Hãng thông tấn Reuters đã xác nhận, Phần Lan và Đan Mạch đã cam kết cung cấp cho Ukraine 61 máy bay chiến đấu F-16 (Đan Mạch 19 chiếc, Hà Lan 42 chiếc), đây có thể chỉ là bước khởi đầu và các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Thụy Điển cũng đang được tiến hành.Hiện Không quân Thụy Điển có hơn 200 máy bay chiến đấu Gripen (chiến đấu cơ hạng nhẹ tương đương F-16) đang phục vụ. Nếu cuộc đàm phán giữa Ukraine và Thụy Điển diễn ra tốt đẹp, thì Ukraine dự kiến sẽ nhận được hàng chục chiếc Gripen trở lên.Ngoài ra, các nước phương Tây còn có chiến đấu cơ F-15, F-35, Rafale, Tornado, Mirage và các máy bay chiến đấu khác. Chỉ cần Nga “không ra tay” với phương Tây, Ukraine có thể tiếp nhận những máy bay chiến đấu này trong tương lai. Đồng thời, tên lửa không đối đất, tên lửa chống bức xạ và các tên lửa trên không khác sẽ tiếp tục tràn vào Ukraine.Máy bay F-16 mặc dù hạng nhẹ, nhưng có khả năng chiến đấu đa năng, được ví là “ngựa thồ vũ khí” và có thể thực hiện các nhiệm vụ như hoạt động chiếm ưu thế trên không, tấn công mặt đất, tác chiến điện tử, trinh sát và huấn luyện.Quân đội Ukraine hy vọng, khi Không quân Ukraine với F-16 tiến vào chiến trường, ưu thế trên không của Không quân Nga chắc chắn sẽ bị suy yếu hơn nữa. Ngoài ra, F-16 có thể tấn công các mục tiêu sâu trong khu vực do Nga chiếm đóng, hỗ trợ cho sự tiến công của nhóm thiết giáp mặt đất Ukraine. Theo lãnh đạo Quân đội Ukraine, nếu Ukraine có F-16, thì Quân đội Nga không thể đánh bại cuộc phản công của Ukraine dễ dàng như hồi tháng 6 vừa qua. Tương lai với Nga chắc chắn sẽ là một cuộc chiến khó khăn và quân đội Ukraine có nhiều khả năng sẽ đạt được kết quả cao hơn trên tiền tuyến.Tuy nhiên, sẽ là “quá lạc quan” nếu nói rằng, chiến đấu cơ sẽ giúp Quân đội Ukraine F-16 sẽ “lật ngược hoàn toàn cục diện cuộc chiến”. Bởi Ukraine sẽ phải đối mặt với 3 vấn đề lớn sau khi nhận F-16; mà những vấn đề này, Ukraine khó có thể vượt qua trong “một sớm, một chiều”.Thứ nhất: Ukraine phải mất ít nhất nửa năm để đào tạo được một phi công F-16 đủ tiêu chuẩn. Do thời gian huấn luyện kéo dài, nên Ukraine khó có thể đào tạo được số lượng lớn phi công trưởng thành trong thời gian ngắn và Không quân Ukraine không thể hình thành hiệu quả tác chiến mang tính hủy diệt.Thứ hai là sân bay cho F-16 ở đâu? Nên nhớ chỉ cần F-16 vào Ukraine và bị quân đội Nga phát hiện, tên lửa Nga chắc chắn sẽ theo sau. Chiến dịch tìm diệt của Nga đối với những chiếc F-16 này chắc chắn sẽ không có sự “nương tay”. Thứ ba: Lực lượng phòng không Nga bố trí các hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 dày đặc; còn Không quân Nga có hàng loạt tên lửa phòng không của chiến đấu cơ thế hệ 4++. Những vũ khí tiên tiến này sẽ hạn chế khả năng hoạt động của F-16. Tờ Sina của Trung Quốc cho biết, số lượng máy bay chiến đấu F-16 được Mỹ sản xuất lên tới 5.000 chiếc và được cho là loại chiến đấu cơ thế hệ 4 thành công nhất. Theo phép tính đơn thuần, nếu các nước phương Tây sẵn sàng tiếp tục cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu, tổn thất của quân đội Nga sẽ càng tăng thêm. Tuy nhiên không giống như pháo binh, máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không có thời gian sử dụng lâu dài và chi phí cao. Khi tổn thất ngày càng gia tăng, điều này sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng tài chính của Nga, đây không phải là tin tốt cho Nga. Theo số liệu mới đây được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố, quy mô nền kinh tế Nga đã vượt qua Đức và đứng trong top 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đây không phải là tổng GDP mà là cách tính ngang giá sức mua (PPP); như vậy nền kinh tế Nga đã vượt qua Đức. Nga