MiG-35 hiện này đang là một trong những chiến đấu cơ dành được nhiều sự quan tâm nhất của truyền thông quốc tế. Đây được coi là loại chiến đấu cơ tương lai, dự kiến sẽ thay thế cho MiG-29 các phiên bản của Không quân Nga hiện tại. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Một trong những điểm mạnh nhất của MiG-35 nằm ở sức mạnh động cơ và kiểu dáng khí động học của nó. Với hai động cơ Klimov RD-33MK turbo đốt sau, chiến đấu cơ MiG-35 có thể tạo ra công suất lên tới 105 kN khi cất cánh. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Kết hợp với kiểu dáng khí động học tuyệt vời của mình, MiG-35 có thể cất cánh chỉ với 400 mét đường băng - ngắn bậc nhất trong các loại chiến đấu cơ trên thế giới hiện tại. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Khi hạ cánh, phần cánh tà lớn khổng lồ của tiêm kích MiG-35 cũng cho phép chúng hạ cánh với quãng đường băng chỉ 450 mét - nghĩa là dài hơn so với đường băng lúc cất cánh chỉ 50 mét. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.Việc có thể cất - hạ cánh trên những đường băng ngắn như vậy sẽ giúp MiG-35 hoạt động được trên những đường băng dã chiến vốn dĩ chỉ dành cho máy bay trực thăng hoặc các loại máy bay cánh quạt cỡ nhỏ như các đường băng ngoài đảo nhỏ hay các đường băng được xây dựng trên các đỉnh núi vốn có chiều dài khá ngắn. Nguồn ảnh: Aeroplane.Hai động cơ Klimov của MiG-35 cũng giúp nó bay được với tốc độ tối đa lên tới Mach 2.2 khi ở độ cao lớn và tối đa Mach 1.17 khi ở độ cao thấp. Đây là một tốc độ vừa đủ để MiG-35 hỗn chiến được với nhiều loại chiến đấu cơ hiện đại ngày nay và nên nhớ rằng, khả năng khí động học của MiG-35 sẽ cho phép nó cơ động trên không cực tốt. Nguồn ảnh: EPA.Điểm yếu của MiG-35 có lẽ nằm ở trần bay. Trần bay tối đa của loại chiến đấu cơ này chỉ là 19.000 mét. Có lẽ do trọng lượng rỗng của máy bay là quá cao lên tới 11 tấn kèm theo sải cánh chỉ có tổng diện tích 38 mét vuông đã khiến MiG-35 không thể vươn cao hơn được ở độ cao lớn. Nguồn ảnh: Airplanepic.Có giá khoảng 40 triệu USD, MiG-35 dự kiến sẽ được Nga sản xuất hàng loạt từ cuối năm 2018 này. Hiện tại, Không quân Nga đã đặt hàng 30 chiếc MiG-35 trên tổng số 170 chiếc dự tính mua trong tương lai. Ngoài ra còn có Không quân Ai Cập đã đặt mua 46 chiếc. Nguồn ảnh: Aeroplane.Không quân Ai Cập cũng là lực lượng đầu tiên trên thế giới gặp tai nạn với chiến đấu cơ MiG-35. Vào ngày 3/11 vừa rồi, một máy bay MiG-35 của Không quân Ai Cập đã rơi và hư hỏng hoàn toàn. Nguồn ảnh: Aeroplane. Mời độc giả xem Video: MiG-35 cất cánh gần như thẳng đứng từ đường băng.
MiG-35 hiện này đang là một trong những chiến đấu cơ dành được nhiều sự quan tâm nhất của truyền thông quốc tế. Đây được coi là loại chiến đấu cơ tương lai, dự kiến sẽ thay thế cho MiG-29 các phiên bản của Không quân Nga hiện tại. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Một trong những điểm mạnh nhất của MiG-35 nằm ở sức mạnh động cơ và kiểu dáng khí động học của nó. Với hai động cơ Klimov RD-33MK turbo đốt sau, chiến đấu cơ MiG-35 có thể tạo ra công suất lên tới 105 kN khi cất cánh. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Kết hợp với kiểu dáng khí động học tuyệt vời của mình, MiG-35 có thể cất cánh chỉ với 400 mét đường băng - ngắn bậc nhất trong các loại chiến đấu cơ trên thế giới hiện tại. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Khi hạ cánh, phần cánh tà lớn khổng lồ của tiêm kích MiG-35 cũng cho phép chúng hạ cánh với quãng đường băng chỉ 450 mét - nghĩa là dài hơn so với đường băng lúc cất cánh chỉ 50 mét. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga.
Việc có thể cất - hạ cánh trên những đường băng ngắn như vậy sẽ giúp MiG-35 hoạt động được trên những đường băng dã chiến vốn dĩ chỉ dành cho máy bay trực thăng hoặc các loại máy bay cánh quạt cỡ nhỏ như các đường băng ngoài đảo nhỏ hay các đường băng được xây dựng trên các đỉnh núi vốn có chiều dài khá ngắn. Nguồn ảnh: Aeroplane.
Hai động cơ Klimov của MiG-35 cũng giúp nó bay được với tốc độ tối đa lên tới Mach 2.2 khi ở độ cao lớn và tối đa Mach 1.17 khi ở độ cao thấp. Đây là một tốc độ vừa đủ để MiG-35 hỗn chiến được với nhiều loại chiến đấu cơ hiện đại ngày nay và nên nhớ rằng, khả năng khí động học của MiG-35 sẽ cho phép nó cơ động trên không cực tốt. Nguồn ảnh: EPA.
Điểm yếu của MiG-35 có lẽ nằm ở trần bay. Trần bay tối đa của loại chiến đấu cơ này chỉ là 19.000 mét. Có lẽ do trọng lượng rỗng của máy bay là quá cao lên tới 11 tấn kèm theo sải cánh chỉ có tổng diện tích 38 mét vuông đã khiến MiG-35 không thể vươn cao hơn được ở độ cao lớn. Nguồn ảnh: Airplanepic.
Có giá khoảng 40 triệu USD, MiG-35 dự kiến sẽ được Nga sản xuất hàng loạt từ cuối năm 2018 này. Hiện tại, Không quân Nga đã đặt hàng 30 chiếc MiG-35 trên tổng số 170 chiếc dự tính mua trong tương lai. Ngoài ra còn có Không quân Ai Cập đã đặt mua 46 chiếc. Nguồn ảnh: Aeroplane.
Không quân Ai Cập cũng là lực lượng đầu tiên trên thế giới gặp tai nạn với chiến đấu cơ MiG-35. Vào ngày 3/11 vừa rồi, một máy bay MiG-35 của Không quân Ai Cập đã rơi và hư hỏng hoàn toàn. Nguồn ảnh: Aeroplane.
Mời độc giả xem Video: MiG-35 cất cánh gần như thẳng đứng từ đường băng.