So với phiên bản Su-30MKI mà Ấn Độ sử dụng, Su-30MKK của Trung Quốc có nhiều cải tiến khá đáng kể, đặc biệt là trong yếu tố lực G cực đại trên Su-30MKK được giảm xuống tới gần 20% so với lực G cực đại của Su-30MKI ở cùng tốc độ, cho phép phi công thoải mái hơn trong khi điều khiển máy bay mà không quá bị "ép G", dễ dẫn tới bất tỉnh. Nguồn ảnh: Sina.Kèm theo đó là khác biệt ở hệ thống radar. Su-30MKK của Trung Quốc ban đầu được trang bị với loại radar N001VEP cho phép quét mục tiêu ở khoảng cách tối đa chỉ 100 km, khoá bám 10 mục tiêu và tấn công bốn mục tiêu trên không hoặc hai mục tiêu mặt đất cùng lúc.Phiên bản nâng cấp của Su-30MKK sử dụng radar Zhuk-MS cho phép số lượng mục tiêu bắt bám tối đa có thể lên tới 20 và tầm quét tối đa lên tới 150 km nhưng số lượng mục tiêu mặt đất tấn công được vẫn chỉ là hai mục tiêu cùng lúc.Ngược lại, Su-30MKI của Ấn Độ lại có hệ thống radar tiên tiến hơn rất nhiều loại NIIP N011M Bars cho phép quét mục tiêu ở khoảng cách tối đa lên tới 400 km, bắt bám mục tiêu ở khoảng cách tối đa 200 km và theo dõi được cùng lúc 15 mục tiêu khác nhau.Khi tấn công, radar của Su-30MKI cũng có thể tấn công tới bốn mục tiêu cùng lúc bất kể mục tiêu đó đang bay hay đang ở dưới mặt đất. Các mục tiêu của Su-30MKI cũng đa dạng hơn Su-30MKK khi Su-30MKI tấn công được cả tên lửa hành trình.Về mặt động cơ, cả hai tiêm kích Su-30 của Trung Quốc và Ấn Độ đều sử dụng động cơ AL-31. Tuy nhiên phiên bản động cơ được Su-30MKK của Trung Quốc sử dụng là AL-31F còn của Ấn Độ là AL-31PF.Về cơ bản thì hai phiên bản động cơ này đều... tồi tệ như nhau với số giờ vận hành không quá 500 tiếng trước khi có vấn đề và thậm chí vấn đề còn tiếp tục phát sinh cả sau khi các chiến đấu cơ này được thay thế động cơ.Mặc dù vậy, về khoản động cơ Trung Quốc có lợi thế hơn Ấn Độ khi Bắc Kinh từng tuyên bố động cơ WS-10 của họ hoàn toàn tương thích với Su-30MKK và ổn định hơn nhiều. Tuy nhiên chưa có bằng chứng xác đáng nào về loại động cơ này từng được đưa ra. Nguồn ảnh: Sina.Cũng theo các nguồn tin này, Su-30MKI còn được coi là chiến đấu cơ "giá rẻ" hơn nhiều so với Su-30MKK khi loại chiến đấu cơ này có giá chỉ 50 triệu USD trong khi đó, Su-30MKK sau khi nâng cấp có giá lên tới 62 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina. Mời độc giả xem Video: Sukhoi Su-27 - tiền thân của mọi loại chiến đấu cơ Su-3x thời nay.
So với phiên bản Su-30MKI mà Ấn Độ sử dụng, Su-30MKK của Trung Quốc có nhiều cải tiến khá đáng kể, đặc biệt là trong yếu tố lực G cực đại trên Su-30MKK được giảm xuống tới gần 20% so với lực G cực đại của Su-30MKI ở cùng tốc độ, cho phép phi công thoải mái hơn trong khi điều khiển máy bay mà không quá bị "ép G", dễ dẫn tới bất tỉnh. Nguồn ảnh: Sina.
Kèm theo đó là khác biệt ở hệ thống radar. Su-30MKK của Trung Quốc ban đầu được trang bị với loại radar N001VEP cho phép quét mục tiêu ở khoảng cách tối đa chỉ 100 km, khoá bám 10 mục tiêu và tấn công bốn mục tiêu trên không hoặc hai mục tiêu mặt đất cùng lúc.
Phiên bản nâng cấp của Su-30MKK sử dụng radar Zhuk-MS cho phép số lượng mục tiêu bắt bám tối đa có thể lên tới 20 và tầm quét tối đa lên tới 150 km nhưng số lượng mục tiêu mặt đất tấn công được vẫn chỉ là hai mục tiêu cùng lúc.
Ngược lại, Su-30MKI của Ấn Độ lại có hệ thống radar tiên tiến hơn rất nhiều loại NIIP N011M Bars cho phép quét mục tiêu ở khoảng cách tối đa lên tới 400 km, bắt bám mục tiêu ở khoảng cách tối đa 200 km và theo dõi được cùng lúc 15 mục tiêu khác nhau.
Khi tấn công, radar của Su-30MKI cũng có thể tấn công tới bốn mục tiêu cùng lúc bất kể mục tiêu đó đang bay hay đang ở dưới mặt đất. Các mục tiêu của Su-30MKI cũng đa dạng hơn Su-30MKK khi Su-30MKI tấn công được cả tên lửa hành trình.
Về mặt động cơ, cả hai tiêm kích Su-30 của Trung Quốc và Ấn Độ đều sử dụng động cơ AL-31. Tuy nhiên phiên bản động cơ được Su-30MKK của Trung Quốc sử dụng là AL-31F còn của Ấn Độ là AL-31PF.
Về cơ bản thì hai phiên bản động cơ này đều... tồi tệ như nhau với số giờ vận hành không quá 500 tiếng trước khi có vấn đề và thậm chí vấn đề còn tiếp tục phát sinh cả sau khi các chiến đấu cơ này được thay thế động cơ.
Mặc dù vậy, về khoản động cơ Trung Quốc có lợi thế hơn Ấn Độ khi Bắc Kinh từng tuyên bố động cơ WS-10 của họ hoàn toàn tương thích với Su-30MKK và ổn định hơn nhiều. Tuy nhiên chưa có bằng chứng xác đáng nào về loại động cơ này từng được đưa ra. Nguồn ảnh: Sina.
Cũng theo các nguồn tin này, Su-30MKI còn được coi là chiến đấu cơ "giá rẻ" hơn nhiều so với Su-30MKK khi loại chiến đấu cơ này có giá chỉ 50 triệu USD trong khi đó, Su-30MKK sau khi nâng cấp có giá lên tới 62 triệu USD. Nguồn ảnh: Sina.
Mời độc giả xem Video: Sukhoi Su-27 - tiền thân của mọi loại chiến đấu cơ Su-3x thời nay.