Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất diễn ra vao đầu thập niên 1990, tiêm kích-bom F-15E của Mỹ đã “tỏa sáng rực rỡ”, khả năng tấn công mặt đất mạnh mẽ và hiệu suất không chiến linh hoạt của F-15E, đã khiến Không quân Trung Quốc lúc bấy giờ thấy rõ khoảng cách giữa mình và quyền lực không quân số một thế giới.Khi đó trang bị của Không quân Trung Quốc trong đầu thập niên những năm 1990 vẫn chủ yếu là máy bay thế hệ thứ ba và chiếc duy nhất có năng lực tấn công mặt đất của Không quân Trung Quốc, có thể “mon men” tới gần F-15E là JH-7 Flying Leopard (Báo bay). Khi đó JH-7 cũng chỉ mới được đưa vào sử dụng, mặc dù nó có đặc điểm là giá rẻ, tải trọng vũ khí lớn và tầm bay xa; nhưng dù sao nó cũng chỉ được cải tiến từ máy bay thế hệ thứ ba, tính năng còn kém tiêm kích bom Su-24 của Liên Xô, được phát triển từ đầu thập niên 1960.Khi JH-7 phải đối mặt với chiến đấu cơ thế hệ thứ tư của Mỹ và Nga, thì JH-7 hầu như không có ưu thế không chiến, nên không thể gọi nó là máy bay chiến đấu đa nhiệm, mà cũng chỉ là một loại máy bay chiến đấu cường kích đơn thuần. Đứng trước tình hình như vậy, Trung Quốc lúc này về thực lực chưa thể tự phát triển một mẫu chiến đấu cơ hiện đại, có khả năng tương đương như mẫu chiến đấu cơ F-15E của Mỹ; trong khi Mỹ và phương Tây đang cấm vận vũ khí với Trung Quốc và phương án “đi tắt, đón đầu” là mua Su-30 của Nga.Điều thuận lợi cho Trung Quốc là họ đã có hợp đồng mua Su-27 của Nga trước đó; nhưng trên thực tế, lúc này chiến đấu cơ Su-30 được đánh giá là tiêm kích thế hệ 4+, nên Trung Quốc đương nhiên sẽ phải chi nguồn tài chính lớn để có thể mua được loại máy bay chiến đấu này. Vào cuối thập niên 1990, Nga vẫn còn đang ở trong tình trạng khó khăn về kinh tế, đương nhiên là Moskva gật đầu đồng ý trước đề nghị của Bắc Kinh. Vì vậy, hai bên đã nhất trí và lô cuối cùng của Su-30 "Phiên bản đặc biệt của Trung Quốc", tức là Su-30MKK, đã đến Trung Quốc vào cuối năm 2000.Ngày nay, Su-30MKK vẫn đang phục vụ trong Không quân Trung Quốc và Nga cũng kiếm được rất nhiều tiền với những hợp đồng bán máy bay chiến đấu dựa trên dòng Su-27 tại Trung Quốc. Rõ ràng đây là một tình huống đôi bên cùng có lợi: Trung Quốc nhận được vũ khí và công nghệ, còn Nga nhận được tiền. Nhưng mới đây, một số chuyên gia Nga đã “phải hối hận” khi xem xét lại toàn bộ số Su-30 MKK bán cho Trung Quốc; mặc dù Moskva kiếm được bộn tiền từ việc bán chiến đấu cơ cho Trung Quốc, nhưng việc bán Su-30 cho Trung Quốc là một sai lầm rất lớn của Moskva.Theo phân tích của các chuyên gia hàng không quân sự, sự khác biệt giữa Su-30 và Su-27 nằm ở chỗ nó là tiêm kích đa năng; khả năng tấn công chỉ thêm 2 chữ "đa năng", đã là “nút thắt lớn” của Không quân Trung Quốc lúc bấy giờ.Việc Nga xuất khẩu trực tiếp Su-30 MKK cho Trung Quốc vào thời điểm đó, hoàn toàn là lợi ích kinh tế trước mắt, chứ chưa tính đến lợi ích lâu dài; những vấn đề đó sau này Nga mới nhận ra.Trước hết, sau khi Trung Quốc có được Su-30, nó giống như một báu vật; ngoài việc đi kèm cả một hệ thống hậu cần mặt đất và được mua những vũ khí, thiết bị tốt nhất. Nhưng quan trọng nhất, là Nga đồng ý chuyển giao công nghệ lắp ráp và sản xuất một số chi tiết của loại chiến đấu cơ này tại Trung Quốc.Việc mua được chiến