Tờ Korea Times của Hàn Quốc cho biết, vào tháng 1/2022, một con chim đại bàng nặng 10 kg đã va vào cửa hút gió của chiếc máy bay thế hệ thứ năm F-35A Lightning II, loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Hàn Quốc hiện nay; dẫn đến hư hỏng nặng cho máy bay. Ảnh: Aviation.Chiếc tiêm kích F-35A bị tai nạn này trị giá 100 triệu USD, có thể bị Lực lượng Không quân Hàn Quốc (ROKAF) loại bỏ, do chi phí sửa chữa quá cao. Tổng chi phí sửa chữa máy bay ước tính hơn 100 tỷ Won (76 triệu USD), gần bằng chi phí mua máy bay ban đầu là 100 triệu USD. Ảnh: Korea Times.Đánh giá trên được đưa ra sau các cuộc thảo luận giữa đại diện Không quân Hàn Quốc và các chuyên gia của Lockheed Martin, công ty công nghiệp quốc phòng khổng lồ của Mỹ; nơi đã chế tạo ra máy bay chiến đấu tàng hình F-35. Ảnh: Aviation.Quân đội Hàn Quốc sẽ phải trả tiền sửa chữa, vì vụ tai nạn máy bay F-35 đâm vào chim vào tháng 1/2022 là do "xui xẻo", chứ không phải do lỗi của nhà sản xuất. Những danh mục tai nạn như vậy, không nằm trong danh sách bảo hành của Lockheed Martin. Ảnh: Aviation.Quân đội Hàn Quốc nói rằng, một trong những phương án lựa chọn có sẵn cho họ, đó là loại bỏ chiếc máy bay bị tai nạn này. Tuy nhiên, một quyết định cuối cùng về vấn đề này, hiện vẫn chưa được đưa ra. Ảnh: NavalNews. Theo một quan chức của Lực lượng Không quân Hàn Quốc, họ đã thảo luận với nhà sản xuất Lockheed Martin về những việc cần làm với chiếc máy bay bị tai nạn này. Quan chức này tuyên bố rằng, quyết định sửa chữa hay dỡ bỏ nó để lấy phụ tùng, sẽ được đưa ra sau khi cân nhắc các tác động kinh tế và an toàn. Ảnh: Aviation.Vào tháng 1/2022, một phi công F-35A của Không quân Hàn Quốc đã buộc phải "hạ cánh bằng bụng", sau khi bị một con chim đâm phải trong một buổi huấn luyện, khiến hệ thống điện tử hàng không của máy bay gặp trục trặc. Ảnh: Airforces.Vào thời điểm đó, ROKAF thông báo rằng, chiếc F-35A đã va chạm với một con chim đại bàng nặng 10 kg. Con chim được cho là đã va vào cửa hút gió bên trái của máy bay, xuyên thủng vách ngăn vào khoang vũ khí, làm hỏng ống dẫn thủy lực và dây cáp cấp điện. Ảnh: F-35. Do việc hỏng ống dẫn thủy lực và dây cáp cấp điện, khiến bộ phận hạ cánh bị hỏng, càng bánh xe không mở ra được; buộc máy bay phải hạ cánh “bằng bụng” và phi công đã kịp nhảy dù thoát ra ngoài mà không bị thương. Ảnh: F35. Theo các quan chức ROKAF, vụ việc xảy ra khi chiếc máy bay chiến đấu F-35A cất cánh từ căn cứ không quân ở Cheongju, cách Seoul 140 km về phía nam, bay ở độ cao thấp để vào khu vực trường bắn, thực hiện nhiệm vụ bắn đạn thật không đối đất. Ảnh: USAF. Một nhóm điều tra chung đã nhanh chóng được Hàn Quốc và Mỹ thành lập sau sự kiện này. Nhóm bao gồm 12 chuyên gia Hàn Quốc (gồm quan chức chính phủ, Lực lượng Không quân) và 14 chuyên gia Mỹ (đến từ nhà sản xuất Lockheed Martin). Ảnh: Aviation. Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nên đã gây ra sự chậm trễ đáng kể trong việc ROKAF mua 40 máy bay F-35A, dự kiến ban đầu sẽ hoàn thành vào cuối năm ngoái. F-35A sẽ đóng vai trò là tâm điểm của sức mạnh không quân Hàn Quốc; củng cố khả năng sẵn sàng chiến đấu trong tương lai. Ảnh: BI.Hồi đầu năm nay, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố có kế hoạch mua thêm 20 máy bay chiến đấu F-35A. Theo thông cáo báo chí của Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc, Seoul sẽ chi hơn 2,9 tỷ USD cho thương vụ mua bán