Chiến đấu cơ Chengdu J-10 (hay còn có tên Hán Việt là Tiêm-10) có tên NATO là "Chim Lửa" đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1998 và được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 2006 tới nay. Nguồn ảnh: Chinamilitary.Hiện tại, Không quân Trung Quốc đang có chính xác 323 chiếc chiến đấu cơ loại này phục vụ trong biên chế. Là một máy bay chiến đấu đa năng, J-10 có thể vừa làm nhiệm vụ tiêm kích vừa làm nhiệm vụ của một máy bay tấn công mặt đất. Nguồn ảnh: Chinamilitary.Giống như nhiều chiến đấu cơ hiện đại khác, J-10 có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, hoạt động bất kể ngày đêm và thậm chí, Trung Quốc còn tính tới chuyện xuất khẩu loại chiến đấu cơ này để cạnh tranh với F-16 của Mỹ trên thị trường thế giới. Nguồn ảnh: Chinamilitary.Kế hoạch của Bắc Kinh có vẻ như rất khả thi vì nếu tính theo giá, một chiếc J-10 của Trung Quốc chỉ có giá bằng phân nửa so với F-16, chưa kể tới việc chi phí vận hành, bảo dưỡng đều rẻ hơn. Tuy nhiên kế hoạch này vẫn thất bại vì những chiến đấu cơ F-16 hàng cũ ngày nay đang được nhiều nước rao bán với giá còn rẻ hơn nhiều so với J-10 mới. Nguồn ảnh: Chinamilitary.Giống với nhiều chiến đấu cơ khác của Trung Quốc, J-10 không được nội địa hoá hoàn toàn mà vẫn phải sử dụng động cơ AL-31FN do Nga sản xuất. Đây là loại máy bay một động cơ, một chỗ ngồi, có kiểu cánh tam giác giống với thiết kế của chiến đấu cơ Typhoon. Nguồn ảnh: Chinamilitary.Xét về một số đặc điểm, chiến đấu cơ J-10 thậm chí còn vượt trội hơn cả F-16 của Mỹ khi nó được trang bị buồng lái kính hoàn toàn, cho phép phi công quan sát tốt 360 độ xung quanh máy bay. Kèm theo đó là kiểu thiết kế cánh tam giác và họng hút khí đặt dưới bụng, cho phép nó có khả năng cơ động trên không tốt hơn F-16. Nguồn ảnh: Chinamilitary.Hệ thống điều khiển bay của J-10 bao gồm bốn kênh, hiển thị thông tin cho phi công thông qua ba màn hình trong buồng lái. Các cần điều khiển kiểu HOTAS của phương Tây cũng được Trung Quốc sử dụng trên phi cơ này, cho phép phi công điều khiển toàn bộ hoả lực của máy bay mà không cần phải rời tay khỏi cần lái. Nguồn ảnh: Chinamilitary.Hiện tại, vẫn chưa rõ loại radar nào được Trung Quốc sử dụng trên chiếc chiến đấu cơ này nhưng rất có thể, Trung Quốc cũng sử dụng loại radar do Nga sản xuất dù chưa có bằng chứng xác đáng cho suy đoán này. Nguồn ảnh: Chinamilitary.Ba biến thể phổ biến nhất của J-10 bao gồm J-10 phiên bản đa nhiệm một ghế ngồi, J-10S phiên bản hai ghế ngồi, dùng để huấn luyện hoặc dùng làm cường kích và J-10B phiên bản cải tiến, có khả năng nhào lộn và cơ động cực kỳ đáng nể. Nguồn ảnh: Chinamilitary.Trong khi J-11 vẫn chưa được sản xuất và phục vụ trong Không quân Trung Quốc với số lượng lớn còn J-7 dù có số lượng tới gần 800 chiếc nhưng lại là loại chiến đấu cơ quá cũ (bản MiG-21 của Trung Quốc) thì J-10 rõ ràng chính là những chiến đấu cơ xương sống của Không lực nước này, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Chinamilitary. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh chiến đấu cơ J-10B của Trung Quốc thể hiện khả năng tác chiến tấn công mặt đất và cơ động cực tốt của mình.
