Ngay từ chiến tranh thế giới thứ hai, không quân và hải quân Mỹ đã nghiên cứu tìm cách rút đường băng cất cánh xuống ngắn nhất có thể vì đường băng ngắn đồng nghĩa với việc sân bay bé, đồng nghĩa với việc tỉ lệ bị dính bom trong các vụ không kích và pháo kích sẽ nhỏ lại.Phương pháp tốt nhất các kỹ sư Mỹ có thể tìm ra lúc bấy giờ đó là dùng động cơ rocket gắn vào phía sau máy bay chiến đấu. Động cơ này sử dụng nhiên liệu lỏng giống với các loại tên lửa đẩy khác trong ngành hàng không vũ trụ.Với loại động cơ rocket này, thậm chí một chiếc máy bay ném bom còn có thể cất cánh từ trên tàu sân bay với đường băng chỉ 200 mét so với 2 km trong điều kiện cất cánh bình thường ở các sân bay trên mặt đất.Ưu điểm đầu tiên của phương pháp cất cánh này đó là cực kỳ dễ sử dụng và có giá thành rất rẻ. Bất cứ loại máy bay nào đều chỉ mất từ 1 đến 2 ngày để lắp rát bộ phận đẩy phụ trợ này trước khi có thể sử dụng được.Với hệ thống này, chiếc phi cơ sẽ được đưa từ vận tốc 0 km/h lên tới 140 đến 200 km/h chỉ trong vòng 10 giây sau khi khởi động.Thậm chí với các loại máy bay tiêm kích cỡ nhỏ, cất cánh bằng hệ thống trợ lực kết hợp với hệ thống đường ray thì quãng đường cất cánh sẽ thu nhỏ xuống còn vài mét.Tên lửa sẽ phóng máy bay lên trời ngay từ trên bệ phòng cùng bộ phận trợ lực.Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại nhiều nhược điểm chết người mà chính vì những nhược điểm đó mà đến nay nó không còn được sử dụng rộng rãi. Đầu tiên là do thiết bị hỗ trợ bay này không có khả năng điều chỉnh vận tốc, phi công chỉ có thể bật nó lên và chờ thiết bị phụt đến lúc hết nhiên liệu chứ thậm chí không thể ngắt động cơ trợ lực giữa chừng được.Tiếp theo đó là nguy cơ cháy nổ rất cao. Lúc cất cánh và lúc hạ cánh phi cơ thường đối mặt với rất nhiều nguy hiểm về mặt sự cố kỹ thuật và nếu có bất cứ sự cố nào xảy ra trong lúc cất cánh cùng quả tên lửa đẩy trợ lực sau lưng, phi công sẽ khó có khả năng sống sót.Ngày nay mặc dù trên các tàu sân bay đã có hệ thống phóng hiện đại thì hệ thống này vẫn được sử dụng một cách cực kỳ hạn chế, chỉ trong những điều kiện bất khả kháng người ta mới phải dùng tới thiết bị này.
Ngay từ chiến tranh thế giới thứ hai, không quân và hải quân Mỹ đã nghiên cứu tìm cách rút đường băng cất cánh xuống ngắn nhất có thể vì đường băng ngắn đồng nghĩa với việc sân bay bé, đồng nghĩa với việc tỉ lệ bị dính bom trong các vụ không kích và pháo kích sẽ nhỏ lại.
Phương pháp tốt nhất các kỹ sư Mỹ có thể tìm ra lúc bấy giờ đó là dùng động cơ rocket gắn vào phía sau máy bay chiến đấu. Động cơ này sử dụng nhiên liệu lỏng giống với các loại tên lửa đẩy khác trong ngành hàng không vũ trụ.
Với loại động cơ rocket này, thậm chí một chiếc máy bay ném bom còn có thể cất cánh từ trên tàu sân bay với đường băng chỉ 200 mét so với 2 km trong điều kiện cất cánh bình thường ở các sân bay trên mặt đất.
Ưu điểm đầu tiên của phương pháp cất cánh này đó là cực kỳ dễ sử dụng và có giá thành rất rẻ. Bất cứ loại máy bay nào đều chỉ mất từ 1 đến 2 ngày để lắp rát bộ phận đẩy phụ trợ này trước khi có thể sử dụng được.
Với hệ thống này, chiếc phi cơ sẽ được đưa từ vận tốc 0 km/h lên tới 140 đến 200 km/h chỉ trong vòng 10 giây sau khi khởi động.
Thậm chí với các loại máy bay tiêm kích cỡ nhỏ, cất cánh bằng hệ thống trợ lực kết hợp với hệ thống đường ray thì quãng đường cất cánh sẽ thu nhỏ xuống còn vài mét.
Tên lửa sẽ phóng máy bay lên trời ngay từ trên bệ phòng cùng bộ phận trợ lực.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại nhiều nhược điểm chết người mà chính vì những nhược điểm đó mà đến nay nó không còn được sử dụng rộng rãi. Đầu tiên là do thiết bị hỗ trợ bay này không có khả năng điều chỉnh vận tốc, phi công chỉ có thể bật nó lên và chờ thiết bị phụt đến lúc hết nhiên liệu chứ thậm chí không thể ngắt động cơ trợ lực giữa chừng được.
Tiếp theo đó là nguy cơ cháy nổ rất cao. Lúc cất cánh và lúc hạ cánh phi cơ thường đối mặt với rất nhiều nguy hiểm về mặt sự cố kỹ thuật và nếu có bất cứ sự cố nào xảy ra trong lúc cất cánh cùng quả tên lửa đẩy trợ lực sau lưng, phi công sẽ khó có khả năng sống sót.
Ngày nay mặc dù trên các tàu sân bay đã có hệ thống phóng hiện đại thì hệ thống này vẫn được sử dụng một cách cực kỳ hạn chế, chỉ trong những điều kiện bất khả kháng người ta mới phải dùng tới thiết bị này.