này; nâng tổng số F-35A của nước này lên khoảng 60 chiếc vào năm 2028. Ảnh: Aviation. Theo thông báo, thương vụ này củng cố chiến lược phòng thủ “ba trục” tích hợp của Hàn Quốc. Khái niệm “ba trục” do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc phát triển, được sử dụng để mô tả các hệ thống phòng không và tên lửa, các cuộc tấn công trả đũa, cũng như các hành động tấn công phủ đầu chống lại mối nguy hiểm từ nước ngoài. Ảnh: BI. Các máy bay F-35 của Hàn Quốc thường xuyên tham gia các cuộc tập trận trên không với Mỹ, để nâng cao khả năng chiến đấu. Ví dụ vào tháng trước, một cặp máy bay B-52 cùng với F-16 của Không quân Mỹ (USAF), đã bay với F-35A của Hàn Quốc, trên không phận nước này để tập trận. Ảnh: BI.Không chỉ vậy, vào tháng 11/2022, hai nước đã tổ chức cuộc tập trận chung trên không mang tên “Cảnh giác trước cơn bão”, bao gồm 1.600 lượt xuất kích của máy bay chiến đấu hai nước; trong đó có F-35A của Không quân Hàn Quốc. Ảnh: Military. Mặc dù tham gia tích cực vào các cuộc tập trận chung, nhưng số F-35A của Hàn Quốc đã gặp một số “trục trặc kỹ thuật”; khi trong vòng 18 tháng qua (kết thúc vào tháng 6/2022), có tới 234 lần máy bay chiến đấu của họ không sẵn sàng hoạt động. Ảnh: Aviation. Cũng trong 18 tháng qua, đã có 172 trường hợp máy bay chiến đấu của Không quân Hàn Quốc phải hạ cánh khẩn cấp và 62 trường hợp chúng có thể bay, nhưng không thể hoàn thành nhiệm vụ. Ảnh: Military.Một thực tế đáng buồn là số F-35A của Không quân Hàn Quốc hiện nay chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ trung bình chỉ 12 ngày/tháng vào năm 2021 và 11 ngày/tháng trong nửa đầu năm 2022. Ảnh: BI. Chiếc F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ tại Okinawa, bị tai nạn ngày 1/12/2022 do nghi ngờ có sự cố về điện. Nguồn NHK News
Tờ Korea Times của Hàn Quốc cho biết, vào tháng 1/2022, một con chim đại bàng nặng 10 kg đã va vào cửa hút gió của chiếc máy bay thế hệ thứ năm F-35A Lightning II, loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Hàn Quốc hiện nay; dẫn đến hư hỏng nặng cho máy bay. Ảnh: Aviation.
Chiếc tiêm kích F-35A bị tai nạn này trị giá 100 triệu USD, có thể bị Lực lượng Không quân Hàn Quốc (ROKAF) loại bỏ, do chi phí sửa chữa quá cao. Tổng chi phí sửa chữa máy bay ước tính hơn 100 tỷ Won (76 triệu USD), gần bằng chi phí mua máy bay ban đầu là 100 triệu USD. Ảnh: Korea Times.
Đánh giá trên được đưa ra sau các cuộc thảo luận giữa đại diện Không quân Hàn Quốc và các chuyên gia của Lockheed Martin, công ty công nghiệp quốc phòng khổng lồ của Mỹ; nơi đã chế tạo ra máy bay chiến đấu tàng hình F-35. Ảnh: Aviation.
Quân đội Hàn Quốc sẽ phải trả tiền sửa chữa, vì vụ tai nạn máy bay F-35 đâm vào chim vào tháng 1/2022 là do "xui xẻo", chứ không phải do lỗi của nhà sản xuất. Những danh mục tai nạn như vậy, không nằm trong danh sách bảo hành của Lockheed Martin. Ảnh: Aviation.
Quân đội Hàn Quốc nói rằng, một trong những phương án lựa chọn có sẵn cho họ, đó là loại bỏ chiếc máy bay bị tai nạn này. Tuy nhiên, một quyết định cuối cùng về vấn đề này, hiện vẫn chưa được đưa ra. Ảnh: NavalNews.
Theo một quan chức của Lực lượng Không quân Hàn Quốc, họ đã thảo luận với nhà sản xuất Lockheed Martin về những việc cần làm với chiếc máy bay bị tai nạn này. Quan chức này tuyên bố rằng, quyết định sửa chữa hay dỡ bỏ nó để lấy phụ tùng, sẽ được đưa ra sau khi cân nhắc các tác động kinh tế và an toàn. Ảnh: Aviation.
