Tờ Diplomat của Mỹ ngày 14/3/2022, đã đăng một bài báo nói rằng, sau hành động quân sự của Nga chống lại Ukraine, Mỹ đang có kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ, và Ấn Độ đang tìm cách để tránh sự gián đoạn lớn, trong nguồn cung cấp vũ khí do Nga sản xuất.Ấn Độ hiện đang bị “mắc kẹt” giữa hai làn đạn trong mâu thuẫn Mỹ - Nga; Diplomat cho biết, hiện có tới 60% thiết bị quốc phòng của Ấn Độ đến từ Nga. Trong đó có nhiều chương trình hợp tác vũ khí quan trọng như tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos.Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói về những khác biệt chưa được giải quyết với Ấn Độ, quốc gia cho đến nay vẫn tránh bỏ phiếu chống lại Nga, hoặc chỉ trích Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh hành động quân sự chống lại Ukraine.Bài báo cho biết, vào đầu những năm 1990, khoảng 70% vũ khí lục quân, 80% hệ thống không quân và 85% dàn hải quân của Ấn Độ đến từ Liên Xô. Ấn Độ hiện đang giảm sự phụ thuộc vào vũ khí của Nga và đa dạng hóa việc mua sắm quốc phòng từ các nước như Mỹ, Israel, Pháp và Italy.Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, hiện Nga chiếm gần 49% nhập khẩu quốc phòng của Ấn Độ từ năm 2016 đến 2020; trong khi Pháp và Israel lần lượt chiếm 18% và 13%.Cựu Tham mưu trưởng Ấn Độ, Trung tướng Huda cho rằng, Ấn Độ không chỉ phụ thuộc vào vũ khí của Nga mà còn rất phụ thuộc vào Nga trong việc nâng cấp và hiện đại hóa quân đội, khi nước này tiến tới tự cường trong lĩnh vực quốc phòng.Ông Huda cũng cho biết: “Nga là nước duy nhất cho Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân và bán tàu sân bay cho Ấn Độ. Liệu các nước khác có cho Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân không”?Bài báo cho biết, Không quân Ấn Độ hiện có hơn 410 máy bay chiến đấu do Liên Xô và Nga sản xuất, bao gồm cả số máy bay chiến đấu lắp ráp từ linh kiện nhập khẩu và chế tạo theo giấy phép của Nga. Số vũ khí hạng nặng do Nga sản xuất cung cấp cho Ấn Độ gồm, tàu ngầm, xe tăng, trực thăng, tàu chiến và tên lửa.Nhà nghiên cứu Jitendra Nath Misra cho biết: "Mỹ không tỏ ra sẵn sàng cung cấp chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ. Tôi muốn hỏi những người bạn Mỹ của chúng tôi: Bạn đã cung cấp cho chúng tôi những công nghệ quốc phòng nào?Đối với chiến đấu cơ F-21 (phiên bản nâng cấp của F-16), đã lạc hậu theo quan điểm của Ấn Độ. Vào những năm 1960, Ấn Độ buộc phải chọn MiG-21 của Liên Xô, vì khi đó Mỹ từ chối cung cấp F-104 cho Ấn Độ, nhưng lại sẵn sàng cung cấp cho đối thủ Pakistan.Còn theo Hiệp ước an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia (viết tắt là AUKUS) gần đây nhất, Mỹ sẵn sàng chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân với Australia, nhưng không chia sẻ với Ấn Độ”; hết lời dẫn.Bài báo của Diplomat cũng chỉ ra rằng, trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ dưới thời ông Donald Trump, Mỹ và Ấn Độ đã đạt được một thỏa thuận quốc phòng trị giá hơn 3 tỷ USD.Thương mại quốc phòng song phương giữa Mỹ và Ấn Độ đã tăng từ gần 0 vào năm 2008, lên 15 tỷ USD vào năm 2019. Các vũ khí chính mà Ấn Độ mua từ Mỹ bao gồm máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon, máy bay vận tải chiến lược C-130, tên lửa và máy bay không người lái.Khi cuộc khủng hoảng Ukraine ngày càng sâu sắc, thách thức đối với Ấn Độ là làm thế nào để đối phó với các lệnh trừng phạt của quốc tế đối với Nga. Trước đó, Nga đã đạt được thỏa thuận với Ấn Độ để bán hệ thống phòng không S-400; sau khi Washington yêu cầu các đối tác tránh mua vũ khí của Nga, khiến Ấn Độ có nguy cơ bị Mỹ trừng phạt.Cựu Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Bangara nói: Trong những năm qua, Ấn Độ đã đa dạng hóa việc mua thiết bị quốc phòng từ Mỹ, Israel, Pháp và các nước khác. Nhưng Ấn Độ có thể phải mất 20 năm, để thoát khỏi sự phục thuộc vào vũ khí của Nga.
