Hôm 31/8/2019, nhân kỷ niệm 62 năm quốc khánh Malaysia,chính quyền nước này đã tiến hành cuộc diễu binh, diễu hành quy mô lớn với sự tham gia của hàng nghìn người. Đặc biệt, gây sự chú ý nhất là màn diễu duyệt binh của lực lượng vũ trang nước này. Ảnh: kemenierian pertahananƯớc tính, quân số thường trực năm 2019 của lực lượng vũ trang Malaysia là 110.000 người (quân dự bị là 310.000 người), chi phí quốc phòng hàng năm khoảng 3,6 tỷ USD (chiếm 1,16% GDP). Ảnh: kemenierian pertahananVề vũ khí, Malaysia chọn lựa những “tinh hoa” tới từ Mỹ, Tây Âu và thậm chí cả Nga cùng các nước Đông Âu. Có thể nói, vũ khí Malaysia cực kỳ đa dạng, hiện đại top đầu khu vực. Ảnh: kemenierian pertahananTrong ảnh, tổ hợp tên lửa chống tăng ERYX (Pháp) gắn trên xe cơ giới Mercedes-Benz G-Class trang bị cho Quân đội Malaysia. Kho tên lửa chống tăng của Malaysia vô cùng đa dạng, từ Mỹ tới Anh, Thụy Điển, Pháp, Nga, Nam Phi, Tây Ban Nha... Ảnh: kemenierian pertahananXe thiết giáp hạng nhẹ URO VAMTAC (Tây Ban Nha sản xuất) tích hợp tháp pháo RAPIDRanger - trên đó tích hợp khí tài ngắm bắn - chỉ thị mục tiêu và 4 tên lửa phòng không Starstreak (Anh sản xuất) có tầm bắn từ 0,3-7km. Ảnh: kemenierian pertahananPháo hạng nặng G5 155mm kéo xe và ngay phía sau là bệ phóng hệ thống pháo phản lực phóng loạt Astros II MLRS. Astros II do Nam Phi phát triển, trang bị đạn rocket cỡ 127-450mm với tầm bắn từ 30-90-150km. Ảnh: kemenierian pertahananTên lửa không đối hạm/chống radar Kh-31 do Nga sản xuất được Malaysia đem diễu binh trên xe tải. Ảnh: kemenierian pertahananXe tăng chủ lực hiện đại nhất của Malaysia – PT-91M do Ba Lan sản xuất trên cơ sở hiện đại hóa T-72. Hiện nước này có trong tay 48 chiếc. Ảnh: kemenierian pertahananGiá phóng tên lửa vác vai phòng không 9K38 Igla mà Malaysia mua của Nga khoảng 70 bộ. Ảnh: kemenierian pertahananBệ phóng kiểu cá nhân tổ hơp tên lửa phòng không tầm thấp Starstreak. Ngoài hai loại của Nga và Anh, Malaysia hiện còn dùng tên lửa vác vai Anza của Pakistan, Starburst cũng của Anh và FN-6 của Trung Quốc. Ảnh: kemenierian pertahananĐạn và ống phóng tên lửa hải đối hải Exocet MM40 Block 2 do Pháp sản xuất, Malaysia sử dụng trên các chiến hạm chủ lực cũng đưa lên bờ duyệt binh. Ảnh: kemenierian pertahananXe thiết giáp đa năng AV8 Gempita do Malaysia hợp tác cùng Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Loại này có thể làm nền tảng tích hợp tên lửa chống tăng, súng cối và tháp pháo tự động 25-12,7mm. Ảnh: kemenierian pertahananKhông quân Malaysia tất nhiên cũng có mặt trong cuộc duyệt binh với các màn bay biểu diện đơn, nhóm tuyệt đẹp. Biên đội 4 máy bay vận tải quân sự lớn nhất Malaysia – A400M Atlas. Hiện Malaysia là nước duy nhất ở Đông Nam Á, số 2 ở châu Á sở hữu dùng A400M của Tây Âu, tải trọng gần 40 tấn. Ảnh: kemenierian pertahananPhi đội máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKM thuộc hàng “ngon” nhất khu vực Đông Nam Á. Tính năng MKM có khi còn nhỉnh hơn cả bản MK2 của Việt Nam, Indonesia với cấu hình được tạo ra theo mẫu MKI của Ấn Độ với siêu radar Bars, động cơ có kiểm soát véc tơ lực đẩy AL-31FP. Ảnh: kemenierian pertahananMàn bay biểu diễn của tiêm kích F/A-18D. Malaysia hiện cũng là quốc gia duy nhất khu vực có trang bị F/A-18 của Mỹ. Ảnh: kemenierian pertahananTrực thăng săn ngầm/cứu hộ biển hiện đại EC 725. Ảnh: kemenierian pertahananVideo tiêm kích Su-30MKM của Malaysia trình diễn kỹ thuật cơ động tuyệt vời. Nguồn: AINtv
