"Hơn 35 máy bay chiến đấu và 800 binh sĩ thuộc Lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) và Bộ chỉ huy Tác chiến Đường không sẽ triển khai đến khu vực hoạt động của Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để tham gia Chiến dịch Pacific Iron 2021", không quân Mỹ ra thông cáo cho biết hôm 16/7.Lực lượng này bao gồm 10 tiêm kích đa năng F-15E Strike Eagle, 25 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor và hai vận tải cơ C-130J Hercules.Các đơn vị diễn tập sẽ thực hiện hoạt động mô phỏng tác chiến và Triển khai Chiến đấu Linh hoạt (ACE) từ sân bay trên đảo Guam và Tinian.ACE là khái niệm tác chiến mới đang được áp dụng tại PACAF để bảo đảm sự linh hoạt, khả năng răn đe và sống sót trong môi trường chiến đấu khốc liệt.Điểm nhấn của hoạt động là sự hiện diện của 25 tiêm kích tàng hình F-22, kết hợp với 10 chiến đấu cơ đa năng F-15E.Điều này khiến Pacific Iron 2021 trở thành phép thử với khả năng huy động lượng lớn tiêm kích tàng hình hiện đại phối hợp với chiến đấu cơ đa năng tốt nhất của không quân Mỹ là F-15E.Trong khi F-22 hiện là dòng chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không tốt nhất thế giới thì F-15E được phát triển với việc vừa không chiến tốt vừa có thể tấn công mặt đất hiệu quả.Khả năng đối không của F-15E được thừa hưởng từ chiến đấu cơ F-15. Trong khi khả năng tấn công mặt đất có được nhờ tích hợp thiết bị điện tử tối tân, vũ khí hiện đại tấn công mặt đất chính xác, cùng tải trọng vũ khí lớn.F-15E được phát triển từ phiên bản F-15D, chúng thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1986, và đi vào trang bị cho quân đội vào năm 1988.F-15E vừa sở hữu hệ thống radar mảng pha chủ động hiện đại, kết hợp trạm định vị quang học giúp nó có thể "đi săn" ngay cả khi hệ thống radar đã tắt.Mỹ bắt đầu trang bị Radar mảng pha chủ động hiện đại AN/APG-82 cho F-15E nhằm thay thế Radar AN/APG-70 và APG-63V1.Radar mới giúp F-15E tăng thêm hiệu năng chiến đấu lên gấp hai lần trước đây. Việc tích hợp thiết bị điện tử mới cũng giúp F-15E có thể liên kết với các tiêm kích tàng hinh F-22 tạo thành 'cặp đôi song sát' của Mỹ.Bên cạnh đó, F-15E được trang bị cả trạm gây nhiễu điện tử với chất lượng hơn hẳn so với các thiết bị trên các chiến đấu cơ trước đây.Tải trọng của F-15E rất đáng gờm khi lên tới 10.5 tấn, phiên bản nâng cấp F-15EX có khả năng mang tối đa 12 tấn vũ khí, tức nhiều hơn cả máy bay ném bom chiến lược H-6 Trung Quốc vốn chỉ có thể mang theo 9 tấn.F-15E cũng là một trong những chiến đấu cơ có tốc độ cao lên tới Mach 2,5 trong khi Su-35 của Nga chỉ dừng lại ở tốc độ Mach 2,2.
"Hơn 35 máy bay chiến đấu và 800 binh sĩ thuộc Lực lượng không quân Mỹ tại Thái Bình Dương (PACAF) và Bộ chỉ huy Tác chiến Đường không sẽ triển khai đến khu vực hoạt động của Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để tham gia Chiến dịch Pacific Iron 2021", không quân Mỹ ra thông cáo cho biết hôm 16/7.
Lực lượng này bao gồm 10 tiêm kích đa năng F-15E Strike Eagle, 25 chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor và hai vận tải cơ C-130J Hercules.
Các đơn vị diễn tập sẽ thực hiện hoạt động mô phỏng tác chiến và Triển khai Chiến đấu Linh hoạt (ACE) từ sân bay trên đảo Guam và Tinian.
ACE là khái niệm tác chiến mới đang được áp dụng tại PACAF để bảo đảm sự linh hoạt, khả năng răn đe và sống sót trong môi trường chiến đấu khốc liệt.
Điểm nhấn của hoạt động là sự hiện diện của 25 tiêm kích tàng hình F-22, kết hợp với 10 chiến đấu cơ đa năng F-15E.
Điều này khiến Pacific Iron 2021 trở thành phép thử với khả năng huy động lượng lớn tiêm kích tàng hình hiện đại phối hợp với chiến đấu cơ đa năng tốt nhất của không quân Mỹ là F-15E.
Trong khi F-22 hiện là dòng chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không tốt nhất thế giới thì F-15E được phát triển với việc vừa không chiến tốt vừa có thể tấn công mặt đất hiệu quả.
Khả năng đối không của F-15E được thừa hưởng từ chiến đấu cơ F-15. Trong khi khả năng tấn công mặt đất có được nhờ tích hợp thiết bị điện tử tối tân, vũ khí hiện đại tấn công mặt đất chính xác, cùng tải trọng vũ khí lớn.
F-15E được phát triển từ phiên bản F-15D, chúng thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1986, và đi vào trang bị cho quân đội vào năm 1988.
F-15E vừa sở hữu hệ thống radar mảng pha chủ động hiện đại, kết hợp trạm định vị quang học giúp nó có thể "đi săn" ngay cả khi hệ thống radar đã tắt.
Mỹ bắt đầu trang bị Radar mảng pha chủ động hiện đại AN/APG-82 cho F-15E nhằm thay thế Radar AN/APG-70 và APG-63V1.
Radar mới giúp F-15E tăng thêm hiệu năng chiến đấu lên gấp hai lần trước đây. Việc tích hợp thiết bị điện tử mới cũng giúp F-15E có thể liên kết với các tiêm kích tàng hinh F-22 tạo thành 'cặp đôi song sát' của Mỹ.
Bên cạnh đó, F-15E được trang bị cả trạm gây nhiễu điện tử với chất lượng hơn hẳn so với các thiết bị trên các chiến đấu cơ trước đây.
Tải trọng của F-15E rất đáng gờm khi lên tới 10.5 tấn, phiên bản nâng cấp F-15EX có khả năng mang tối đa 12 tấn vũ khí, tức nhiều hơn cả máy bay ném bom chiến lược H-6 Trung Quốc vốn chỉ có thể mang theo 9 tấn.
F-15E cũng là một trong những chiến đấu cơ có tốc độ cao lên tới Mach 2,5 trong khi Su-35 của Nga chỉ dừng lại ở tốc độ Mach 2,2.