Ngày 3/6/1982, Israel xâm lược Liban, với lý do ám sát đại sứ của nước này tại Vương quốc Anh và điều động lực lượng không quân của mình, tiến hành một cuộc không kích nhằm vào địa điểm tập trung của PLO. Tất nhiên cuộc đọ sức giữa tiêm kích MiG-23 của Syria và F-15/16 của Israel là không thể tránh khỏi.Vào ngày 7/6/1982, phi công người Syria, Đại úy Moza, đã bắn rơi hai chiếc tiêm kích chiến đấu F-16A. Radar của anh ta phát hiện máy bay Israel ở khoảng cách 25 km và anh ta bắn hai tên lửa R-23 ở khoảng cách 9 km và 7 km; tên lửa đi trúng mục tiêu.Tuy nhiên, sau khi bước vào giai đoạn giao tranh chính, thì F-16 chiếm thế thượng phong trước chiến đấu cơ MiG-23 của Moza bằng tên lửa tầm ngắn và sự linh hoạt; máy bay của Moza bị trúng tên lửa Sidewinder từ một chiếc F-16. Sau khi bỏ máy bay và nhảy dù, anh đã được chào đón một cách hân hoan như một người hùng.Vào ngày 8/6/1982, lại diễn ra một tình huống tương tự. Phi công Howe lái chiếc MiG-23MF, chống lại 4 chiếc F-16. Howe phát hiện một máy bay địch ở cự ly 21 km và phóng một quả tên lửa R-23 ở cự ly 7 km. Bất ngờ, hai bên bước vào một cuộc không chiến tầm gần; sự kết hợp giữa tên lửa tầm ngắn AIM-9 Sidewinder và sự cơ động của F-16 đã giành được ưu thế tuyệt đối.Như vậy về thành tích không chiến trong những ngày qua, hai bên tham chiến có ý kiến rất khác nhau. Syria cho rằng hai bên hòa, nhưng Israel cho rằng họ không có tổn thất nào trong trận không chiến.Kể từ ngày 9/6/1982, Không quân Israel bắt đầu thực hiện một cuộc tấn công được lên kế hoạch tỉ mỉ tại Thung lũng Bekaa. Trong trận chiến này, Israel đã dùng UAV làm mồi nhử, lừa Syria phóng tên lửa phòng không; sau đó Không quân Israel sử dụng tên lửa chống bức xạ, để tiêu diệt từng radar của Syria.Sau đó Không quân Israel đã tập trung 92 máy bay chiến đấu đến thung lũng Bekaa, nhằm loại bỏ những hệ thống phòng không SAM-6 nguy hiểm nhất. Lúc này, 54 chiếc máy bay chiến đấu MiG-23 và MiG-21 của Không quân Syria đã xuất kích và trận không chiến lớn nhất kể từ khi Thế chiến II bắt đầu.Không quân Israel đã giành lợi thế trong cuộc không chiến này, nhưng Syria không phải là không đánh trả. Các phi công Dieb, Naqaz, Tommy và Ali, những phi công MiG-23MF đều tuyên bố đã bắn hạ nhiều máy bay địch, bao gồm cả F-16 và F-4E; vũ khí mà họ sử dụng vẫn là tên lửa R-23.Một phóng viên chiến trường người Anh, là người chứng kiến trận chiến trên; trong bài viết của mình, anh ta nói rằng, anh ta đã chứng kiến một chiếc máy bay chiến đấu F-16 bị rơi sau khi phát nổ trên không. Có thể chứng minh rằng, kết quả trận chiến tại thung lũng Bekaa, mà các phi công Syria đề cập, không phải là con số không. Và đây có thể là lần duy nhất, MiG-23 giành chiến thắng trong trận không chiến này. Chiến tranh hiện đại không còn là cuộc cạnh tranh biệt lập giữa vũ khí và thiết bị, mà là cuộc đối đầu giữa các hệ thống chiến đấu. Điều này đã được phản ánh đầy đủ trong trận không chiến ở Thung lũng Bekaa. Điều mà sau này Mỹ cũng phải mang sách sang học tập người Israel.Sau khi không quân Israel phá hủy hoàn toàn radar của tên lửa phòng không, lực lượng này đã sử dụng máy bay tác chiến điện tử để gây nhiễu và chặn thông tin radar được bố trí trên lãnh thổ Syria, và phi đội của họ, dưới sự chỉ huy của 2 máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye, đã làm tốt phần còn lại.Việc mất quyền kiểm soát thông tin và gây nhiễu điện từ, cộng với việc chiến đấu cơ MiG-23 