về cơ bản đã cắt đứt quan hệ kinh tế và thương mại với phương Tây, hiện nay Nga đang tăng cường quan hệ kinh tế với các nước ở Đông Á, Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ. Tổng hợp kinh tế của các nước trong khu vực này, hiện đã vượt qua các nước phương Tây.Nếu nền kinh tế Nga có thể hội nhập thành công vào trật tự mới do các nước không phải phương Tây xây dựng, thì sẽ có thể trụ vững trước những tổn thất trên chiến trường; và nỗ lực của các nước phương Tây nhằm kéo Nga xuống bằng viện trợ quân sự cho Ukraine, khó có thể dễ dàng đạt được như vậy. Hôm 24/8 vừa rồi, Thủ tướng Na Uy, ông Jonas Gahr Store đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kiev nhân Ngày Độc lập của Ukraine và tuyên bố, Na Uy sẽ trở thành quốc gia thứ ba (sau Đan Mạch và Hà Lan), viện trợ tiêm kích F-16 cho Ukraine. Theo hãng thông tấn NTB của Na Uy, Oslo sẽ cung cấp cho Kiev 5-10 tiêm kích F-16. Tuy nhiên, văn phòng Thủ tướng Na Uy chưa xác nhận thông tin về số lượng tiêm kích F-16 định viện trợ cho Ukraine. Những máy bay F-16 có ý định viện trợ cho Ukraine, đều đã bị Không quân Na Uy cho loại khỏi biên chế chiến đấu. Trước đó chính phủ Na Uy đã rao bán 57 tiêm kích F-16, trong đó 32 chiếc được bán cho Romania và 12 chiếc cho tập đoàn Draken International của Mỹ. Tuy nhiên, NTB dẫn lời Thủ tướng Store cho biết, thương vụ với tập đoàn tư nhân của Mỹ đã bị hủy bỏ. Tiêm kích đa năng F-16 do công ty General Dynamics của Mỹ phát triển từ đầu thập niên 1970, được Mỹ và các đồng minh sử dụng với số lượng lớn. Mỗi chiếc F-16 có giá khoảng 30-64 triệu USD (tùy biến thể và chất lượng, nhưng không có vũ khí). F-16 có thể đạt tốc độ tối đa 2.121 km/h ở độ cao 12.000 m, trần bay tối đa 18.000 m; bán kính hoạt động 546 km. F-16 được trang bị một pháo nòng xoay 6 nòng 20 mm, 11 giá treo có thể mang theo 7,7 tấn vũ khí. Hiện tại Mỹ và một số quốc gia đang loại dần F-16 ra khỏi biên chế và thay thế bằng máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35.
Hãng thông tấn Reuters đã xác nhận, Phần Lan và Đan Mạch đã cam kết cung cấp cho Ukraine 61 máy bay chiến đấu F-16 (Đan Mạch 19 chiếc, Hà Lan 42 chiếc), đây có thể chỉ là bước khởi đầu và các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Thụy Điển cũng đang được tiến hành.
Hiện Không quân Thụy Điển có hơn 200 máy bay chiến đấu Gripen (chiến đấu cơ hạng nhẹ tương đương F-16) đang phục vụ. Nếu cuộc đàm phán giữa Ukraine và Thụy Điển diễn ra tốt đẹp, thì Ukraine dự kiến sẽ nhận được hàng chục chiếc Gripen trở lên.
Ngoài ra, các nước phương Tây còn có chiến đấu cơ F-15, F-35, Rafale, Tornado, Mirage và các máy bay chiến đấu khác. Chỉ cần Nga “không ra tay” với phương Tây, Ukraine có thể tiếp nhận những máy bay chiến đấu này trong tương lai. Đồng thời, tên lửa không đối đất, tên lửa chống bức xạ và các tên lửa trên không khác sẽ tiếp tục tràn vào Ukraine.
Máy bay F-16 mặc dù hạng nhẹ, nhưng có khả năng chiến đấu đa năng, được ví là “ngựa thồ vũ khí” và có thể thực hiện các nhiệm vụ như hoạt động chiếm ưu thế trên không, tấn công mặt đất, tác chiến điện tử, trinh sát và huấn luyện.
Quân đội Ukraine hy vọng, khi Không quân Ukraine với F-16 tiến vào chiến trường, ưu thế trên không của Không quân Nga chắc chắn sẽ bị suy yếu hơn nữa. Ngoài ra, F-16 có thể tấn công các mục tiêu sâu trong khu vực do Nga chiếm đóng, hỗ trợ cho sự tiến công của nhóm thiết giáp mặt đất Ukraine.
Theo lãnh đạo Quân đội Ukraine, nếu Ukraine có F-16, thì Quân đội Nga không thể đánh bại cuộc phản công của Ukraine dễ dàng như hồi tháng 6 vừa qua. Tương lai với Nga chắc chắn sẽ là một cuộc chiến khó khăn và quân đội Ukraine có nhiều khả năng sẽ đạt được kết quả cao hơn trên tiền tuyến.
