Máy bay Cessna A-37 Dragonfly là loại cường kích ném bom duy nhất, được Mỹ trang bị rộng rãi cho không quân ngụy Sài Gòn, sử dụng từ những năm 1967 trong cuộc chiến ở Việt Nam.Sau chiến thắng 30/4/1975, thu được chiến lợi phẩm A-37 Dragonfly từ quân đội ngụy Sài Gòn, Quân đội nhân dân Việt Nam đã biên chế những chiếc cường kích A-37 Dragonfly cho lực lượng không quân.Những chiếc cường kích A-37 được giao nhiệm vụ ném bom hỗ trợ cho lực lượng bộ binh tấn công và đã tham chiến rất tích cực trong thời gian cuối thập niên 1970 đầu 1980 trong không quân Việt Nam.Cường kích A-37 Dragonfly là loại máy bay ném bom hạng nhẹ, được quân đội Mỹ đặt hàng từ hãng Cessna, phát triển từ loại máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi T-37Cs, với mục đích tạo ra một loại máy bay ném bom có chi phí hoạt động thấp.A-37 có khung thân được gia cố tốt hơn so với khung thân của T-37Cs, nhằm tăng khả năng mang bom và nhiên liệu, giúp A-37 có trọng tải cất cánh đạt 5.440 kg.Tuy được phát triển từ máy bay huấn luyện, nhưng nó lại được trang bị hệ thống điện tử tốt hơn so với T - 37Cs và để đáp ứng được khả năng mang tải cho nhiệm vụ mới A-37 được trang bị 2 động cơ General Electric J85 có công suất lớn hơn so với loại động cơ được trang bị trên T - 37Cs.Bên cạnh đó, cường kích cơ A-37 vẫn giữ lại thiết kế buồng lái hai người như trên kiểu máy bay gốc T - 37Cs, một vị trí cho phi công điều khiển máy bay và một vị trí dành cho sĩ quan điều khiển vũ khí.Những thay đổi chính của A-37 so với máy bay T - 37Cs là được trang bị thêm 2 thùng nhiên liệu ở 2 đầu cánh, 1 súng GAU-2B minigun cỡ nòng 7,62mm gắn ở khoang mũi của máy bay. Ở 2 bên cánh của máy bay có 6 giá treo vũ khí, dùng để treo bom và rocket đối đất.Cuộc chiến mà máy bay A-37 tham gia nhiều nhất là cuộc chiến tranh tại Việt Nam, chiếc máy bay chính thức được đưa tới Miền Nam Việt Nam vào tháng 8/1967 và tham chiến cho tới khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng ngày 30/4/1975.Đã có hơn 500 máy bay A-37 được chế tạo và gửi sang Việt Nam. Máy bay A-37 của không quân Mỹ đã thực hiện khoảng 100.000 phi vụ trên bầu trời Nam Việt Nam. Nhưng cũng đã có 209 chiếc máy bay A-37 đã bị quân giải phóng bắn hạ.Không quân Việt Nam đưa vào sử dụng loại cường kích này bắt đầu từ cuối tháng 4/1975. Ngày 28/4/1975, phi đội Quyết thắng của không quân nhân dân Việt Nam gồm 5 chiếc A-37 đã dội bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại nặng nề cho quân ngụy Sài Gòn.Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, các phi đội A-37 cùng với quân tình nguyện Việt Nam tích cực tiêu diệt quân địch, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng do chính quyền Khơ-me đỏ gây ra.Thời gian phục vụ của máy bay A-37 trong Không quân Nhân dân Việt Nam không dài, nhưng cùng với các phi công xuất sắc của không quân Việt Nam, A-37 đã lập nên nhiều chiến công đóng góp vào Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Cũng như tham gia cùng những người lính tình nguyện Việt Nam giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng của chính quyền Khơ-me đỏ.Sau những ngày tháng phục vụ, do thiếu linh kiện phụ tùng thay thế, nên toàn phi đội cường kích A-37 đã nghỉ hưu, nhưng những chiến công của A-37 vẫn được ghi nhận, đây là máy bay cường kích đúng nghĩa nhất, lần đầu tiên có trong biên chế của quân đội Việt Nam. Nguồn ảnh: TTXVN/Pinterest.
Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích và huyền thoại. Nguồn: VTCnews.
