Hồi tháng 3 năm nay, Tập đoàn Mitsubishi Electric của Nhật Bản đã thắng bản hợp đồng trị giá 90 triệu USD cung cấp 4 đài radar phòng không hiện đại cho quân đội Philippines. Đây cũng là hợp đồng xuất khẩu khí tài quân sự lớn đầu tiên của Nhật Bản kể từ khi nước này nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí vào năm 2014.
Ảnh: Quân đội Philippines tại một cuộc diễu binh.Hợp đồng bao gồm 3 tổ hợp radar phòng không J/FPS-3 được lắp đặt cố định trên mặt đất, thường là ven biển, có khả năng phát hiện máy bay và tên lửa hành trình của đối phương từ xa và 1 tổ hợp radar JTPS-P14 đặt trên khung gầm xe vận tải cơ động. Tuy nhiên do sự hoành hành của dịch COVID-19, tiến độ bàn giao khí tài đang bị trì hoãn, trước đó, dự kiến những radar này sẽ đến Philippines vào tháng 5.
Ảnh: Đài radar phòng không J/FPS-3 của Nhật Bản.Mới đây, theo tờ The Sankei News dẫn lời nguồn tin cho biết chính phủ Nhật Bản muốn kết hợp chia sẻ thông tin với việc xuất khẩu radar phòng không cho Philippines nhằm tăng cường khả năng giám sát trên Biển Đông và biển Hoa Đông của cả hai nước.
Ảnh: Một trận địa radar J/FPS-3 của Nhật Bản.Gần đây, các máy bay quân sự Trung Quốc khi di chuyển xuống Biển Đông thường bay qua eo biển Miyako làm Nhật Bản rất quan tâm, bởi vì trước đó, đây không phải là đường bay thường xuyên của máy bay Trung Quốc. Các đài radar cảnh báo sớm của Nhật có thể nhanh chóng phát hiện những máy bay này, từ đó thông báo cho phía Philippines có thể biết trước và tìm biện pháp đối phó từ sớm.
Ảnh: Biên đội tiêm kích J-16 của Trung Quốc.Trong khi đó, nếu các đài radar mới của Philippines được triển khai ở đảo Luzon miền bắc nước này, có thể phát hiện sớm máy bay Trung Quốc bay qua eo biển Ba Sĩ để tiến vào biển Hoa Đông, từ đó thông báo sớm cho phía Nhật Bản có những biện pháp chuẩn bị đối phó từ xa. Thậm chí, trong trường hợp chiến tranh nổ ra, hai bên còn có thể cảnh báo sớm tên lửa hành trình của đối phương.
Ảnh: Biên đội tiêm kích J-11 hộ tống oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc.Đây có thể nói là một nước đi cao tay của Nhật Bản khi vừa có thể bán radar cho đồng minh, lại vừa có thể sử dụng những radar đó để trinh sát phát hiện đối phương tầm xa. Trong khi đó, dù cho sở hữu các radar tiên tiến và thông tin về đối phương từ phía Nhật Bản thì khả năng phòng vệ và đáp trả một cuộc tập kích đường không của Philippines là vô cùng hạn chế.
Ảnh: Đài radar phòng không J/FPS-3 của Nhật Bản.Theo tài liệu do Bộ quốc phòng Nhật Bản công bố, J/FPS-3 là hệ thống radar mảng pha chủ động, có thể cung cấp khả năng phát hiện và theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc, khả năng tác chiến tuyệt vời hơn các radar thông thường. Có thể tìm ra mục tiêu cả tầm xa và tầm ngắn cũng như các máy tạo tín hiệu giả nhằm đánh lừa đối phương, phù hợp cho mục đích tác chiến điện tử công nghệ cao.
Ảnh: Đài radar J/FPS-3.Khi triển khai, đài radar J/FPS-3 được đặt cố định trên mặt đất, bên ngoài có lồng bảo vệ hình cầu, giúp radar tránh được sự gây hại của các tác nhân thời tiết như mưa, gió, sấm, chớp hay độ mặn của biển,…
Ảnh: Đài radar J/FPS-3 của Nhật Bản.Có thể nói rằng, việc đưa vào vận hành những đài radar tiên tiến này sẽ giúp khả năng phát hiện mối đe dọa trên không của Philippines tăng lên rõ rệt, dù vậy, số lượng mua mới là chưa đủ để có thể bao phủ hết lãnh thổ khá lớn của Philippines, bao gồm cả các hòn đảo ngoài khơi Biển Đông.
Ảnh: Một trận địa radar J/FPS-3 của Nhật Bản.Hi vọng trong tương lai sắp tới, các đài radar mà Philippines đặt mua sẽ sớm được Nhật Bản chuyển giao, góp phần gia tăng năng lực phát hiện mục tiêu trên không của Philippines trên biển, đồng thời tạo những áp lực nhất định đối với máy bay Trung Quốc không thể tung hoành dễ dàng trong khu vực này như trước bởi khả năng hạn chế của Quân đội Philippines được nữa.
