Truyền thông Nga gần đây đã giới thiệu một đoạn video về máy bay tuần tra mang radar, được Không quân Nga sử dụng trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, đó là chiếc A-50. Việc công khai hiếm hoi về “ radar bay” của Nga, vốn rất ít xuất hiện trên các bản tin quân sự, đã gây sự chú ý của giới quan sát.Theo các chuyên gia quân sự Nga, máy bay cảnh báo sớm A-50 có thể xác định được vô số mục tiêu trên không và trên mặt đất. Phạm vi bao gồm từ các công trình cố định và bệ phóng tên lửa, cho đến xe tăng và pháo tự hành cách xa tới 300 km.Điều đặc biệt là thông tin được máy bay A-50 phát hiện có thể chuyển tiếp đến “bộ não” các hệ thống tên lửa tấn công nhanh như Iskander-M hay Tornado-S theo thời gian thực. Các chuyên gia này cho thấy rằng, máy bay A-50 có khả năng theo dõi ngay cả pháo cơ động cao M142 HIMARS.Hơn nữa, người Nga còn tuyên bố rằng, máy bay chiến đấu Su-35S và MiG-31BM của họ có khả năng phóng tên lửa không đối không tầm xa R-37M, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 300 km do được dẫn đường bởi máy bay A-50. Thông tin này rất quan trọng, đặc biệt khi xem xét các chiến thuật của Không quân Nga trong thời gian qua. Thông tin việc các máy bay chiến đấu thế hệ 4+ của Nga kết hợp với máy bay cảnh báo sớm A-50, khiến các quốc gia có ý định viện trợ chiến đấu F-16 cho Ukraine, phải nâng cấp máy bay để có thể đối đầu với trình độ công nghệ của máy bay chiến đấu Nga.Mặc dù chi tiết chính thức về các nâng cấp F-16 viện trợ cho Ukraine chưa được công khai, nhưng rất có thể, việc hiện đại hóa số F-16 này đồng nghĩa với việc cải thiện phạm vi phát hiện mục tiêu của radar trên F-16 và tầm bắn của tên lửa không đối không. Tuy nhiên, khó khăn đối với Không quân Ukraine nói chung ngay cả khi họ nhận số F-16, đó là máy bay của họ chiến đấu mà không có sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm trên không. Trong khi đó, Không quân Nga rõ ràng có lợi thế hơn, khi họ không chỉ có máy bay A-50, mà còn hàng loạt “siêu radar” cảnh giới tầm xa.Các thông tin tình báo của Ukraine cho biết, Không quân Nga hiện có tổng cộng 9 chiếc A-50 và A-50U đang hoạt động để kiểm soát không phận. Số này luân chuyển nhiệm vụ trên các vùng lãnh thổ Kursk và Voronezh ở Nga, bán đảo Crimea và Biển Đen.Theo đánh giá của trang Military Balance, những chiếc máy bay cảnh báo sớm A-50 này đại diện cho toàn bộ các máy bay trinh sát và điều khiển radar tầm xa, hiện đang được Không quân Nga sử dụng. Trước đó, tình báo Ukraine và phương Tây cho rằng, máy bay cảnh báo sớm A-50 đã được Không quân Nga sử dụng trong không phận Belarus. Tuy nhiên, khi các lực lượng bao gồm cả không quân chiến đấu đã rút khỏi Belarus, có vẻ như hướng chiến lược này đã bị bỏ trống?Nhiệm vụ của các máy bay có hệ thống cảnh báo và kiểm soát trên không (AWACS) này là phát hiện các vật thể trên không bay ở độ cao thấp và các mục tiêu bị che khuất bởi địa hình, từ khoảng cách xa hơn đáng kể. Đối với A-50 của Nga, phạm vi trinh sát có thể tới khoảng 450 km.Theo tình báo NATO, với máy bay giám sát trên không A-50, lực lượng Không quân Nga có thể thiết lập quyền kiểm soát toàn bộ khu vực tả ngạn Ukraine, cũng như toàn bộ khu vực Biển Đen. Khi những chiếc A-50 tuần tra trên bầu trời Belarus, tầm nhìn của chúng được mở rộng đến gần như bao trùm toàn bộ lãnh thổ Ukraine, khiến Ukraine bị đe dọa nhiều hơn.Còn hiện tại, Quân đội Ukraine đã triển khai các hoạt động xây dựng theo dọc đường chiến tuyến với Nga, trong khu vực Quân khu phía Bắc và trên các khu vực biên giới với Nga và Belarus, các hầm ngầm kiên cố dưới lòng đất. Đây là hạt nhân trong tuyến phòng thủ của Ukraine. Theo các nguồn tin Ukraine, rất nhiều công trình kiểu hầm trú ẩn đa dạng đang được xây dựng, từ các bể thép hình trụ được chôn trong lòng đất đến độ sâu 10-15 mét với các