu sân bay này có thể mang theo 28 máy bay chiến đấu cùng 24 trực thăng vũ trang các loại với trang bị chính vẫn là những chiếc MiG-29K và Ka-27. Nguồn ảnh: TASS.Tuy nhiên không giống như các tàu sân bay khác của Phương Tây, tàu Đô đốc Kuznetsov được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ lẫn tấn công khá mạnh như tên lửa chống hạm tầm xa P-700, tên lửa phòng không trên hạm 3K95 Kinzhal và các tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần Kashtan CIWS. Nguồn ảnh: TASS.Đứng ở vị trí top 3 là tuần dương hạm mang tên lửa Moscow thuộc lớp Slava. Hiện tại Hải quân Nga chỉ còn ba tàu loại này còn hoạt động. Bên cạnh đó tuần dương hạm Moscow còn là kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen. Nguồn ảnh: Sputnik.Tuần dương hạm Moscow có lượng giãn nước tối đa 12.490 tấn với thủy thủ đoàn lên tới 480 người. Hệ thống vũ khí chính của Moscow là 16 tên lửa chống hạm tầm xa Vulkan P-1000 cùng tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa trên hạm S-300F. Nguồn ảnh: Red Stars.Tiếp theo là một tàu chiến khác thuộc lớp Slava - tuần dương hạm Varyag. Nếu Moscow là kỳ hạm của Hạm đội Biển Bắc thì Slava lại là kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương. Về trang bị cả hai con tàu này đều tương tự nhau tuy nhiên Varyag chỉ được trang bị tên lửa chống hạm P-500 Bazalt. Nguồn ảnh: World Defence News.Vị trí thứ năm trong danh sách của Sputnik thuộc về tàu khu trục Nastoychivyy - kỳ hạm Hạm đội Baltic. Đây là một trong những tàu thuộc lớp tàu khu trục Sovremennyy do Liên Xô phát triển trước đây. Tàu Nastoychivyy được trang bị hệ thống vũ khí khá toàn diện với khả năng tác chiến chống hạm, phòng không lẫn chống ngầm. Tuy nhiên các loại vũ khí của nó đa phần đều đã lỗi thời và cần được nâng cấp. Nguồn ảnh: Russia Insider.Tàu chiến "khủng" nhất Nga cuối cùng trong danh sách của Sputnik là tàu hộ vệ tàng hình mang tên lửa Soobrazitelnyy. Nó cũng là tàu duy nhất thuộc lớp tàu cùng tên. Soobrazitelnyy được đưa vào trang bị từ năm 2011 và là một phần của Hạm đội Baltic. Nguồn ảnh: Naval Today.Về vũ khí, tàu hộ vệ tên lửa Soobrazitelnyy sở hữu sức mạnh thiên về khả năng phòng không khi được trang bị tới 32 tên lửa phòng không trên hạm 9M96E/M hoặc 9M100 thuộc tổ hợp Redut, trong khi đó vũ khí chống hạm của nó chỉ là 8 tên lửa 3M24 Uran. Bên cạnh đó nó còn được trang bị pháo chính Arsenal A-190 100mm. Nguồn ảnh: RT.
Nhân dịp kỷ niệm 320 năm ngày thành lập cũng như ngày truyền thống của Hải quân Nga, hãng thông tấn Sputnik đã cho đăng tải danh sách top các tàu chiến Nga mạnh nhất. Vị trí đứng đầu danh sách là tuần dương hạm hạt nhân Pyotr Đại đế. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài là tàu chiến mạnh nhất của Hải quân Nga, tàu tuần dương nguyên tử Pyotr Đại đế còn là kỳ hạm của Hạm đội Biển Bắc với khu vực hoạt động chủ yếu là ở Biển Barents và Đại Tây Dương. Pyotr Đại đế cũng là tàu chiến duy nhất trên thế giới hiện nay không phải là tàu sân bay hoạt động bằng năng lượng hạt nhân. Nguồn ảnh: Reddit.