Tờ Diplomat của Mỹ ngày 14/3/2022, đã đăng một bài báo nói rằng, sau hành động quân sự của Nga chống lại Ukraine, Mỹ đang có kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ, và Ấn Độ đang tìm cách để tránh sự gián đoạn lớn, trong nguồn cung cấp vũ khí do Nga sản xuất.
Ấn Độ hiện đang bị “mắc kẹt” giữa hai làn đạn trong mâu thuẫn Mỹ - Nga; Diplomat cho biết, hiện có tới 60% thiết bị quốc phòng của Ấn Độ đến từ Nga. Trong đó có nhiều chương trình hợp tác vũ khí quan trọng như tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói về những khác biệt chưa được giải quyết với Ấn Độ, quốc gia cho đến nay vẫn tránh bỏ phiếu chống lại Nga, hoặc chỉ trích Tổng thống Nga Putin đã ra lệnh hành động quân sự chống lại Ukraine.
Bài báo cho biết, vào đầu những năm 1990, khoảng 70% vũ khí lục quân, 80% hệ thống không quân và 85% dàn hải quân của Ấn Độ đến từ Liên Xô. Ấn Độ hiện đang giảm sự phụ thuộc vào vũ khí của Nga và đa dạng hóa việc mua sắm quốc phòng từ các nước như Mỹ, Israel, Pháp và Italy.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, hiện Nga chiếm gần 49% nhập khẩu quốc phòng của Ấn Độ từ năm 2016 đến 2020; trong khi Pháp và Israel lần lượt chiếm 18% và 13%.
Cựu Tham mưu trưởng Ấn Độ, Trung tướng Huda cho rằng, Ấn Độ không chỉ phụ thuộc vào vũ khí của Nga mà còn rất phụ thuộc vào Nga trong việc nâng cấp và hiện đại hóa quân đội, khi nước này tiến tới tự cường trong lĩnh vực quốc phòng.
Ông Huda cũng cho biết: “Nga là nước duy nhất cho Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân và bán tàu sân bay cho Ấn Độ. Liệu các nước khác có cho Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân không”?
Bài báo cho biết, Không quân Ấn Độ hiện có hơn 410 máy bay chiến đấu do Liên Xô và Nga sản xuất, bao gồm cả số máy bay chiến đấu lắp ráp từ linh kiện nhập khẩu và chế tạo theo giấy phép của Nga. Số vũ khí hạng nặng do Nga sản xuất cung cấp cho Ấn Độ gồm, tàu ngầm, xe tăng, trực thăng, tàu chiến và tên lửa.
Nhà nghiên cứu Jitendra Nath Misra cho biết: "Mỹ không tỏ ra sẵn sàng cung cấp chuyển giao công nghệ cho Ấn Độ. Tôi muốn hỏi những người bạn Mỹ của chúng tôi: Bạn đã cung cấp cho chúng tôi những công nghệ quốc phòng nào?
Đối với chiến đấu cơ F-21 (phiên bản nâng cấp của F-16), đã lạc hậu theo quan điểm của Ấn Độ. Vào những năm 1960, Ấn Độ buộc phải chọn MiG-21 của Liên Xô, vì khi đó Mỹ từ chối cung cấp F-104 cho Ấn Độ, nhưng lại sẵn sàng cung cấp cho đối thủ Pakistan.
Còn theo Hiệp ước an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia (viết tắt là AUKUS) gần đây nhất, Mỹ sẵn sàng chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân với Australia, nhưng không chia sẻ với Ấn Độ”; hết lời dẫn.
Bài báo của Diplomat cũng chỉ ra rằng, trong nhiệm kỳ tổng thống Mỹ dưới thời ông Donald Trump, Mỹ và Ấn Độ đã đạt được một thỏa thuận quốc phòng trị giá hơn 3 tỷ USD.
Thương mại quốc phòng song phương giữa Mỹ và Ấn Độ đã tăng từ gần 0 vào năm 2008, lên 15 tỷ USD vào năm 2019. Các vũ khí chính mà Ấn Độ mua từ Mỹ bao gồm máy bay tuần tra hàng hải P-8 Poseidon, máy bay vận tải chiến lược C-130, tên lửa và máy bay không người lái.
Khi cuộc khủng hoảng Ukraine ngày càng sâu sắc, thách thức đối với Ấn Độ là làm thế nào để đối phó với các lệnh trừng phạt của quốc tế đối với Nga. Trước đó, Nga đã đạt được thỏa thuận với Ấn Độ để bán hệ thống phòng không S-400; sau khi Washington yêu cầu các đối tác tránh mua vũ khí của Nga, khiến Ấn Độ có nguy cơ bị Mỹ trừng phạt.
Cựu Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Bangara nói: Trong những năm qua, Ấn Độ đã đa dạng hóa việc mua thiết bị quốc phòng từ Mỹ, Israel, Pháp và các nước khác. Nhưng Ấn Độ có thể phải mất 20 năm, để thoát khỏi sự phục thuộc vào vũ khí của Nga.