Lực lượng lính dù Trung Quốc được trang bị đúng theo kiểu của Liên Xô cũ trước đây và Nga ngày nay. Lực lượng này được Trung Quốc học tập theo quy cách chiến đấu của lực lượng VDV huyền thoại của Liên Xô. Ảnh: Máy bay vận tải Il-76 của lực lượng lính dù Trung Quốc. Nguồn ảnh: CCTV7.Tuy nhiên, do chưa làm chủ được một số kỹ thuật thả dù thiết bị hạng nặng như Nga vầ muốn tối ưu hóa khả năng phối hợp giữa các binh chủng với nhau nên lực lượng lính dù Trung Quốc lại được tổ chức theo lối Mỹ, nghĩa là tăng cường sự hiệp đồng tác chiến, hạn chế tác chiến độc lập trong trường hợp không cần thiết. Ảnh: Lính dù Trung Quốc cơ động lên máy bay sau khi có lệnh hành quân khẩn cấp (huấn luyện). Nguồn ảnh: CCTV7.Với khả năng vận tải tuyệt vời của mình, mỗi chuyến, chuyên cơ vận tải Il-76 có khả năng chở theo khoảng 80 lính dù với đầy đủ trang thiết bị. Do phải nhảy vào những vùng nhạy cảm, thậm chí nhảy vào phía sau chiến tuyến địch, có thể không nhận được viện trợ trong thời gian dài nên lực lượng lính dù luôn phải tự mang đầy đủ đạn dược, trang bị, lương thực,... cho riêng mình, đồ đạc có thể nặng tới 60 kg hoặc hơn. Ảnh: Lính dù Trung Quốc trên máy bay chờ cất cánh. Nguồn ảnh: CCTV7.Tinh thần của lính dù là điều tối quan trọng. Do phải nhảy vào những khu vực điểm nóng, thực hiện các nhiệm vụ mạo hiểm và có thể bị bỏ rơi, bị bao vây, cô lập bất cứ lúc nào nên tinh thần của người lính phải vững mới có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ. Ảnh: Lính dù trên máy bay vận tải đang được sốc lại tinh thần. Nguồn ảnh: CCTV7.Lính dù Trung Quốc trên máy bay vận tải Il-76 đang trên đường cơ động tới địa điểm đổ quân. Nguồn ảnh: CCTV7.Trang bị của lính dù Trung Quốc bao gồm hai ba lô trước và sau với hai dù chính và dù phụ, ngoài ra còn có ba lô đồ dùng tư trang cá nhân. Thông thường, để bảo đảm an toàn khi nhảy dù, súng cũng được cất vào ba lô để tránh va đập, gây thương tích cho người lính khi bị toàn bộ cơ thể người lính bị giật mạnh khi dù bung và khi tiếp đất. Nguồn ảnh: CCTV7.Rời cửa máy bay. Do lo sợ trong quá trình rời cửa máy bay người lính sẽ bị ảnh hưởng bởi hỏa lực của đối phương hoặc quá sợ hãi không thể tự bung dù nên từ trước đến nay, lực lượng lính dù trên khắp thế giới đều dùng loại dù tự rút dây. Nguồn ảnh: CCTV7.Một dây giữ dù sẽ được móc vào máy bay, sau khi người lính nhảy khỏi máy bay, dây này sẽ kéo dùng bùng ra, người lính chỉ cần thực hiện động tác nhảy, trong trường hợp dù chính không tự bung, người lính dù phải tự bung dù dự phòng. Nguồn ảnh: CCTV7.Loại máy bay Il-76 được thiết kế với một cửa lớn phía sau và hai cưa hông ở ggiữa máy bay, cho phép thời gian đổ quân nhanh gấp đôi thông thường. Nguồn ảnh: CCTV7.Với nhiều lối ra, mỗi chiếc Il-76 có thể đổ một lúc 4 người lính mỗi nhịp, giúp binh lính sau khi tiếp đất sẽ co cụm với nhau tốt hơn thay vì rơi rải rác thành một hàng dọc mỏng manh, dễ bị tấn công tiêu diệt. Nguồn ảnh: CCTV7.Thời gian từ lúc người lính rời cửa máy bay tới lúc tiếp đất chỉ khoảng vài phút. Trong thực chiến, người lính càng tiếp đất nhanh càng tốt vì thời gian người lính dù lơ lửng trên không chính là lúc anh ta dễ bị tổn thương nhất trước hỏa lực của đối phương. Nguồn ảnh: CCTV7.Sau khi tiếp đất, nhiệm vụ của lực lượng lính dù đó là tạo ra một vành đai an toàn cho các đợt đổ quân tiếp theo hoặc các đợt đổ hàng tiếp tế, sau khi nhận đủ "đồ nghề" lực lượng này mới bắt đầu tiến công. Nguồn ảnh: CCTV7.