Hôm 31/8/2019, nhân kỷ niệm 62 năm quốc khánh Malaysia,chính quyền nước này đã tiến hành cuộc diễu binh, diễu hành quy mô lớn với sự tham gia của hàng nghìn người. Đặc biệt, gây sự chú ý nhất là màn diễu duyệt binh của lực lượng vũ trang nước này. Ảnh: kemenierian pertahanan
Ước tính, quân số thường trực năm 2019 của lực lượng vũ trang Malaysia là 110.000 người (quân dự bị là 310.000 người), chi phí quốc phòng hàng năm khoảng 3,6 tỷ USD (chiếm 1,16% GDP). Ảnh: kemenierian pertahanan
Về vũ khí, Malaysia chọn lựa những “tinh hoa” tới từ Mỹ, Tây Âu và thậm chí cả Nga cùng các nước Đông Âu. Có thể nói, vũ khí Malaysia cực kỳ đa dạng, hiện đại top đầu khu vực. Ảnh: kemenierian pertahanan
Trong ảnh, tổ hợp tên lửa chống tăng ERYX (Pháp) gắn trên xe cơ giới Mercedes-Benz G-Class trang bị cho Quân đội Malaysia. Kho tên lửa chống tăng của Malaysia vô cùng đa dạng, từ Mỹ tới Anh, Thụy Điển, Pháp, Nga, Nam Phi, Tây Ban Nha... Ảnh: kemenierian pertahanan
Xe thiết giáp hạng nhẹ URO VAMTAC (Tây Ban Nha sản xuất) tích hợp tháp pháo RAPIDRanger - trên đó tích hợp khí tài ngắm bắn - chỉ thị mục tiêu và 4 tên lửa phòng không Starstreak (Anh sản xuất) có tầm bắn từ 0,3-7km. Ảnh: kemenierian pertahanan
Pháo hạng nặng G5 155mm kéo xe và ngay phía sau là bệ phóng hệ thống pháo phản lực phóng loạt Astros II MLRS. Astros II do Nam Phi phát triển, trang bị đạn rocket cỡ 127-450mm với tầm bắn từ 30-90-150km. Ảnh: kemenierian pertahanan
Tên lửa không đối hạm/chống radar Kh-31 do Nga sản xuất được Malaysia đem diễu binh trên xe tải. Ảnh: kemenierian pertahanan
Xe tăng chủ lực hiện đại nhất của Malaysia – PT-91M do Ba Lan sản xuất trên cơ sở hiện đại hóa T-72. Hiện nước này có trong tay 48 chiếc. Ảnh: kemenierian pertahanan
Giá phóng tên lửa vác vai phòng không 9K38 Igla mà Malaysia mua của Nga khoảng 70 bộ. Ảnh: kemenierian pertahanan
Bệ phóng kiểu cá nhân tổ hơp tên lửa phòng không tầm thấp Starstreak. Ngoài hai loại của Nga và Anh, Malaysia hiện còn dùng tên lửa vác vai Anza của Pakistan, Starburst cũng của Anh và FN-6 của Trung Quốc. Ảnh: kemenierian pertahanan
Đạn và ống phóng tên lửa hải đối hải Exocet MM40 Block 2 do Pháp sản xuất, Malaysia sử dụng trên các chiến hạm chủ lực cũng đưa lên bờ duyệt binh. Ảnh: kemenierian pertahanan
Xe thiết giáp đa năng AV8 Gempita do Malaysia hợp tác cùng Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Loại này có thể làm nền tảng tích hợp tên lửa chống tăng, súng cối và tháp pháo tự động 25-12,7mm. Ảnh: kemenierian pertahanan
Không quân Malaysia tất nhiên cũng có mặt trong cuộc duyệt binh với các màn bay biểu diện đơn, nhóm tuyệt đẹp. Biên đội 4 máy bay vận tải quân sự lớn nhất Malaysia – A400M Atlas. Hiện Malaysia là nước duy nhất ở Đông Nam Á, số 2 ở châu Á sở hữu dùng A400M của Tây Âu, tải trọng gần 40 tấn. Ảnh: kemenierian pertahanan
Phi đội máy bay tiêm kích đa năng Su-30MKM thuộc hàng “ngon” nhất khu vực Đông Nam Á. Tính năng MKM có khi còn nhỉnh hơn cả bản MK2 của Việt Nam, Indonesia với cấu hình được tạo ra theo mẫu MKI của Ấn Độ với siêu radar Bars, động cơ có kiểm soát véc tơ lực đẩy AL-31FP. Ảnh: kemenierian pertahanan
Màn bay biểu diễn của tiêm kích F/A-18D. Malaysia hiện cũng là quốc gia duy nhất khu vực có trang bị F/A-18 của Mỹ. Ảnh: kemenierian pertahanan
Trực thăng săn ngầm/cứu hộ biển hiện đại EC 725. Ảnh: kemenierian pertahanan
Video tiêm kích Su-30MKM của Malaysia trình diễn kỹ thuật cơ động tuyệt vời. Nguồn: AINtv