chất tăng cứng đặc biệt, cho đến toàn bộ các hệ thống công sự, các công trình phức tạp, bao gồm cả bê tông cốt thép. Theo truyền thông Nga, những hầm ngầm và các cơ sở hạ tầng quân sự liên quan khác của Ukraine, bao gồm các nhà kho và cơ sở lưu trữ sẽ được trang bị thiết bị bảo vệ sinh-hóa học và hạt nhân (NBC).Ngoài ra, những công trình ngầm phức hợp này sẽ được trang bị hệ thống thông tin liên lạc và nguồn điện tự động; sẽ có nguồn cung cấp thực phẩm, nước và nhiên liệu, cũng như một số biện pháp bảo vệ khỏi ảnh hưởng điện từ và các thiết bị trinh sát khác nhau.Vậy Nga sẽ phát hiện các hầm ngầm của Ukraine bằng phương tiện gì, ngoài sử dụng phương pháp trinh sát truyền thống như trinh sát mặt đất, UAV, Không quân Nga còn sử dụng máy bay trinh sát Tu-214R, để xác định hầm trú ẩn ngầm của Ukraine. Trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào năm 2022, Không quân Nga đã đặt hàng phát triển máy bay trinh sát Tu-214R. Máy bay được thiết kế đặc biệt để trinh sát điện tử và quang học-điện tử, và bây giờ sẽ tham gia xác định các hầm ngầm của Ukraine.Tính đến tháng 3/2022, Không quân Nga chỉ có hai máy bay Tu-214R (số hiệu RF-64511 và RF-64514), được trang bị hệ thống vô tuyến đa tần MRK-411 với radar ngang và radar toàn cảnh, cũng như radar quang học có độ phân giải cao. Theo một số thông tin, Tu-214R có thể phát hiện mục tiêu bằng sóng vô tuyến và truyền tọa độ rất chính xác. Phạm vi gần đúng của radar ở chế độ hoạt động trên mặt đất là 250 km và ở chế độ thụ động lên tới 400 km; đối với các vật thể dưới lòng đất được phát hiện ở khoảng cách 120 km. Sau khi nhận dạng, tọa độ mục tiêu sẽ được truyền tới Không quân Nga, chủ yếu là các loại tiêm kích bom Su-34, sử dụng bom xuyên (vũ khí chống boong-ke) để tấn công các mục tiêu đó.
Truyền thông Nga gần đây đã giới thiệu một đoạn video về máy bay tuần tra mang radar, được Không quân Nga sử dụng trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, đó là chiếc A-50. Việc công khai hiếm hoi về “ radar bay” của Nga, vốn rất ít xuất hiện trên các bản tin quân sự, đã gây sự chú ý của giới quan sát.
Theo các chuyên gia quân sự Nga, máy bay cảnh báo sớm A-50 có thể xác định được vô số mục tiêu trên không và trên mặt đất. Phạm vi bao gồm từ các công trình cố định và bệ phóng tên lửa, cho đến xe tăng và pháo tự hành cách xa tới 300 km.
Điều đặc biệt là thông tin được máy bay A-50 phát hiện có thể chuyển tiếp đến “bộ não” các hệ thống tên lửa tấn công nhanh như Iskander-M hay Tornado-S theo thời gian thực. Các chuyên gia này cho thấy rằng, máy bay A-50 có khả năng theo dõi ngay cả pháo cơ động cao M142 HIMARS.
Hơn nữa, người Nga còn tuyên bố rằng, máy bay chiến đấu Su-35S và MiG-31BM của họ có khả năng phóng tên lửa không đối không tầm xa R-37M, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 300 km do được dẫn đường bởi máy bay A-50. Thông tin này rất quan trọng, đặc biệt khi xem xét các chiến thuật của Không quân Nga trong thời gian qua.
Thông tin việc các máy bay chiến đấu thế hệ 4+ của Nga kết hợp với máy bay cảnh báo sớm A-50, khiến các quốc gia có ý định viện trợ chiến đấu F-16 cho Ukraine, phải nâng cấp máy bay để có thể đối đầu với trình độ công nghệ của máy bay chiến đấu Nga.
Mặc dù chi tiết chính thức về các nâng cấp F-16 viện trợ cho Ukraine chưa được công khai, nhưng rất có thể, việc hiện đại hóa số F-16 này đồng nghĩa với việc cải thiện phạm vi phát hiện mục tiêu của radar trên F-16 và tầm bắn của tên lửa không đối không.
Tuy nhiên, khó khăn đối với Không quân Ukraine nói chung ngay cả khi họ nhận số F-16, đó là máy bay của họ chiến đấu mà không có sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm trên không. Trong khi đó, Không quân Nga rõ ràng có lợi thế hơn, khi họ không chỉ có máy bay A-50, mà còn hàng loạt “siêu radar” cảnh giới tầm xa.