đi sau một thế hệ, chắc chắn MiG-23 sẽ phải chấp nhận số phận bị F-15 và F-16 "đồ sát" một cách dã man .Dù thất bại chưa từng có, nhưng Không quân Syria đã nắm bắt thời cơ để chống lại đối thủ. Ngày 11/6, Không quân Syria đã tổ chức và thực hiện thành công hoạt động săn lùng máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye. Dưới sự dẫn đường của radar mặt đất, hai chiếc MiG-23MF đã khôn khéo tránh chiếc F-15 hộ tống, một lần nữa phóng tên lửa không đối không R-23, bắn hạ một chiếc E-2C của Israel.Theo phía Syria, trong trận không chiến ở thung lũng Bekaa, MiG-23MF đã thực hiện 52 phi vụ chiến đấu, bắn rơi 5 chiếc F-16, 3 chiếc F-4E và một chiếc E2-C; phía Syria 6 chiếc MiG-23MF, 4 chiếc MiG-21 bị bắn rơi. Nói cách khác, MiG-23 của Syria đã bắn hạ 9 máy bay, với tỷ lệ hoán đổi khoảng 1:1.Trong nhiều năm, truyền thông Israel và phương Tây đã thổi phồng tỷ lệ thua trận của không quân Syria ở Thung lũng Bekaa là 85:0, và nhiều người tin vào điều này. Nhưng theo như thông tin từ Syria, thì thông tin của Israel rõ ràng là quá cường điệu.Với việc Israel chiếm hàng loạt lợi thế về trang bị, thông tin, hậu cần; đặc biệt máy bay chiến đấu và vũ khí hàng không của Israel hơn hẳn máy bay của Syria một thế hệ; thì việc MiG-23 của Syria bị thất bại trong một cuộc không chiến với F-15, F-16 là điều khó tránh khỏi. Về việc MiG-23 bị tổn thất nghiêm trọng, ngoài những hạn chế của chính loại máy bay này, nó còn liên quan đến sai sót chiến lược của Không quân Syria. Nếu không có sự phân biệt, không những không khách quan, mà còn không công bằng, khi đổ lỗi cho chính MiG-23, là nguyên nhân gây ra thất bại trong trận chiến. Nguồn ảnh: QQ.
Ngày 3/6/1982, Israel xâm lược Liban, với lý do ám sát đại sứ của nước này tại Vương quốc Anh và điều động lực lượng không quân của mình, tiến hành một cuộc không kích nhằm vào địa điểm tập trung của PLO. Tất nhiên cuộc đọ sức giữa tiêm kích MiG-23 của Syria và F-15/16 của Israel là không thể tránh khỏi.
Vào ngày 7/6/1982, phi công người Syria, Đại úy Moza, đã bắn rơi hai chiếc tiêm kích chiến đấu F-16A. Radar của anh ta phát hiện máy bay Israel ở khoảng cách 25 km và anh ta bắn hai tên lửa R-23 ở khoảng cách 9 km và 7 km; tên lửa đi trúng mục tiêu.
Tuy nhiên, sau khi bước vào giai đoạn giao tranh chính, thì F-16 chiếm thế thượng phong trước chiến đấu cơ MiG-23 của Moza bằng tên lửa tầm ngắn và sự linh hoạt; máy bay của Moza bị trúng tên lửa Sidewinder từ một chiếc F-16. Sau khi bỏ máy bay và nhảy dù, anh đã được chào đón một cách hân hoan như một người hùng.
Vào ngày 8/6/1982, lại diễn ra một tình huống tương tự. Phi công Howe lái chiếc MiG-23MF, chống lại 4 chiếc F-16. Howe phát hiện một máy bay địch ở cự ly 21 km và phóng một quả tên lửa R-23 ở cự ly 7 km. Bất ngờ, hai bên bước vào một cuộc không chiến tầm gần; sự kết hợp giữa tên lửa tầm ngắn AIM-9 Sidewinder và sự cơ động của F-16 đã giành được ưu thế tuyệt đối.
Như vậy về thành tích không chiến trong những ngày qua, hai bên tham chiến có ý kiến rất khác nhau. Syria cho rằng hai bên hòa, nhưng Israel cho rằng họ không có tổn thất nào trong trận không chiến.
Kể từ ngày 9/6/1982, Không quân Israel bắt đầu thực hiện một cuộc tấn công được lên kế hoạch tỉ mỉ tại Thung lũng Bekaa. Trong trận chiến này, Israel đã dùng UAV làm mồi nhử, lừa Syria phóng tên lửa phòng không; sau đó Không quân Israel sử dụng tên lửa chống bức xạ, để tiêu diệt từng radar của Syria.