Vào tháng 1/2022, một phi công F-35A của Không quân Hàn Quốc đã buộc phải "hạ cánh bằng bụng", sau khi bị một con chim đâm phải trong một buổi huấn luyện, khiến hệ thống điện tử hàng không của máy bay gặp trục trặc. Ảnh: Airforces.
Vào thời điểm đó, ROKAF thông báo rằng, chiếc F-35A đã va chạm với một con chim đại bàng nặng 10 kg. Con chim được cho là đã va vào cửa hút gió bên trái của máy bay, xuyên thủng vách ngăn vào khoang vũ khí, làm hỏng ống dẫn thủy lực và dây cáp cấp điện. Ảnh: F-35.
Do việc hỏng ống dẫn thủy lực và dây cáp cấp điện, khiến bộ phận hạ cánh bị hỏng, càng bánh xe không mở ra được; buộc máy bay phải hạ cánh “bằng bụng” và phi công đã kịp nhảy dù thoát ra ngoài mà không bị thương. Ảnh: F35.
Theo các quan chức ROKAF, vụ việc xảy ra khi chiếc máy bay chiến đấu F-35A cất cánh từ căn cứ không quân ở Cheongju, cách Seoul 140 km về phía nam, bay ở độ cao thấp để vào khu vực trường bắn, thực hiện nhiệm vụ bắn đạn thật không đối đất. Ảnh: USAF.
Một nhóm điều tra chung đã nhanh chóng được Hàn Quốc và Mỹ thành lập sau sự kiện này. Nhóm bao gồm 12 chuyên gia Hàn Quốc (gồm quan chức chính phủ, Lực lượng Không quân) và 14 chuyên gia Mỹ (đến từ nhà sản xuất Lockheed Martin). Ảnh: Aviation.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nên đã gây ra sự chậm trễ đáng kể trong việc ROKAF mua 40 máy bay F-35A, dự kiến ban đầu sẽ hoàn thành vào cuối năm ngoái. F-35A sẽ đóng vai trò là tâm điểm của sức mạnh không quân Hàn Quốc; củng cố khả năng sẵn sàng chiến đấu trong tương lai. Ảnh: BI.
Hồi đầu năm nay, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố có kế hoạch mua thêm 20 máy bay chiến đấu F-35A. Theo thông cáo báo chí của Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc, Seoul sẽ chi hơn 2,9 tỷ USD cho thương vụ mua bán này; nâng tổng số F-35A của nước này lên khoảng 60 chiếc vào năm 2028. Ảnh: Aviation.
Theo thông báo, thương vụ này củng cố chiến lược phòng thủ “ba trục” tích hợp của Hàn Quốc. Khái niệm “ba trục” do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc phát triển, được sử dụng để mô tả các hệ thống phòng không và tên lửa, các cuộc tấn công trả đũa, cũng như các hành động tấn công phủ đầu chống lại mối nguy hiểm từ nước ngoài. Ảnh: BI.
Các máy bay F-35 của Hàn Quốc thường xuyên tham gia các cuộc tập trận trên không với Mỹ, để nâng cao khả năng chiến đấu. Ví dụ vào tháng trước, một cặp máy bay B-52 cùng với F-16 của Không quân Mỹ (USAF), đã bay với F-35A của Hàn Quốc, trên không phận nước này để tập trận. Ảnh: BI.
Không chỉ vậy, vào tháng 11/2022, hai nước đã tổ chức cuộc tập trận chung trên không mang tên “Cảnh giác trước cơn bão”, bao gồm 1.600 lượt xuất kích của máy bay chiến đấu hai nước; trong đó có F-35A của Không quân Hàn Quốc. Ảnh: Military.
Mặc dù tham gia tích cực vào các cuộc tập trận chung, nhưng số F-35A của Hàn Quốc đã gặp một số “trục trặc kỹ thuật”; khi trong vòng 18 tháng qua (kết thúc vào tháng 6/2022), có tới 234 lần máy bay chiến đấu của họ không sẵn sàng hoạt động. Ảnh: Aviation.
Cũng trong 18 tháng qua, đã có 172 trường hợp máy bay chiến đấu của Không quân Hàn Quốc phải hạ cánh khẩn cấp và 62 trường hợp chúng có thể bay, nhưng không thể hoàn thành nhiệm vụ. Ảnh: Military.
Một thực tế đáng buồn là số F-35A của Không quân Hàn Quốc hiện nay chỉ có thể thực hiện nhiệm vụ trung bình chỉ 12 ngày/tháng vào năm 2021 và 11 ngày/tháng trong nửa đầu năm 2022. Ảnh: BI.
Chiếc F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ tại Okinawa, bị tai nạn ngày 1/12/2022 do nghi ngờ có sự cố về điện. Nguồn NHK News