Tuy nhiên, sẽ là “quá lạc quan” nếu nói rằng, chiến đấu cơ sẽ giúp Quân đội Ukraine F-16 sẽ “lật ngược hoàn toàn cục diện cuộc chiến”. Bởi Ukraine sẽ phải đối mặt với 3 vấn đề lớn sau khi nhận F-16; mà những vấn đề này, Ukraine khó có thể vượt qua trong “một sớm, một chiều”.
Thứ nhất: Ukraine phải mất ít nhất nửa năm để đào tạo được một phi công F-16 đủ tiêu chuẩn. Do thời gian huấn luyện kéo dài, nên Ukraine khó có thể đào tạo được số lượng lớn phi công trưởng thành trong thời gian ngắn và Không quân Ukraine không thể hình thành hiệu quả tác chiến mang tính hủy diệt.
Thứ hai là sân bay cho F-16 ở đâu? Nên nhớ chỉ cần F-16 vào Ukraine và bị quân đội Nga phát hiện, tên lửa Nga chắc chắn sẽ theo sau. Chiến dịch tìm diệt của Nga đối với những chiếc F-16 này chắc chắn sẽ không có sự “nương tay”.
Thứ ba: Lực lượng phòng không Nga bố trí các hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 dày đặc; còn Không quân Nga có hàng loạt tên lửa phòng không của chiến đấu cơ thế hệ 4++. Những vũ khí tiên tiến này sẽ hạn chế khả năng hoạt động của F-16.
Tờ Sina của Trung Quốc cho biết, số lượng máy bay chiến đấu F-16 được Mỹ sản xuất lên tới 5.000 chiếc và được cho là loại chiến đấu cơ thế hệ 4 thành công nhất. Theo phép tính đơn thuần, nếu các nước phương Tây sẵn sàng tiếp tục cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu, tổn thất của quân đội Nga sẽ càng tăng thêm.
Tuy nhiên không giống như pháo binh, máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không có thời gian sử dụng lâu dài và chi phí cao. Khi tổn thất ngày càng gia tăng, điều này sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng tài chính của Nga, đây không phải là tin tốt cho Nga.
Theo số liệu mới đây được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố, quy mô nền kinh tế Nga đã vượt qua Đức và đứng trong top 5 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đây không phải là tổng GDP mà là cách tính ngang giá sức mua (PPP); như vậy nền kinh tế Nga đã vượt qua Đức.
Nga về cơ bản đã cắt đứt quan hệ kinh tế và thương mại với phương Tây, hiện nay Nga đang tăng cường quan hệ kinh tế với các nước ở Đông Á, Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ. Tổng hợp kinh tế của các nước trong khu vực này, hiện đã vượt qua các nước phương Tây.
Nếu nền kinh tế Nga có thể hội nhập thành công vào trật tự mới do các nước không phải phương Tây xây dựng, thì sẽ có thể trụ vững trước những tổn thất trên chiến trường; và nỗ lực của các nước phương Tây nhằm kéo Nga xuống bằng viện trợ quân sự cho Ukraine, khó có thể dễ dàng đạt được như vậy.
Hôm 24/8 vừa rồi, Thủ tướng Na Uy, ông Jonas Gahr Store đã có chuyến thăm bất ngờ tới Kiev nhân Ngày Độc lập của Ukraine và tuyên bố, Na Uy sẽ trở thành quốc gia thứ ba (sau Đan Mạch và Hà Lan), viện trợ tiêm kích F-16 cho Ukraine.
Theo hãng thông tấn NTB của Na Uy, Oslo sẽ cung cấp cho Kiev 5-10 tiêm kích F-16. Tuy nhiên, văn phòng Thủ tướng Na Uy chưa xác nhận thông tin về số lượng tiêm kích F-16 định viện trợ cho Ukraine. Những máy bay F-16 có ý định viện trợ cho Ukraine, đều đã bị Không quân Na Uy cho loại khỏi biên chế chiến đấu.
Trước đó chính phủ Na Uy đã rao bán 57 tiêm kích F-16, trong đó 32 chiếc được bán cho Romania và 12 chiếc cho tập đoàn Draken International của Mỹ. Tuy nhiên, NTB dẫn lời Thủ tướng Store cho biết, thương vụ với tập đoàn tư nhân của Mỹ đã bị hủy bỏ.
Tiêm kích đa năng F-16 do công ty General Dynamics của Mỹ phát triển từ đầu thập niên 1970, được Mỹ và các đồng minh sử dụng với số lượng lớn. Mỗi chiếc F-16 có giá khoảng 30-64 triệu USD (tùy biến thể và chất lượng, nhưng không có vũ khí).
F-16 có thể đạt tốc độ tối đa 2.121 km/h ở độ cao 12.000 m, trần bay tối đa 18.000 m; bán kính hoạt động 546 km. F-16 được trang bị một pháo nòng xoay 6 nòng 20 mm, 11 giá treo có thể mang theo 7,7 tấn vũ khí. Hiện tại Mỹ và một số quốc gia đang loại dần F-16 ra khỏi biên chế và thay thế bằng máy bay chiến đấu thế hệ 5 F-35.