Sau đó Không quân Israel đã tập trung 92 máy bay chiến đấu đến thung lũng Bekaa, nhằm loại bỏ những hệ thống phòng không SAM-6 nguy hiểm nhất. Lúc này, 54 chiếc máy bay chiến đấu MiG-23 và MiG-21 của Không quân Syria đã xuất kích và trận không chiến lớn nhất kể từ khi Thế chiến II bắt đầu.
Không quân Israel đã giành lợi thế trong cuộc không chiến này, nhưng Syria không phải là không đánh trả. Các phi công Dieb, Naqaz, Tommy và Ali, những phi công MiG-23MF đều tuyên bố đã bắn hạ nhiều máy bay địch, bao gồm cả F-16 và F-4E; vũ khí mà họ sử dụng vẫn là tên lửa R-23.
Một phóng viên chiến trường người Anh, là người chứng kiến trận chiến trên; trong bài viết của mình, anh ta nói rằng, anh ta đã chứng kiến một chiếc máy bay chiến đấu F-16 bị rơi sau khi phát nổ trên không. Có thể chứng minh rằng, kết quả trận chiến tại thung lũng Bekaa, mà các phi công Syria đề cập, không phải là con số không. Và đây có thể là lần duy nhất, MiG-23 giành chiến thắng trong trận không chiến này.
Chiến tranh hiện đại không còn là cuộc cạnh tranh biệt lập giữa vũ khí và thiết bị, mà là cuộc đối đầu giữa các hệ thống chiến đấu. Điều này đã được phản ánh đầy đủ trong trận không chiến ở Thung lũng Bekaa. Điều mà sau này Mỹ cũng phải mang sách sang học tập người Israel.
Sau khi không quân Israel phá hủy hoàn toàn radar của tên lửa phòng không, lực lượng này đã sử dụng máy bay tác chiến điện tử để gây nhiễu và chặn thông tin radar được bố trí trên lãnh thổ Syria, và phi đội của họ, dưới sự chỉ huy của 2 máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye, đã làm tốt phần còn lại.
Việc mất quyền kiểm soát thông tin và gây nhiễu điện từ, cộng với việc chiến đấu cơ MiG-23 đi sau một thế hệ, chắc chắn MiG-23 sẽ phải chấp nhận số phận bị F-15 và F-16 "đồ sát" một cách dã man .
Dù thất bại chưa từng có, nhưng Không quân Syria đã nắm bắt thời cơ để chống lại đối thủ. Ngày 11/6, Không quân Syria đã tổ chức và thực hiện thành công hoạt động săn lùng máy bay cảnh báo sớm E-2C Hawkeye. Dưới sự dẫn đường của radar mặt đất, hai chiếc MiG-23MF đã khôn khéo tránh chiếc F-15 hộ tống, một lần nữa phóng tên lửa không đối không R-23, bắn hạ một chiếc E-2C của Israel.
Theo phía Syria, trong trận không chiến ở thung lũng Bekaa, MiG-23MF đã thực hiện 52 phi vụ chiến đấu, bắn rơi 5 chiếc F-16, 3 chiếc F-4E và một chiếc E2-C; phía Syria 6 chiếc MiG-23MF, 4 chiếc MiG-21 bị bắn rơi. Nói cách khác, MiG-23 của Syria đã bắn hạ 9 máy bay, với tỷ lệ hoán đổi khoảng 1:1.
Trong nhiều năm, truyền thông Israel và phương Tây đã thổi phồng tỷ lệ thua trận của không quân Syria ở Thung lũng Bekaa là 85:0, và nhiều người tin vào điều này. Nhưng theo như thông tin từ Syria, thì thông tin của Israel rõ ràng là quá cường điệu.
Với việc Israel chiếm hàng loạt lợi thế về trang bị, thông tin, hậu cần; đặc biệt máy bay chiến đấu và vũ khí hàng không của Israel hơn hẳn máy bay của Syria một thế hệ; thì việc MiG-23 của Syria bị thất bại trong một cuộc không chiến với F-15, F-16 là điều khó tránh khỏi.
Về việc MiG-23 bị tổn thất nghiêm trọng, ngoài những hạn chế của chính loại máy bay này, nó còn liên quan đến sai sót chiến lược của Không quân Syria. Nếu không có sự phân biệt, không những không khách quan, mà còn không công bằng, khi đổ lỗi cho chính MiG-23, là nguyên nhân gây ra thất bại trong trận chiến. Nguồn ảnh: QQ.