Lực lượng lính dù Trung Quốc được trang bị đúng theo kiểu của Liên Xô cũ trước đây và Nga ngày nay. Lực lượng này được Trung Quốc học tập theo quy cách chiến đấu của lực lượng VDV huyền thoại của Liên Xô. Ảnh: Máy bay vận tải Il-76 của lực lượng lính dù Trung Quốc. Nguồn ảnh: CCTV7.
Tuy nhiên, do chưa làm chủ được một số kỹ thuật thả dù thiết bị hạng nặng như Nga vầ muốn tối ưu hóa khả năng phối hợp giữa các binh chủng với nhau nên lực lượng lính dù Trung Quốc lại được tổ chức theo lối Mỹ, nghĩa là tăng cường sự hiệp đồng tác chiến, hạn chế tác chiến độc lập trong trường hợp không cần thiết. Ảnh: Lính dù Trung Quốc cơ động lên máy bay sau khi có lệnh hành quân khẩn cấp (huấn luyện). Nguồn ảnh: CCTV7.
Với khả năng vận tải tuyệt vời của mình, mỗi chuyến, chuyên cơ vận tải Il-76 có khả năng chở theo khoảng 80 lính dù với đầy đủ trang thiết bị. Do phải nhảy vào những vùng nhạy cảm, thậm chí nhảy vào phía sau chiến tuyến địch, có thể không nhận được viện trợ trong thời gian dài nên lực lượng lính dù luôn phải tự mang đầy đủ đạn dược, trang bị, lương thực,... cho riêng mình, đồ đạc có thể nặng tới 60 kg hoặc hơn. Ảnh: Lính dù Trung Quốc trên máy bay chờ cất cánh. Nguồn ảnh: CCTV7.
Tinh thần của lính dù là điều tối quan trọng. Do phải nhảy vào những khu vực điểm nóng, thực hiện các nhiệm vụ mạo hiểm và có thể bị bỏ rơi, bị bao vây, cô lập bất cứ lúc nào nên tinh thần của người lính phải vững mới có thể thực hiện tốt được nhiệm vụ. Ảnh: Lính dù trên máy bay vận tải đang được sốc lại tinh thần. Nguồn ảnh: CCTV7.
Lính dù Trung Quốc trên máy bay vận tải Il-76 đang trên đường cơ động tới địa điểm đổ quân. Nguồn ảnh: CCTV7.
Trang bị của lính dù Trung Quốc bao gồm hai ba lô trước và sau với hai dù chính và dù phụ, ngoài ra còn có ba lô đồ dùng tư trang cá nhân. Thông thường, để bảo đảm an toàn khi nhảy dù, súng cũng được cất vào ba lô để tránh va đập, gây thương tích cho người lính khi bị toàn bộ cơ thể người lính bị giật mạnh khi dù bung và khi tiếp đất. Nguồn ảnh: CCTV7.
Rời cửa máy bay. Do lo sợ trong quá trình rời cửa máy bay người lính sẽ bị ảnh hưởng bởi hỏa lực của đối phương hoặc quá sợ hãi không thể tự bung dù nên từ trước đến nay, lực lượng lính dù trên khắp thế giới đều dùng loại dù tự rút dây. Nguồn ảnh: CCTV7.
Một dây giữ dù sẽ được móc vào máy bay, sau khi người lính nhảy khỏi máy bay, dây này sẽ kéo dùng bùng ra, người lính chỉ cần thực hiện động tác nhảy, trong trường hợp dù chính không tự bung, người lính dù phải tự bung dù dự phòng. Nguồn ảnh: CCTV7.
Loại máy bay Il-76 được thiết kế với một cửa lớn phía sau và hai cưa hông ở ggiữa máy bay, cho phép thời gian đổ quân nhanh gấp đôi thông thường. Nguồn ảnh: CCTV7.
Với nhiều lối ra, mỗi chiếc Il-76 có thể đổ một lúc 4 người lính mỗi nhịp, giúp binh lính sau khi tiếp đất sẽ co cụm với nhau tốt hơn thay vì rơi rải rác thành một hàng dọc mỏng manh, dễ bị tấn công tiêu diệt. Nguồn ảnh: CCTV7.
Thời gian từ lúc người lính rời cửa máy bay tới lúc tiếp đất chỉ khoảng vài phút. Trong thực chiến, người lính càng tiếp đất nhanh càng tốt vì thời gian người lính dù lơ lửng trên không chính là lúc anh ta dễ bị tổn thương nhất trước hỏa lực của đối phương. Nguồn ảnh: CCTV7.
Sau khi tiếp đất, nhiệm vụ của lực lượng lính dù đó là tạo ra một vành đai an toàn cho các đợt đổ quân tiếp theo hoặc các đợt đổ hàng tiếp tế, sau khi nhận đủ "đồ nghề" lực lượng này mới bắt đầu tiến công. Nguồn ảnh: CCTV7.