Trong những năm trước, cảnh tượng Riverfire của thành phố có lẽ được biết đến nhiều nhất trong giới hàng không vì cho thấy những “chú lợn đất" F-111 của Không quân Hoàng gia Australia (RAAF) đang thực hiện động tác “đổ và đốt cháy” mang tính biểu tượng của họ khi xé toạc cầu Story.Ngày nay, những chiếc F-111 đã biến mất từ lâu, nhưng RAAF vẫn hoạt động rất tích cực trong sự kiện này với những chiếc Super Hornet hay Growlers.Và chiếm vị trí trung tâm chính là chiếc máy bay vận tải quân sự chiến lược C-17 Globemaster III với kích thước khổng lồ của nó.Đặc biệt, những chiếc máy bay phản lực chở hàng khổng lồ này chỉ cách mặt đất vài trăm feet trên thành phố đẹp như tranh vẽ thực sự là một cảnh tượng đáng để chiêm ngưỡng.Thực sự không có nơi nào trên thế giới mà những chiếc không vận hạng nặng lại biểu diễn phục vụ khán giả như thế này.Hai năm trước, hình ảnh tuyệt vời sẽ là cảnh quay buồng lái từ bên trong chiếc C-17. Năm nay, thay vào đó chúng ta sẽ có được những hình ảnh tuyệt đẹp của Mark Greemantle.C-17 Globemaster III là một máy bay vận tải quân sự, chiến thuật chủ lực của Mỹ. Ảnh: Mark Greenmantle.Ban đầu những chiếc vận tải cơ chiến lược này được sản xuất bởi McDonnell Douglas và sau này là Boeing phát triển cho Không quân Mỹ từ thập niên 1980 tới đầu thập niên 1990.Những chiếc vận tải cơ C-17 này có cho mình một kích thước rất đáng kinh ngạc. Chiều dài thân của nó là 53m, sải cánh lên tới 51,75m và chiều cao là 16,8m. Tải trọng của nó lên tới hơn 77.000kg. và có thể cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới hơn 265.000 kg.C-17 Globemaster III có thể cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới hơn 265.000kg. chính vì thế nên chiếc vận tải cơ chiến lược này còn hay được ví von là siêu “ngựa thồ” chuyên “cõng” đồ cho tổng thống Trump khi công du nước ngoài - hình ảnh được ghi lại tại sân bay Nội Bài vào lần tổng thống Trump công du Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vào tháng 2/2019.Để “cõng” được một trọng lượng lớn như vậy C-17 sẽ cần đường băng dài gần 2.500m để cất cánh. Tuy nhiên, vì là máy bay dã chiến nên C-17 có thể cất cánh tại cả những sân bay có đường băng xấu.Không quân Mỹ ban đầu đã xác định nhiệm vụ chính của C-17 là vận chuyển binh lính, hàng hóa, trang thiết bị quân sự phục vụ cho các chiến dịch và đến các căn cứ của Mỹ trên toàn cầu.Riêng phiên bản Globemaster III có thể chở theo 102 lính dù, tối đa 134 binh sĩ, hoặc kết hợp 36 bệnh nhân và 54 bệnh nhân cấp cứu.Ngoài ra, chiếc vận tải cơ dã chiến này cũng đủ sức "cõng" một xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams, 3 xe bọc thép Stryker, 6 xe bọc thép nhẹ M117, 2 trực thăng và một số thiết bị quân sự khác.C-17 Globemaster III lần đầu được sử dụng để triển khai lính dù trên chiến trường thực tế vào năm 2003, khi đó, gần 1.000 binh sĩ Mỹ đã nhảy dù xuống khu vực do dân quân người Kurd kiểm soát ở miền Bắc Iraq trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003.Trong gần 3 thập kỉ phục vụ, Quân đội Mỹ chỉ mất duy nhất 1 chiếc C-17 trong một vụ tai nạn ở bang Alaska vào năm 2010 do lỗi chủ quan của phi công.Sau này, nhờ khả năng chuyên chở ấn tượng cũng như tính ổn định cao, C-17 được sử dụng như "ngựa thồ" dã chiến phục vụ cho các chuyến công du của Tổng thống Mỹ.Nó sẽ chở theo trực thăng Marine One, siêu xe chống đạn The Beast cùng phương tiện hỗ trợ và đảm bảo an ninh tại các địa điểm mà Tổng thống Mỹ công du.Trong chuyến công du năm 2017 tới Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh cấp cao APEC, những chiếc máy bay vận tải C-17 chở đoàn xe hộ tống Tổng thống Donald Trump lần lượt hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng trước khi “ông chủ” Nhà Trắng tới khoảng 5 ngày.Chúng mang theo 2 chiếc siêu xe chống đạn The Beast, trực thăng Marine One và hàng chục chiếc xe khác trong đội hộ tống của Tổng thống Trump.Việc Không quân Mỹ đưa những chiếc C-17 khổng lồ tới Đà Nẵng khi đó đã khiến giới truyền thông trầm trồ bởi quy mô lớn và sự chuyên nghiệp. Ảnh: Zingvn. Hình ảnh chiếc vận tải cơ khổng lồ C-17 Globemaster III bay lượn trên bầu trời thành phố Brisbane, Úc. Nguồn: Paul Roussell.3 Files1- MP4 File 11.40 MB
2- MP4 File 11.40 MB
3- MP4 File 11.40 MB
Trong những năm trước, cảnh tượng Riverfire của thành phố có lẽ được biết đến nhiều nhất trong giới hàng không vì cho thấy những “chú lợn đất" F-111 của Không quân Hoàng gia Australia (RAAF) đang thực hiện động tác “đổ và đốt cháy” mang tính biểu tượng của họ khi xé toạc cầu Story.
