Truyền thông Nga cho biết, các chiến đấu cơ Su-24 của nước này đã bắn cảnh cáo các tàu chiến của hạm đội Hải quân Anh, khi các tàu chiến này tiếp cận quá gần đảo Crimea trên biển Đen.Đài BBC của Anh sau đó đã cho đăng tải những hình ảnh được ghi lại trên một tàu chiến của hải quân nước này, cho thấy sự căng thẳng tột độ mà các thủy thủ trên tàu chiến Anh phải trải qua khi bị máy bay Nga áp sát.Thậm chí, thủy thủ đoàn trên các tàu chiến Anh đã nhận lệnh mặc quần áo chống cháy, sẵn sàng cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.Tờ Los Angeles Times của Mỹ thậm chí còn cho biết, máy bay chiến đấu Su-24 của Nga đã thả cả bom giả gần tàu chiến Anh, buộc các tàu này phải đổi phướng.Khu vực xảy ra vụ việc nằm gần đảo Crimea, Moscow tuyên bố chủ quyền của khu vực biển này, tuy nhiên phía NATO và các nước châu Âu lại luôn bác bỏ tuyên bố của Nga.Giới chức quân sự Anh cho biết, tàu chiến của họ đã không khai hỏa vào các máy bay chiến đấu Nga, do biết đây chỉ là "đòn gió". Thậm chí Hải quân Anh còn tự tin rằng, chiến đấu cơ Nga không gây nguy hiểm cho tàu chiến của họ.Đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh, máy bay chiến đấu Nga sử dụng đạn thật để khai hỏa vào tàu chiến của NATO. Rất may vụ việc đã không để lại bất cứ hậu quả nghiêm trọng nào.Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết, chiến đấu cơ của nước này đã nã đạn sau khi cảnh cáo tàu khu trục Defender của Anh không được phép tiếp cận gần hải phận của nước này quá 5 km.Ngay sau khi tàu HMS Defender của Anh bỏ qua những lời cảnh báo này, máy bay chiến đấu Su-24 của Nga đã khai hỏa và thả 4 quả bom giả ngay trước mũi tàu chiến Anh.Hành động đầy quyết tâm này của Nga đã khiến tàu Defender của Anh phải đổi hướng, rời khỏi hải phận của Nga. Ngay sau vụ việc, Moscow đã triệu hồi tham tán quân sự của Anh, cáo buộc London đã có nước đi "cực kỳ nguy hiểm" và "vi phạm luật hàng hải".Ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Anh khẳng định, tàu HMS Defender của nước này không hề tiến vào vùng biển của Nga và cũng không bị bắn hoặc thả bom cảnh cáo.Tàu HMS Defender thuộc lớp Khu trục hạm Type 45, nằm trong biên chế Nhóm tác chiến Tàu sân bay Anh. Hiện tại, lực lượng này của Anh đang trên đường tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vụ việc kể trên xảy ra khi nhóm tác chiến của Anh đi qua vùng biển Đen. Nguồn ảnh: Sina. Nga tung clip cận cảnh phi vụ chiến đấu cơ Su-24 của nước này bắn chặn đầu tàu chiến HMS Defender của Anh. Nguồn: Bộ quốc phòng Nga.
Truyền thông Nga cho biết, các chiến đấu cơ Su-24 của nước này đã bắn cảnh cáo các tàu chiến của hạm đội Hải quân Anh, khi các tàu chiến này tiếp cận quá gần đảo Crimea trên biển Đen.
Đài BBC của Anh sau đó đã cho đăng tải những hình ảnh được ghi lại trên một tàu chiến của hải quân nước này, cho thấy sự căng thẳng tột độ mà các thủy thủ trên tàu chiến Anh phải trải qua khi bị máy bay Nga áp sát.
Thậm chí, thủy thủ đoàn trên các tàu chiến Anh đã nhận lệnh mặc quần áo chống cháy, sẵn sàng cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Tờ Los Angeles Times của Mỹ thậm chí còn cho biết, máy bay chiến đấu Su-24 của Nga đã thả cả bom giả gần tàu chiến Anh, buộc các tàu này phải đổi phướng.
Khu vực xảy ra vụ việc nằm gần đảo Crimea, Moscow tuyên bố chủ quyền của khu vực biển này, tuy nhiên phía NATO và các nước châu Âu lại luôn bác bỏ tuyên bố của Nga.
Giới chức quân sự Anh cho biết, tàu chiến của họ đã không khai hỏa vào các máy bay chiến đấu Nga, do biết đây chỉ là "đòn gió". Thậm chí Hải quân Anh còn tự tin rằng, chiến đấu cơ Nga không gây nguy hiểm cho tàu chiến của họ.
Đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Lạnh, máy bay chiến đấu Nga sử dụng đạn thật để khai hỏa vào tàu chiến của NATO. Rất may vụ việc đã không để lại bất cứ hậu quả nghiêm trọng nào.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết, chiến đấu cơ của nước này đã nã đạn sau khi cảnh cáo tàu khu trục Defender của Anh không được phép tiếp cận gần hải phận của nước này quá 5 km.
Ngay sau khi tàu HMS Defender của Anh bỏ qua những lời cảnh báo này, máy bay chiến đấu Su-24 của Nga đã khai hỏa và thả 4 quả bom giả ngay trước mũi tàu chiến Anh.
Hành động đầy quyết tâm này của Nga đã khiến tàu Defender của Anh phải đổi hướng, rời khỏi hải phận của Nga. Ngay sau vụ việc, Moscow đã triệu hồi tham tán quân sự của Anh, cáo buộc London đã có nước đi "cực kỳ nguy hiểm" và "vi phạm luật hàng hải".
Ngược lại, Bộ trưởng Quốc phòng Anh khẳng định, tàu HMS Defender của nước này không hề tiến vào vùng biển của Nga và cũng không bị bắn hoặc thả bom cảnh cáo.
Tàu HMS Defender thuộc lớp Khu trục hạm Type 45, nằm trong biên chế Nhóm tác chiến Tàu sân bay Anh. Hiện tại, lực lượng này của Anh đang trên đường tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vụ việc kể trên xảy ra khi nhóm tác chiến của Anh đi qua vùng biển Đen. Nguồn ảnh: Sina.
Nga tung clip cận cảnh phi vụ chiến đấu cơ Su-24 của nước này bắn chặn đầu tàu chiến HMS Defender của Anh. Nguồn: Bộ quốc phòng Nga.