Máy bay Cessna A-37 Dragonfly là loại cường kích ném bom duy nhất, được Mỹ trang bị rộng rãi cho không quân ngụy Sài Gòn, sử dụng từ những năm 1967 trong cuộc chiến ở Việt Nam.
Sau chiến thắng 30/4/1975, thu được chiến lợi phẩm A-37 Dragonfly từ quân đội ngụy Sài Gòn, Quân đội nhân dân Việt Nam đã biên chế những chiếc cường kích A-37 Dragonfly cho lực lượng không quân.
Những chiếc cường kích A-37 được giao nhiệm vụ ném bom hỗ trợ cho lực lượng bộ binh tấn công và đã tham chiến rất tích cực trong thời gian cuối thập niên 1970 đầu 1980 trong không quân Việt Nam.
Cường kích A-37 Dragonfly là loại máy bay ném bom hạng nhẹ, được quân đội Mỹ đặt hàng từ hãng Cessna, phát triển từ loại máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi T-37Cs, với mục đích tạo ra một loại máy bay ném bom có chi phí hoạt động thấp.
A-37 có khung thân được gia cố tốt hơn so với khung thân của T-37Cs, nhằm tăng khả năng mang bom và nhiên liệu, giúp A-37 có trọng tải cất cánh đạt 5.440 kg.
Tuy được phát triển từ máy bay huấn luyện, nhưng nó lại được trang bị hệ thống điện tử tốt hơn so với T - 37Cs và để đáp ứng được khả năng mang tải cho nhiệm vụ mới A-37 được trang bị 2 động cơ General Electric J85 có công suất lớn hơn so với loại động cơ được trang bị trên T - 37Cs.
Bên cạnh đó, cường kích cơ A-37 vẫn giữ lại thiết kế buồng lái hai người như trên kiểu máy bay gốc T - 37Cs, một vị trí cho phi công điều khiển máy bay và một vị trí dành cho sĩ quan điều khiển vũ khí.
Những thay đổi chính của A-37 so với máy bay T - 37Cs là được trang bị thêm 2 thùng nhiên liệu ở 2 đầu cánh, 1 súng GAU-2B minigun cỡ nòng 7,62mm gắn ở khoang mũi của máy bay. Ở 2 bên cánh của máy bay có 6 giá treo vũ khí, dùng để treo bom và rocket đối đất.
Cuộc chiến mà máy bay A-37 tham gia nhiều nhất là cuộc chiến tranh tại Việt Nam, chiếc máy bay chính thức được đưa tới Miền Nam Việt Nam vào tháng 8/1967 và tham chiến cho tới khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng ngày 30/4/1975.
Đã có hơn 500 máy bay A-37 được chế tạo và gửi sang Việt Nam. Máy bay A-37 của không quân Mỹ đã thực hiện khoảng 100.000 phi vụ trên bầu trời Nam Việt Nam. Nhưng cũng đã có 209 chiếc máy bay A-37 đã bị quân giải phóng bắn hạ.
Không quân Việt Nam đưa vào sử dụng loại cường kích này bắt đầu từ cuối tháng 4/1975. Ngày 28/4/1975, phi đội Quyết thắng của không quân nhân dân Việt Nam gồm 5 chiếc A-37 đã dội bom xuống sân bay Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại nặng nề cho quân ngụy Sài Gòn.
Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, các phi đội A-37 cùng với quân tình nguyện Việt Nam tích cực tiêu diệt quân địch, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng do chính quyền Khơ-me đỏ gây ra.
Thời gian phục vụ của máy bay A-37 trong Không quân Nhân dân Việt Nam không dài, nhưng cùng với các phi công xuất sắc của không quân Việt Nam, A-37 đã lập nên nhiều chiến công đóng góp vào Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Cũng như tham gia cùng những người lính tình nguyện Việt Nam giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng của chính quyền Khơ-me đỏ.
Sau những ngày tháng phục vụ, do thiếu linh kiện phụ tùng thay thế, nên toàn phi đội cường kích A-37 đã nghỉ hưu, nhưng những chiến công của A-37 vẫn được ghi nhận, đây là máy bay cường kích đúng nghĩa nhất, lần đầu tiên có trong biên chế của quân đội Việt Nam. Nguồn ảnh: TTXVN/Pinterest.
Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích và huyền thoại. Nguồn: VTCnews.