Trong cuộc xung đột Nga – Ukraine đang diễn ra, chủ yếu có 3 loại trực thăng vũ trang hạng nặng được quân đội Nga sử dụng; ngoài trực thăng Ka-52 còn có Mi-24 và Mi-28, nhưng Ka-52 chủ yếu đảm nhiệm thực hiện các vụ tấn công và yểm trợ tầm gần cho bộ binh và lực lượng quân dù.Khi mở đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Quân đội Nga tổ chức các chiến dịch tấn công đường không quy mô lớn vào Kiev nhưng không thành công, khiến quân Nga bị quân Ukraine bao vây lại; giữa hai bên nổ ra những cuộc giao tranh quyết liệt.Cuộc vây hãm của quân Ukraine với lữ đoàn thiết giáp của Nga, buộc Quân đội Nga phải điều trực thăng vũ trang Ka-52 đến giải cứu lực lượng thiết giáp Nga và cuối cùng đã giành được chiến thắng. Trực thăng Ka-52 đóng một vai trò quan trọng trong trận chiến này và được biết đến như một vũ khí thay đổi cục diện trận chiến đấu.Lý do tại sao trực thăng vũ trang Ka-52 lại được Quân đội Nga tin tưởng như vậy? Đầu tiên đó chính là hiệu suất mạnh mẽ của nó, khi Ka-52 được trang bị đa dạng hóa vũ khí. Vì là trực thăng vũ trang chuyên dụng, nên hệ thống vũ khí của Ka-52 rất phong phú.Trực thăng vũ trang Ka-52 có các điểm gắn vũ khí "1 + 4". Một trong số đó là điểm gắn pháo, nằm ở dưới bụng bên phải máy bay, thường được gắn một khẩu pháo 30mm 2A42 một nòng, với cơ số đạn 280 viên.Cũng có phiên bản Ka-52 được trang bị pháo 23mm hoặc tên lửa không đối không tầm gần AA- 8 hoặc AA-11 Shooter, bệ phóng tên lửa tấn công mặt đất không điều khiển VB-32-57, bom hạng nhẹ FAB-50 và các loại vũ khí khác.Ka-52 còn sử dụng hai giá treo vũ khí ở hai cánh bên thân, có thể treo 4 giá phóng tên lửa B-8, chứa tối đa 80 tên lửa không điều khiển S-8, hoặc tối đa 12 tên lửa chống tăng AT-12, dẫn đường bằng laser từ trên máy bay.Tên lửa AT-12 có tầm bắn 8 - 10 km, xuyên giáp được 900 mm, nên Ka-52 có thể phóng tên lửa tấn công các mục tiêu ngoài vùng nhận dạng phòng không của đối phương để đảm bảo an toàn cho trực thăng. Điểm mạnh nữa so với các trực thăng vũ trang khác của Nga, đó là Ka-52 có thể hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng mặt đất trong thời gian dài hơn. Thứ hai là sự thuận tiện trong hoạt động. Đặc điểm đáng chú ý nhất của trực thăng vũ trang Ka-52 là buồng lái, phi công được bố trí hai chỗ ngồi cạnh nhau, thay vì hai chỗ ngồi trên – dưới như truyền thống, trong đó phi công lái chính ngồi phía trước, phi công điều khiển vũ khí ngồi phía sau. Kiểu dáng của trực thăng vũ trang hai chỗ ngồi cạnh nhau, được thiết kế và phát triển theo nhu cầu lái và nhiệm vụ chiến đấu của các loại trực thăng vũ trang hiện đại. Ưu điểm là hai người có thể dùng chung một số dụng cụ và thiết bị nhất định, giảm sự trùng lặp.Việc bố trí hai phi công ngồi cạnh nhau cũng nhằm đơn giản hóa hoạt động của các thiết bị, cho phép phi công tập trung theo dõi mục tiêu, giảm thiểu thời gian đưa ra quyết định, nâng cao hiệu quả việc điều khiển máy bay và sử dụng vũ khí.