Lượng giãn nước của con tàu này lên tới 28.000 tấn khi đầy tải và để vận hành nó cần tới thủy thủ đoàn hơn 700 người. Sức mạnh chính của Pyotr Đại đế vẫn là kho tên lửa khổng lồ mà nó mang theo từ tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không tầm xa cho đến tổ tợp rocket chống ngầm với hơn 120 đơn vị. Nguồn ảnh: Rightardia.
Tàu chiến mạnh thứ hai của Hải quân Nga là hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov. Dù không danh hiệu chính thức nhưng tàu Đô đốc Kuznetsov từ lâu đã được xem là kỳ hạm của Hải quân Nga. Nguồn ảnh: TASS.
Đô đốc Kuznetsov là một trong hai tàu sân bay thuộc lớp Kuznetsov vẫn còn hoạt động trên thế giới được đưa vào hoạt động từ những năm 1990. Tàu sân bay này có thể mang theo 28 máy bay chiến đấu cùng 24 trực thăng vũ trang các loại với trang bị chính vẫn là những chiếc MiG-29K và Ka-27. Nguồn ảnh: TASS.
Tuy nhiên không giống như các tàu sân bay khác của Phương Tây, tàu Đô đốc Kuznetsov được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ lẫn tấn công khá mạnh như tên lửa chống hạm tầm xa P-700, tên lửa phòng không trên hạm 3K95 Kinzhal và các tổ hợp vũ khí đánh chặn tầm gần Kashtan CIWS. Nguồn ảnh: TASS.
Đứng ở vị trí top 3 là tuần dương hạm mang tên lửa Moscow thuộc lớp Slava. Hiện tại Hải quân Nga chỉ còn ba tàu loại này còn hoạt động. Bên cạnh đó tuần dương hạm Moscow còn là kỳ hạm của Hạm đội Biển Đen. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tuần dương hạm Moscow có lượng giãn nước tối đa 12.490 tấn với thủy thủ đoàn lên tới 480 người. Hệ thống vũ khí chính của Moscow là 16 tên lửa chống hạm tầm xa Vulkan P-1000 cùng tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa trên hạm S-300F. Nguồn ảnh: Red Stars.
Tiếp theo là một tàu chiến khác thuộc lớp Slava - tuần dương hạm Varyag. Nếu Moscow là kỳ hạm của Hạm đội Biển Bắc thì Slava lại là kỳ hạm của Hạm đội Thái Bình Dương. Về trang bị cả hai con tàu này đều tương tự nhau tuy nhiên Varyag chỉ được trang bị tên lửa chống hạm P-500 Bazalt. Nguồn ảnh: World Defence News.
Vị trí thứ năm trong danh sách của Sputnik thuộc về tàu khu trục Nastoychivyy - kỳ hạm Hạm đội Baltic. Đây là một trong những tàu thuộc lớp tàu khu trục Sovremennyy do Liên Xô phát triển trước đây. Tàu Nastoychivyy được trang bị hệ thống vũ khí khá toàn diện với khả năng tác chiến chống hạm, phòng không lẫn chống ngầm. Tuy nhiên các loại vũ khí của nó đa phần đều đã lỗi thời và cần được nâng cấp. Nguồn ảnh: Russia Insider.
Tàu chiến "khủng" nhất Nga cuối cùng trong danh sách của Sputnik là tàu hộ vệ tàng hình mang tên lửa Soobrazitelnyy. Nó cũng là tàu duy nhất thuộc lớp tàu cùng tên. Soobrazitelnyy được đưa vào trang bị từ năm 2011 và là một phần của Hạm đội Baltic. Nguồn ảnh: Naval Today.
Về vũ khí, tàu hộ vệ tên lửa Soobrazitelnyy sở hữu sức mạnh thiên về khả năng phòng không khi được trang bị tới 32 tên lửa phòng không trên hạm 9M96E/M hoặc 9M100 thuộc tổ hợp Redut, trong khi đó vũ khí chống hạm của nó chỉ là 8 tên lửa 3M24 Uran. Bên cạnh đó nó còn được trang bị pháo chính Arsenal A-190 100mm. Nguồn ảnh: RT.