Ảnh: Đài radar J/FPS-3. Video Vũ khí "made by Việt Nam" - Radar cảnh giới VRS-2DM do Viettel sản xuất - Nguồn: QPVN
Hồi tháng 3 năm nay, Tập đoàn Mitsubishi Electric của Nhật Bản đã thắng bản hợp đồng trị giá 90 triệu USD cung cấp 4 đài radar phòng không hiện đại cho quân đội Philippines. Đây cũng là hợp đồng xuất khẩu khí tài quân sự lớn đầu tiên của Nhật Bản kể từ khi nước này nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí vào năm 2014.
Ảnh: Quân đội Philippines tại một cuộc diễu binh.
Hợp đồng bao gồm 3 tổ hợp radar phòng không J/FPS-3 được lắp đặt cố định trên mặt đất, thường là ven biển, có khả năng phát hiện máy bay và tên lửa hành trình của đối phương từ xa và 1 tổ hợp radar JTPS-P14 đặt trên khung gầm xe vận tải cơ động. Tuy nhiên do sự hoành hành của dịch COVID-19, tiến độ bàn giao khí tài đang bị trì hoãn, trước đó, dự kiến những radar này sẽ đến Philippines vào tháng 5.
Ảnh: Đài radar phòng không J/FPS-3 của Nhật Bản.
Mới đây, theo tờ The Sankei News dẫn lời nguồn tin cho biết chính phủ Nhật Bản muốn kết hợp chia sẻ thông tin với việc xuất khẩu radar phòng không cho Philippines nhằm tăng cường khả năng giám sát trên Biển Đông và biển Hoa Đông của cả hai nước.
Ảnh: Một trận địa radar J/FPS-3 của Nhật Bản.
Gần đây, các máy bay quân sự Trung Quốc khi di chuyển xuống Biển Đông thường bay qua eo biển Miyako làm Nhật Bản rất quan tâm, bởi vì trước đó, đây không phải là đường bay thường xuyên của máy bay Trung Quốc. Các đài radar cảnh báo sớm của Nhật có thể nhanh chóng phát hiện những máy bay này, từ đó thông báo cho phía Philippines có thể biết trước và tìm biện pháp đối phó từ sớm.
Ảnh: Biên đội tiêm kích J-16 của Trung Quốc.
Trong khi đó, nếu các đài radar mới của Philippines được triển khai ở đảo Luzon miền bắc nước này, có thể phát hiện sớm máy bay Trung Quốc bay qua eo biển Ba Sĩ để tiến vào biển Hoa Đông, từ đó thông báo sớm cho phía Nhật Bản có những biện pháp chuẩn bị đối phó từ xa. Thậm chí, trong trường hợp chiến tranh nổ ra, hai bên còn có thể cảnh báo sớm tên lửa hành trình của đối phương.
Ảnh: Biên đội tiêm kích J-11 hộ tống oanh tạc cơ H-6K của Trung Quốc.
Đây có thể nói là một nước đi cao tay của Nhật Bản khi vừa có thể bán radar cho đồng minh, lại vừa có thể sử dụng những radar đó để trinh sát phát hiện đối phương tầm xa. Trong khi đó, dù cho sở hữu các radar tiên tiến và thông tin về đối phương từ phía Nhật Bản thì khả năng phòng vệ và đáp trả một cuộc tập kích đường không của Philippines là vô cùng hạn chế.
Ảnh: Đài radar phòng không J/FPS-3 của Nhật Bản.
Theo tài liệu do Bộ quốc phòng Nhật Bản công bố, J/FPS-3 là hệ thống radar mảng pha chủ động, có thể cung cấp khả năng phát hiện và theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc, khả năng tác chiến tuyệt vời hơn các radar thông thường. Có thể tìm ra mục tiêu cả tầm xa và tầm ngắn cũng như các máy tạo tín hiệu giả nhằm đánh lừa đối phương, phù hợp cho mục đích tác chiến điện tử công nghệ cao.
Ảnh: Đài radar J/FPS-3.
Khi triển khai, đài radar J/FPS-3 được đặt cố định trên mặt đất, bên ngoài có lồng bảo vệ hình cầu, giúp radar tránh được sự gây hại của các tác nhân thời tiết như mưa, gió, sấm, chớp hay độ mặn của biển,…
Ảnh: Đài radar J/FPS-3 của Nhật Bản.
Có thể nói rằng, việc đưa vào vận hành những đài radar tiên tiến này sẽ giúp khả năng phát hiện mối đe dọa trên không của Philippines tăng lên rõ rệt, dù vậy, số lượng mua mới là chưa đủ để có thể bao phủ hết lãnh thổ khá lớn của Philippines, bao gồm cả các hòn đảo ngoài khơi Biển Đông.
Ảnh: Một trận địa radar J/FPS-3 của Nhật Bản.
Hi vọng trong tương lai sắp tới, các đài radar mà Philippines đặt mua sẽ sớm được Nhật Bản chuyển giao, góp phần gia tăng năng lực phát hiện mục tiêu trên không của Philippines trên biển, đồng thời tạo những áp lực nhất định đối với máy bay Trung Quốc không thể tung hoành dễ dàng trong khu vực này như trước bởi khả năng hạn chế của Quân đội Philippines được nữa.
Ảnh: Đài radar J/FPS-3.
Video Vũ khí "made by Việt Nam" - Radar cảnh giới VRS-2DM do Viettel sản xuất - Nguồn: QPVN