Điều đáng nói là trực thăng Ka-52 có thể phóng tên lửa mà không cần thay đổi tốc độ và độ cao bay; do đó, nó có thể thực hiện nhiệm vụ đánh trúng mục tiêu mặt đất ở độ cao cực tiểu của nó ở độ cao cách mặt đất chỉ 5 mét. Tốc độ tối đa có thể đạt 350 km/h.Thứ ba là sự an toàn. Ngoài khả năng chống đạn và chống va chạm mạnh, Ka-52 sử dụng hệ thống cứu sinh ghế phóng dù khi máy bay gặp nguy hiểm như máy bay chiến đấu. Đây cũng là loại trực thăng duy nhất có ghế phóng dù cho phi công.Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, tại sân bay Antonov của Ukraine, một chiếc Ka-52 của Không quân Nga đã bị hư hỏng nặng sau khi trúng tên lửa phòng không Stinger, nhưng phi công đã phóng dù thành công trước khi trực thăng lao xuống sông.Ngoài buồng lái, thân Ka-52 sử dụng một số lượng lớn vật liệu composite, trọng lượng vật liệu composite chiếm khoảng 35% tổng trọng lượng của máy bay. Vật liệu composite có thể hấp thụ sóng phản xạ của radar, giúp làm giảm xác suất bị radar của đối phương phát hiện.Ngoài ra, độ an toàn chống đạn của trực thăng Ka-52 cũng tốt, giúp giảm thiểu thiệt hại do bị đối phương bắn trúng. Lớp ngoài của bình nhiên liệu là vật liệu composite, bên trong là cấu trúc tổ ong, có thể tự động bịt kín sau khi bị đạn xuyên qua. Là một trực thăng chiến đấu hoạt động trong mọi thời tiết, hoạt động cả ngày/đêm, trực thăng Ka-52 cũng được trang bị các thiết bị liên quan để tác chiến ban đêm và trong điều kiện thời tiết phức tạp. Ka-52 xứng đáng là trực thăng vũ trang trong tương lai của Quân đội Nga.
Trong cuộc xung đột Nga – Ukraine đang diễn ra, chủ yếu có 3 loại trực thăng vũ trang hạng nặng được quân đội Nga sử dụng; ngoài trực thăng Ka-52 còn có Mi-24 và Mi-28, nhưng Ka-52 chủ yếu đảm nhiệm thực hiện các vụ tấn công và yểm trợ tầm gần cho bộ binh và lực lượng quân dù.
Khi mở đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, Quân đội Nga tổ chức các chiến dịch tấn công đường không quy mô lớn vào Kiev nhưng không thành công, khiến quân Nga bị quân Ukraine bao vây lại; giữa hai bên nổ ra những cuộc giao tranh quyết liệt.
Cuộc vây hãm của quân Ukraine với lữ đoàn thiết giáp của Nga, buộc Quân đội Nga phải điều trực thăng vũ trang Ka-52 đến giải cứu lực lượng thiết giáp Nga và cuối cùng đã giành được chiến thắng. Trực thăng Ka-52 đóng một vai trò quan trọng trong trận chiến này và được biết đến như một vũ khí thay đổi cục diện trận chiến đấu.
Lý do tại sao trực thăng vũ trang Ka-52 lại được Quân đội Nga tin tưởng như vậy? Đầu tiên đó chính là hiệu suất mạnh mẽ của nó, khi Ka-52 được trang bị đa dạng hóa vũ khí. Vì là trực thăng vũ trang chuyên dụng, nên hệ thống vũ khí của Ka-52 rất phong phú.
Trực thăng vũ trang Ka-52 có các điểm gắn vũ khí "1 + 4". Một trong số đó là điểm gắn pháo, nằm ở dưới bụng bên phải máy bay, thường được gắn một khẩu pháo 30mm 2A42 một nòng, với cơ số đạn 280 viên.
Cũng có phiên bản Ka-52 được trang bị pháo 23mm hoặc tên lửa không đối không tầm gần AA- 8 hoặc AA-11 Shooter, bệ phóng tên lửa tấn công mặt đất không điều khiển VB-32-57, bom hạng nhẹ FAB-50 và các loại vũ khí khác.