Các thông tin tình báo của Ukraine cho biết, Không quân Nga hiện có tổng cộng 9 chiếc A-50 và A-50U đang hoạt động để kiểm soát không phận. Số này luân chuyển nhiệm vụ trên các vùng lãnh thổ Kursk và Voronezh ở Nga, bán đảo Crimea và Biển Đen.
Theo đánh giá của trang Military Balance, những chiếc máy bay cảnh báo sớm A-50 này đại diện cho toàn bộ các máy bay trinh sát và điều khiển radar tầm xa, hiện đang được Không quân Nga sử dụng.
Trước đó, tình báo Ukraine và phương Tây cho rằng, máy bay cảnh báo sớm A-50 đã được Không quân Nga sử dụng trong không phận Belarus. Tuy nhiên, khi các lực lượng bao gồm cả không quân chiến đấu đã rút khỏi Belarus, có vẻ như hướng chiến lược này đã bị bỏ trống?
Nhiệm vụ của các máy bay có hệ thống cảnh báo và kiểm soát trên không (AWACS) này là phát hiện các vật thể trên không bay ở độ cao thấp và các mục tiêu bị che khuất bởi địa hình, từ khoảng cách xa hơn đáng kể. Đối với A-50 của Nga, phạm vi trinh sát có thể tới khoảng 450 km.
Theo tình báo NATO, với máy bay giám sát trên không A-50, lực lượng Không quân Nga có thể thiết lập quyền kiểm soát toàn bộ khu vực tả ngạn Ukraine, cũng như toàn bộ khu vực Biển Đen. Khi những chiếc A-50 tuần tra trên bầu trời Belarus, tầm nhìn của chúng được mở rộng đến gần như bao trùm toàn bộ lãnh thổ Ukraine, khiến Ukraine bị đe dọa nhiều hơn.
Còn hiện tại, Quân đội Ukraine đã triển khai các hoạt động xây dựng theo dọc đường chiến tuyến với Nga, trong khu vực Quân khu phía Bắc và trên các khu vực biên giới với Nga và Belarus, các hầm ngầm kiên cố dưới lòng đất. Đây là hạt nhân trong tuyến phòng thủ của Ukraine.
Theo các nguồn tin Ukraine, rất nhiều công trình kiểu hầm trú ẩn đa dạng đang được xây dựng, từ các bể thép hình trụ được chôn trong lòng đất đến độ sâu 10-15 mét với các chất tăng cứng đặc biệt, cho đến toàn bộ các hệ thống công sự, các công trình phức tạp, bao gồm cả bê tông cốt thép.
Theo truyền thông Nga, những hầm ngầm và các cơ sở hạ tầng quân sự liên quan khác của Ukraine, bao gồm các nhà kho và cơ sở lưu trữ sẽ được trang bị thiết bị bảo vệ sinh-hóa học và hạt nhân (NBC).
Ngoài ra, những công trình ngầm phức hợp này sẽ được trang bị hệ thống thông tin liên lạc và nguồn điện tự động; sẽ có nguồn cung cấp thực phẩm, nước và nhiên liệu, cũng như một số biện pháp bảo vệ khỏi ảnh hưởng điện từ và các thiết bị trinh sát khác nhau.
Vậy Nga sẽ phát hiện các hầm ngầm của Ukraine bằng phương tiện gì, ngoài sử dụng phương pháp trinh sát truyền thống như trinh sát mặt đất, UAV, Không quân Nga còn sử dụng máy bay trinh sát Tu-214R, để xác định hầm trú ẩn ngầm của Ukraine.
Trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào năm 2022, Không quân Nga đã đặt hàng phát triển máy bay trinh sát Tu-214R. Máy bay được thiết kế đặc biệt để trinh sát điện tử và quang học-điện tử, và bây giờ sẽ tham gia xác định các hầm ngầm của Ukraine.
Tính đến tháng 3/2022, Không quân Nga chỉ có hai máy bay Tu-214R (số hiệu RF-64511 và RF-64514), được trang bị hệ thống vô tuyến đa tần MRK-411 với radar ngang và radar toàn cảnh, cũng như radar quang học có độ phân giải cao.
Theo một số thông tin, Tu-214R có thể phát hiện mục tiêu bằng sóng vô tuyến và truyền tọa độ rất chính xác. Phạm vi gần đúng của radar ở chế độ hoạt động trên mặt đất là 250 km và ở chế độ thụ động lên tới 400 km; đối với các vật thể dưới lòng đất được phát hiện ở khoảng cách 120 km.
Sau khi nhận dạng, tọa độ mục tiêu sẽ được truyền tới Không quân Nga, chủ yếu là các loại tiêm kích bom Su-34, sử dụng bom xuyên (vũ khí chống boong-ke) để tấn công các mục tiêu đó.