Có lẽ Tu-95 là loại máy bay của Nga có nhiều cơ hội tiếp cận với các dòng chiến đấu cơ của phương Tây nhất. Kể từ khi chúng ra đời cho đến nay, hàng chục dòng chiến đấu cơ các loại của NATO đã được điều lên để bay hộ tống chiếc máy bay này, mỗi khi bị nó áp sát không phận.Từ những loại chiến đấu cơ cũ như F-4, F-101 cho đến dòng chiến đấu cơ hiện đại nhất như F-22, F-35 đều từng bay áp sát chiếc oanh tạc cơ này.Ngoài các máy bay do Mỹ sản xuất còn có các chiến đấu cơ do Châu Âu phát triển cũng đã được điều động để áp sát canh chừng máy bay Tu-95 Nga.Liên Xô bắt đầu sử dụng máy bay ném bom chiến lược Tu-95 để tuần tra không phận quốc tế sát với NATO kể từ đầu thời kỳ Chiến tranh Lạnh.Động thái tuần tra này ngoài việc thị uy sức mạnh còn giúp Liên Xô thu thập được các tin tức tình báo của phương Tây.Vì vậy NATO rất khó chịu và thường điều các chiến đấu cơ lên áp sát để buộc các "gấu già" Tu-95 rời xa không phận của họ.Các cuộc tuần tra sử dụng Tu-95 của Nga diễn ra thường xuyên với hàng chục chuyến bay một năm.Dù không mong muốn nhưng NATO cũng không làm gì được do máy bay Nga vẫn ở vùng không phận quốc tế.Sau khi Liên Xô sụp đổ, ban đầu Nga thiếu kinh phí để duy trì các chuyến bay tuần tiễu kiểu này.Mãi cho tới năm 2007, Tổng thống Putin mới quyết định nối lại việc tuần tra của các máy bay ném bom chiến lược Tu-95.Tu-95 được đưa vào biên chế Không quân Liên Xô trong tháng 4-1956. Trước khi tên lửa đạn đạo liên lục địa ra đời, loại máy bay này là phương tiện răn đe hạt nhân duy nhất có khả năng bay vượt đại dương để tấn công Mỹ.Tu-160 Blackjack và Tu-22 Backfice và Tu-95 Bear hiện là bộ ba máy bay ném bom chiến lược hiện nay của không quân Nga.Hoạt động bền bỉ, tải trọng vũ khí lớn và đa dạng, tầm bay xa khiến cho những chiếc "Gấu già" Tu-95 vẫn là một trong những vũ khí nguy hiểm của Nga.Được biết Tu-95 của Nga có khả năng mang 15 tấn bom đạn, đặc biệt là tên lửa hành trình Kh-101 và phiên bản có gắn đầu đạn hạt nhân Kh-102. Vì vậy, dù đã U70, loại máy bay này vẫn luôn khiến Mỹ phải e ngại.Tu-95 có chiều dài 49,5m, sải cánh 50,5m, chiều cao 12,2m, trọng tải rỗng 90 tấn, trọng tải cất cánh tối đa lên tới 187 tấn.Nhờ động cơ tuốc-bin cánh quạt, mỗi chiếc có hai cánh quạt kép đồng trục quay ngược chiều, Tu-95 có thể bay với vận tốc 925km/h, đây là tốc độ lớn nhất đối với máy bay sử dụng động cơ cánh quạt.Tu-95 có thể bay với quãng đường dài tới 15.000km, trần bay cao 12km.Mỗi chiếc Tu-95 có thể mang tới 15 tấn vũ khí bao gồm bom đạn và các tên lửa Kh-20, Kh-22, Kh-26, Kh-55, Kh-101."Tên lửa hành trình Kh-101 trên Tu-95 có tầm bắn trên 9.000 km. Nếu như tên lửa này được bắn đi từ Moscow thì nó vẫn có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào trên đất Mỹ. Điều này đang khiến Washington thực sự lo lắng", tạp chí National Interest Mỹ cho biết.Kh-101 có thể mang đầu đạn nặng 400 kg, sai số mục tiêu chỉ 10m, có khả năng bắn trúng mục tiêu kích thước chỉ 2-3 m, gồm cả muc tiêu di động.Với tải trọng lớn, trang bị vũ khí nguy hiểm, khả năng vận hành bền bỉ, đặc biệt là chi phí khai thác kinh tế khiến những chiếc máy bay này vẫn là lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga tương tự như B-52 của Mỹ, chúng sẽ tiếp tục hoạt động thêm vài thập niên nữa.