đấu cơ Su-30 MKK đối với Trung Quốc là thành công ngoài sức tưởng tượng, nhất là với các công ty chế tạo máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Trong tương lai, một chiếc máy bay chiến đấu "trông giống nhau" sẽ được sản xuất tại các nhà máy hàng không của Trung Quốc.Và thực tế đến bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào tiêm kích-ném bom nội địa J-16 đã được Không quân Trung Quốc trang bị, không nói là sao chép hoàn toàn Su-30, nhưng ít nhất đều phải thừa nhận rằng, ít nhất kiểu dáng khí động học của nó là sao chép từ Su-30 nhập từ Nga.Đối với Trung Quốc, Su-30 tuy đắt nhưng thực sự rất đáng đồng tiền bát gạo, Su-30 đã đặt nền móng cho việc phát triển các loại máy bay chiến đấu đa năng của Trung Quốc và làm phong phú thêm sự đa dạng của các loại máy bay chiến đấu sản xuất trong nước. Còn mất mát đối với Nga, đó chính là sự khởi đầu cho việc mất đi một khách hàng mua vũ khí lớn, nhất là về máy bay chiến đấu, đó chính là Trung Quốc. Và đây chính là điều khiến các chuyên gia Nga tiếc nuối.Với sự đầu tư “không tiếc tay” của Bắc Kinh cho ngành công nghiệp hàng không quân sự, do vậy năng lực chế tạo tiêm kích nội địa của Trung Quốc đã nâng cao. Sau này Nga không bán được cho Trung Quốc loại tiêm kích tấn công mặt đất mạnh nhất là Su-34 và tiêm kích chiếm ưu thế trên không mạnh nhất Su-57.Về việc tại sao Trung Quốc vẫn mua Su-35 của Nga, thực tế thì Trung Quốc rất muốn động cơ tuyệt vời của máy bay chiến đấu Su-35, xét cho cùng thì động cơ đã là rào cản cuối cùng cản trở bước tiến của máy bay chiến đấu nội địa Trung Quốc.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất diễn ra vao đầu thập niên 1990, tiêm kích-bom F-15E của Mỹ đã “tỏa sáng rực rỡ”, khả năng tấn công mặt đất mạnh mẽ và hiệu suất không chiến linh hoạt của F-15E, đã khiến Không quân Trung Quốc lúc bấy giờ thấy rõ khoảng cách giữa mình và quyền lực không quân số một thế giới.
Khi đó trang bị của Không quân Trung Quốc trong đầu thập niên những năm 1990 vẫn chủ yếu là máy bay thế hệ thứ ba và chiếc duy nhất có năng lực tấn công mặt đất của Không quân Trung Quốc, có thể “mon men” tới gần F-15E là JH-7 Flying Leopard (Báo bay).
Khi đó JH-7 cũng chỉ mới được đưa vào sử dụng, mặc dù nó có đặc điểm là giá rẻ, tải trọng vũ khí lớn và tầm bay xa; nhưng dù sao nó cũng chỉ được cải tiến từ máy bay thế hệ thứ ba, tính năng còn kém tiêm kích bom Su-24 của Liên Xô, được phát triển từ đầu thập niên 1960.
Khi JH-7 phải đối mặt với chiến đấu cơ thế hệ thứ tư của Mỹ và Nga, thì JH-7 hầu như không có ưu thế không chiến, nên không thể gọi nó là máy bay chiến đấu đa nhiệm, mà cũng chỉ là một loại máy bay chiến đấu cường kích đơn thuần.
Đứng trước tình hình như vậy, Trung Quốc lúc này về thực lực chưa thể tự phát triển một mẫu chiến đấu cơ hiện đại, có khả năng tương đương như mẫu chiến đấu cơ F-15E của Mỹ; trong khi Mỹ và phương Tây đang cấm vận vũ khí với Trung Quốc và phương án “đi tắt, đón đầu” là mua Su-30 của Nga.
Điều thuận lợi cho Trung Quốc là họ đã có hợp đồng mua Su-27 của Nga trước đó; nhưng trên thực tế, lúc này chiến đấu cơ Su-30 được đánh giá là tiêm kích thế hệ 4+, nên Trung Quốc đương nhiên sẽ phải chi nguồn tài chính lớn để có thể mua được loại máy bay chiến đấu này.