Ngày nay, những chiếc F-111 đã biến mất từ lâu, nhưng RAAF vẫn hoạt động rất tích cực trong sự kiện này với những chiếc Super Hornet hay Growlers.
Và chiếm vị trí trung tâm chính là chiếc máy bay vận tải quân sự chiến lược C-17 Globemaster III với kích thước khổng lồ của nó.
Đặc biệt, những chiếc máy bay phản lực chở hàng khổng lồ này chỉ cách mặt đất vài trăm feet trên thành phố đẹp như tranh vẽ thực sự là một cảnh tượng đáng để chiêm ngưỡng.
Thực sự không có nơi nào trên thế giới mà những chiếc không vận hạng nặng lại biểu diễn phục vụ khán giả như thế này.
Hai năm trước, hình ảnh tuyệt vời sẽ là cảnh quay buồng lái từ bên trong chiếc C-17. Năm nay, thay vào đó chúng ta sẽ có được những hình ảnh tuyệt đẹp của Mark Greemantle.
C-17 Globemaster III là một máy bay vận tải quân sự, chiến thuật chủ lực của Mỹ. Ảnh: Mark Greenmantle.
Ban đầu những chiếc vận tải cơ chiến lược này được sản xuất bởi McDonnell Douglas và sau này là Boeing phát triển cho Không quân Mỹ từ thập niên 1980 tới đầu thập niên 1990.
Những chiếc vận tải cơ C-17 này có cho mình một kích thước rất đáng kinh ngạc. Chiều dài thân của nó là 53m, sải cánh lên tới 51,75m và chiều cao là 16,8m. Tải trọng của nó lên tới hơn 77.000kg. và có thể cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới hơn 265.000 kg.
C-17 Globemaster III có thể cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới hơn 265.000kg. chính vì thế nên chiếc vận tải cơ chiến lược này còn hay được ví von là siêu “ngựa thồ” chuyên “cõng” đồ cho tổng thống Trump khi công du nước ngoài - hình ảnh được ghi lại tại sân bay Nội Bài vào lần tổng thống Trump công du Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều vào tháng 2/2019.
Để “cõng” được một trọng lượng lớn như vậy C-17 sẽ cần đường băng dài gần 2.500m để cất cánh. Tuy nhiên, vì là máy bay dã chiến nên C-17 có thể cất cánh tại cả những sân bay có đường băng xấu.
Không quân Mỹ ban đầu đã xác định nhiệm vụ chính của C-17 là vận chuyển binh lính, hàng hóa, trang thiết bị quân sự phục vụ cho các chiến dịch và đến các căn cứ của Mỹ trên toàn cầu.
Riêng phiên bản Globemaster III có thể chở theo 102 lính dù, tối đa 134 binh sĩ, hoặc kết hợp 36 bệnh nhân và 54 bệnh nhân cấp cứu.
Ngoài ra, chiếc vận tải cơ dã chiến này cũng đủ sức "cõng" một xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams, 3 xe bọc thép Stryker, 6 xe bọc thép nhẹ M117, 2 trực thăng và một số thiết bị quân sự khác.
C-17 Globemaster III lần đầu được sử dụng để triển khai lính dù trên chiến trường thực tế vào năm 2003, khi đó, gần 1.000 binh sĩ Mỹ đã nhảy dù xuống khu vực do dân quân người Kurd kiểm soát ở miền Bắc Iraq trong chiến dịch Tự do Iraq năm 2003.
Trong gần 3 thập kỉ phục vụ, Quân đội Mỹ chỉ mất duy nhất 1 chiếc C-17 trong một vụ tai nạn ở bang Alaska vào năm 2010 do lỗi chủ quan của phi công.
Sau này, nhờ khả năng chuyên chở ấn tượng cũng như tính ổn định cao, C-17 được sử dụng như "ngựa thồ" dã chiến phục vụ cho các chuyến công du của Tổng thống Mỹ.
Nó sẽ chở theo trực thăng Marine One, siêu xe chống đạn The Beast cùng phương tiện hỗ trợ và đảm bảo an ninh tại các địa điểm mà Tổng thống Mỹ công du.
Trong chuyến công du năm 2017 tới Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh cấp cao APEC, những chiếc máy bay vận tải C-17 chở đoàn xe hộ tống Tổng thống Donald Trump lần lượt hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng trước khi “ông chủ” Nhà Trắng tới khoảng 5 ngày.
Chúng mang theo 2 chiếc siêu xe chống đạn The Beast, trực thăng Marine One và hàng chục chiếc xe khác trong đội hộ tống của Tổng thống Trump.
Việc Không quân Mỹ đưa những chiếc C-17 khổng lồ tới Đà Nẵng khi đó đã khiến giới truyền thông trầm trồ bởi quy mô lớn và sự chuyên nghiệp. Ảnh: Zingvn.
Hình ảnh chiếc vận tải cơ khổng lồ C-17 Globemaster III bay lượn trên bầu trời thành phố Brisbane, Úc. Nguồn: Paul Roussell.
3 Files
1- MP4 File 11.40 MB
2- MP4 File 11.40 MB
3- MP4 File 11.40 MB