Ka-52 còn sử dụng hai giá treo vũ khí ở hai cánh bên thân, có thể treo 4 giá phóng tên lửa B-8, chứa tối đa 80 tên lửa không điều khiển S-8, hoặc tối đa 12 tên lửa chống tăng AT-12, dẫn đường bằng laser từ trên máy bay.
Tên lửa AT-12 có tầm bắn 8 - 10 km, xuyên giáp được 900 mm, nên Ka-52 có thể phóng tên lửa tấn công các mục tiêu ngoài vùng nhận dạng phòng không của đối phương để đảm bảo an toàn cho trực thăng. Điểm mạnh nữa so với các trực thăng vũ trang khác của Nga, đó là Ka-52 có thể hỗ trợ hỏa lực cho lực lượng mặt đất trong thời gian dài hơn.
Thứ hai là sự thuận tiện trong hoạt động. Đặc điểm đáng chú ý nhất của trực thăng vũ trang Ka-52 là buồng lái, phi công được bố trí hai chỗ ngồi cạnh nhau, thay vì hai chỗ ngồi trên – dưới như truyền thống, trong đó phi công lái chính ngồi phía trước, phi công điều khiển vũ khí ngồi phía sau.
Kiểu dáng của trực thăng vũ trang hai chỗ ngồi cạnh nhau, được thiết kế và phát triển theo nhu cầu lái và nhiệm vụ chiến đấu của các loại trực thăng vũ trang hiện đại. Ưu điểm là hai người có thể dùng chung một số dụng cụ và thiết bị nhất định, giảm sự trùng lặp.
Việc bố trí hai phi công ngồi cạnh nhau cũng nhằm đơn giản hóa hoạt động của các thiết bị, cho phép phi công tập trung theo dõi mục tiêu, giảm thiểu thời gian đưa ra quyết định, nâng cao hiệu quả việc điều khiển máy bay và sử dụng vũ khí.
Điều đáng nói là trực thăng Ka-52 có thể phóng tên lửa mà không cần thay đổi tốc độ và độ cao bay; do đó, nó có thể thực hiện nhiệm vụ đánh trúng mục tiêu mặt đất ở độ cao cực tiểu của nó ở độ cao cách mặt đất chỉ 5 mét. Tốc độ tối đa có thể đạt 350 km/h.
Thứ ba là sự an toàn. Ngoài khả năng chống đạn và chống va chạm mạnh, Ka-52 sử dụng hệ thống cứu sinh ghế phóng dù khi máy bay gặp nguy hiểm như máy bay chiến đấu. Đây cũng là loại trực thăng duy nhất có ghế phóng dù cho phi công.
Trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, tại sân bay Antonov của Ukraine, một chiếc Ka-52 của Không quân Nga đã bị hư hỏng nặng sau khi trúng tên lửa phòng không Stinger, nhưng phi công đã phóng dù thành công trước khi trực thăng lao xuống sông.
Ngoài buồng lái, thân Ka-52 sử dụng một số lượng lớn vật liệu composite, trọng lượng vật liệu composite chiếm khoảng 35% tổng trọng lượng của máy bay. Vật liệu composite có thể hấp thụ sóng phản xạ của radar, giúp làm giảm xác suất bị radar của đối phương phát hiện.
Ngoài ra, độ an toàn chống đạn của trực thăng Ka-52 cũng tốt, giúp giảm thiểu thiệt hại do bị đối phương bắn trúng. Lớp ngoài của bình nhiên liệu là vật liệu composite, bên trong là cấu trúc tổ ong, có thể tự động bịt kín sau khi bị đạn xuyên qua.
Là một trực thăng chiến đấu hoạt động trong mọi thời tiết, hoạt động cả ngày/đêm, trực thăng Ka-52 cũng được trang bị các thiết bị liên quan để tác chiến ban đêm và trong điều kiện thời tiết phức tạp. Ka-52 xứng đáng là trực thăng vũ trang trong tương lai của Quân đội Nga.