Có lẽ Tu-95 là loại máy bay của Nga có nhiều cơ hội tiếp cận với các dòng chiến đấu cơ của phương Tây nhất. Kể từ khi chúng ra đời cho đến nay, hàng chục dòng chiến đấu cơ các loại của NATO đã được điều lên để bay hộ tống chiếc máy bay này, mỗi khi bị nó áp sát không phận.
Từ những loại chiến đấu cơ cũ như F-4, F-101 cho đến dòng chiến đấu cơ hiện đại nhất như F-22, F-35 đều từng bay áp sát chiếc oanh tạc cơ này.
Ngoài các máy bay do Mỹ sản xuất còn có các chiến đấu cơ do Châu Âu phát triển cũng đã được điều động để áp sát canh chừng máy bay Tu-95 Nga.
Liên Xô bắt đầu sử dụng máy bay ném bom chiến lược Tu-95 để tuần tra không phận quốc tế sát với NATO kể từ đầu thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Động thái tuần tra này ngoài việc thị uy sức mạnh còn giúp Liên Xô thu thập được các tin tức tình báo của phương Tây.
Vì vậy NATO rất khó chịu và thường điều các chiến đấu cơ lên áp sát để buộc các "gấu già" Tu-95 rời xa không phận của họ.
Các cuộc tuần tra sử dụng Tu-95 của Nga diễn ra thường xuyên với hàng chục chuyến bay một năm.
Dù không mong muốn nhưng NATO cũng không làm gì được do máy bay Nga vẫn ở vùng không phận quốc tế.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, ban đầu Nga thiếu kinh phí để duy trì các chuyến bay tuần tiễu kiểu này.
Mãi cho tới năm 2007, Tổng thống Putin mới quyết định nối lại việc tuần tra của các máy bay ném bom chiến lược Tu-95.
Tu-95 được đưa vào biên chế Không quân Liên Xô trong tháng 4-1956. Trước khi tên lửa đạn đạo liên lục địa ra đời, loại máy bay này là phương tiện răn đe hạt nhân duy nhất có khả năng bay vượt đại dương để tấn công Mỹ.
Tu-160 Blackjack và Tu-22 Backfice và Tu-95 Bear hiện là bộ ba máy bay ném bom chiến lược hiện nay của không quân Nga.
Hoạt động bền bỉ, tải trọng vũ khí lớn và đa dạng, tầm bay xa khiến cho những chiếc "Gấu già" Tu-95 vẫn là một trong những vũ khí nguy hiểm của Nga.
Được biết Tu-95 của Nga có khả năng mang 15 tấn bom đạn, đặc biệt là tên lửa hành trình Kh-101 và phiên bản có gắn đầu đạn hạt nhân Kh-102. Vì vậy, dù đã U70, loại máy bay này vẫn luôn khiến Mỹ phải e ngại.
Tu-95 có chiều dài 49,5m, sải cánh 50,5m, chiều cao 12,2m, trọng tải rỗng 90 tấn, trọng tải cất cánh tối đa lên tới 187 tấn.
Nhờ động cơ tuốc-bin cánh quạt, mỗi chiếc có hai cánh quạt kép đồng trục quay ngược chiều, Tu-95 có thể bay với vận tốc 925km/h, đây là tốc độ lớn nhất đối với máy bay sử dụng động cơ cánh quạt.
Tu-95 có thể bay với quãng đường dài tới 15.000km, trần bay cao 12km.
Mỗi chiếc Tu-95 có thể mang tới 15 tấn vũ khí bao gồm bom đạn và các tên lửa Kh-20, Kh-22, Kh-26, Kh-55, Kh-101.
"Tên lửa hành trình Kh-101 trên Tu-95 có tầm bắn trên 9.000 km. Nếu như tên lửa này được bắn đi từ Moscow thì nó vẫn có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào trên đất Mỹ. Điều này đang khiến Washington thực sự lo lắng", tạp chí National Interest Mỹ cho biết.
Kh-101 có thể mang đầu đạn nặng 400 kg, sai số mục tiêu chỉ 10m, có khả năng bắn trúng mục tiêu kích thước chỉ 2-3 m, gồm cả muc tiêu di động.
Với tải trọng lớn, trang bị vũ khí nguy hiểm, khả năng vận hành bền bỉ, đặc biệt là chi phí khai thác kinh tế khiến những chiếc máy bay này vẫn là lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga tương tự như B-52 của Mỹ, chúng sẽ tiếp tục hoạt động thêm vài thập niên nữa.