Chiến đấu cơ Chengdu J-10 (hay còn có tên Hán Việt là Tiêm-10) có tên NATO là "Chim Lửa" đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1998 và được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 2006 tới nay. Nguồn ảnh: Chinamilitary.
Hiện tại, Không quân Trung Quốc đang có chính xác 323 chiếc chiến đấu cơ loại này phục vụ trong biên chế. Là một máy bay chiến đấu đa năng, J-10 có thể vừa làm nhiệm vụ tiêm kích vừa làm nhiệm vụ của một máy bay tấn công mặt đất. Nguồn ảnh: Chinamilitary.
Giống như nhiều chiến đấu cơ hiện đại khác, J-10 có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, hoạt động bất kể ngày đêm và thậm chí, Trung Quốc còn tính tới chuyện xuất khẩu loại chiến đấu cơ này để cạnh tranh với F-16 của Mỹ trên thị trường thế giới. Nguồn ảnh: Chinamilitary.
Kế hoạch của Bắc Kinh có vẻ như rất khả thi vì nếu tính theo giá, một chiếc J-10 của Trung Quốc chỉ có giá bằng phân nửa so với F-16, chưa kể tới việc chi phí vận hành, bảo dưỡng đều rẻ hơn. Tuy nhiên kế hoạch này vẫn thất bại vì những chiến đấu cơ F-16 hàng cũ ngày nay đang được nhiều nước rao bán với giá còn rẻ hơn nhiều so với J-10 mới. Nguồn ảnh: Chinamilitary.
Giống với nhiều chiến đấu cơ khác của Trung Quốc, J-10 không được nội địa hoá hoàn toàn mà vẫn phải sử dụng động cơ AL-31FN do Nga sản xuất. Đây là loại máy bay một động cơ, một chỗ ngồi, có kiểu cánh tam giác giống với thiết kế của chiến đấu cơ Typhoon. Nguồn ảnh: Chinamilitary.
Xét về một số đặc điểm, chiến đấu cơ J-10 thậm chí còn vượt trội hơn cả F-16 của Mỹ khi nó được trang bị buồng lái kính hoàn toàn, cho phép phi công quan sát tốt 360 độ xung quanh máy bay. Kèm theo đó là kiểu thiết kế cánh tam giác và họng hút khí đặt dưới bụng, cho phép nó có khả năng cơ động trên không tốt hơn F-16. Nguồn ảnh: Chinamilitary.
Hệ thống điều khiển bay của J-10 bao gồm bốn kênh, hiển thị thông tin cho phi công thông qua ba màn hình trong buồng lái. Các cần điều khiển kiểu HOTAS của phương Tây cũng được Trung Quốc sử dụng trên phi cơ này, cho phép phi công điều khiển toàn bộ hoả lực của máy bay mà không cần phải rời tay khỏi cần lái. Nguồn ảnh: Chinamilitary.
Hiện tại, vẫn chưa rõ loại radar nào được Trung Quốc sử dụng trên chiếc chiến đấu cơ này nhưng rất có thể, Trung Quốc cũng sử dụng loại radar do Nga sản xuất dù chưa có bằng chứng xác đáng cho suy đoán này. Nguồn ảnh: Chinamilitary.
Ba biến thể phổ biến nhất của J-10 bao gồm J-10 phiên bản đa nhiệm một ghế ngồi, J-10S phiên bản hai ghế ngồi, dùng để huấn luyện hoặc dùng làm cường kích và J-10B phiên bản cải tiến, có khả năng nhào lộn và cơ động cực kỳ đáng nể. Nguồn ảnh: Chinamilitary.
Trong khi J-11 vẫn chưa được sản xuất và phục vụ trong Không quân Trung Quốc với số lượng lớn còn J-7 dù có số lượng tới gần 800 chiếc nhưng lại là loại chiến đấu cơ quá cũ (bản MiG-21 của Trung Quốc) thì J-10 rõ ràng chính là những chiến đấu cơ xương sống của Không lực nước này, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: Chinamilitary.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh chiến đấu cơ J-10B của Trung Quốc thể hiện khả năng tác chiến tấn công mặt đất và cơ động cực tốt của mình.