Vào cuối thập niên 1990, Nga vẫn còn đang ở trong tình trạng khó khăn về kinh tế, đương nhiên là Moskva gật đầu đồng ý trước đề nghị của Bắc Kinh. Vì vậy, hai bên đã nhất trí và lô cuối cùng của Su-30 "Phiên bản đặc biệt của Trung Quốc", tức là Su-30MKK, đã đến Trung Quốc vào cuối năm 2000.
Ngày nay, Su-30MKK vẫn đang phục vụ trong Không quân Trung Quốc và Nga cũng kiếm được rất nhiều tiền với những hợp đồng bán máy bay chiến đấu dựa trên dòng Su-27 tại Trung Quốc. Rõ ràng đây là một tình huống đôi bên cùng có lợi: Trung Quốc nhận được vũ khí và công nghệ, còn Nga nhận được tiền.
Nhưng mới đây, một số chuyên gia Nga đã “phải hối hận” khi xem xét lại toàn bộ số Su-30 MKK bán cho Trung Quốc; mặc dù Moskva kiếm được bộn tiền từ việc bán chiến đấu cơ cho Trung Quốc, nhưng việc bán Su-30 cho Trung Quốc là một sai lầm rất lớn của Moskva.
Theo phân tích của các chuyên gia hàng không quân sự, sự khác biệt giữa Su-30 và Su-27 nằm ở chỗ nó là tiêm kích đa năng; khả năng tấn công chỉ thêm 2 chữ "đa năng", đã là “nút thắt lớn” của Không quân Trung Quốc lúc bấy giờ.
Việc Nga xuất khẩu trực tiếp Su-30 MKK cho Trung Quốc vào thời điểm đó, hoàn toàn là lợi ích kinh tế trước mắt, chứ chưa tính đến lợi ích lâu dài; những vấn đề đó sau này Nga mới nhận ra.
Trước hết, sau khi Trung Quốc có được Su-30, nó giống như một báu vật; ngoài việc đi kèm cả một hệ thống hậu cần mặt đất và được mua những vũ khí, thiết bị tốt nhất. Nhưng quan trọng nhất, là Nga đồng ý chuyển giao công nghệ lắp ráp và sản xuất một số chi tiết của loại chiến đấu cơ này tại Trung Quốc.
Việc mua được chiến đấu cơ Su-30 MKK đối với Trung Quốc là thành công ngoài sức tưởng tượng, nhất là với các công ty chế tạo máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Trong tương lai, một chiếc máy bay chiến đấu "trông giống nhau" sẽ được sản xuất tại các nhà máy hàng không của Trung Quốc.
Và thực tế đến bây giờ, chúng ta hãy nhìn vào tiêm kích-ném bom nội địa J-16 đã được Không quân Trung Quốc trang bị, không nói là sao chép hoàn toàn Su-30, nhưng ít nhất đều phải thừa nhận rằng, ít nhất kiểu dáng khí động học của nó là sao chép từ Su-30 nhập từ Nga.
Đối với Trung Quốc, Su-30 tuy đắt nhưng thực sự rất đáng đồng tiền bát gạo, Su-30 đã đặt nền móng cho việc phát triển các loại máy bay chiến đấu đa năng của Trung Quốc và làm phong phú thêm sự đa dạng của các loại máy bay chiến đấu sản xuất trong nước.
Còn mất mát đối với Nga, đó chính là sự khởi đầu cho việc mất đi một khách hàng mua vũ khí lớn, nhất là về máy bay chiến đấu, đó chính là Trung Quốc. Và đây chính là điều khiến các chuyên gia Nga tiếc nuối.
Với sự đầu tư “không tiếc tay” của Bắc Kinh cho ngành công nghiệp hàng không quân sự, do vậy năng lực chế tạo tiêm kích nội địa của Trung Quốc đã nâng cao. Sau này Nga không bán được cho Trung Quốc loại tiêm kích tấn công mặt đất mạnh nhất là Su-34 và tiêm kích chiếm ưu thế trên không mạnh nhất Su-57.
Về việc tại sao Trung Quốc vẫn mua Su-35 của Nga, thực tế thì Trung Quốc rất muốn động cơ tuyệt vời của máy bay chiến đấu Su-35, xét cho cùng thì động cơ đã là rào cản cuối cùng cản trở bước tiến của máy bay chiến đấu nội địa Trung Quốc.