Kể từ khi đưa vào trang bị năm 2014, Nga đã tìm cách tiếp thị tiêm kích Su-35 ra nước ngoài để xuất khẩu, nhằm cạnh tranh với đối thủ chính là F-22 Raptor thế hệ thứ 5 của Mỹ vẫn bị cấm xuất khẩu, nhưng được nhiều người coi là loại máy bay có năng lực nhất trên thị trường xuất khẩu thế giới.Su-35 được nâng cấp dựa theo phiên bản chiến đấu cơ Su-27 Flanker từ thời Chiến tranh Lạnh, nhưng được cải tiến mạnh mẽ với khung máy bay composite, tiết diện radar giảm, động cơ AL-41 mới mạnh hơn và bộ cảm biến mới.Tiêm kích chiến đấu Su-35 có độ bền cao hơn nhiều, hệ thống điện tử hàng không và tác chiến điện tử vượt trội, đồng thời phạm vi giao tranh không đối không gấp ba lần Su-27. Mặc dù có khả năng chiến đấu tiên tiến và chi phí sản xuất rẻ, nhưng Su-35 chỉ giành được hai hợp đồng xuất khẩu trong hơn nửa thập kỷ qua.Hai hợp đồng trên bao gồm một thỏa thuận bán 24 máy bay chiến đấu cho Trung Quốc được ký vào năm 2015 và một thỏa thuận khác để bán 26 máy bay chiến đấu cho Ai Cập được ký vào năm 2018, nghĩa là chỉ có khoảng 50 máy bay đã được bán.Su-35 đã được cung cấp cho Ấn Độ để sản xuất theo giấy phép và đã có ít nhất 114 chiếc được chế tạo cho Không quân Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ được cho là sẽ ưu tiên loại máy bay nhỏ hơn với chi phí hoạt động thấp hơn như MiG-35 hoặc tiêm kích Rafale của Pháp.Venezuela cũng thể hiện sự quan tâm đến việc mua hai chục máy bay chiến đấu Su-35, để bổ sung cùng số lượng máy bay Su-30MK2 cũ hơn đang trong biên chế không quân nước này. Tuy nhiên trước tình hình kinh tế khó khăn, việc mua máy bay Su-35 đối với nước này sẽ còn là chặng đường dài.Indonesia cũng được coi là khách hàng tiềm năng với một thỏa thuận đã được ký vào đầu năm 2018 cho một lô với 11 chiếc Su-35. Tuy nhiên, Mỹ đã đe dọa các biện pháp trừng phạt đối với Jakarta và làm trì hoãn việc thực hiện thỏa thuận này.Mặc dù Su-35 vẫn là một thiết kế tương đối mới, nhưng triển vọng của nó trên các thị trường xuất khẩu thế giới vẫn khá ảm đạm. Và chắc chắn rằng Su-35 sẽ không có thêm hợp đồng xuất khẩu lớn nào ngoài việc bán cho Ai Cập và Trung Quốc.Một lý do chính cho điều này là sự phát triển ngày càng tinh vi của lĩnh vực quốc phòng Trung Quốc, đã làm lu mờ công nghệ của Nga trong nhiều lĩnh vực. Trung Quốc là khách hàng xuất khẩu hàng đầu của Su-27 và là khách hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Su-30 ngoài Ấn Độ.Mặc dù Nga đã cố gắng tiếp thị thêm các phi đội Su-35 cho Trung Quốc để tiếp tục hợp đồng với hai chục máy bay Su-35, có thể bao gồm cả thỏa thuận giấy phép sản xuất, nhưng chiếc máy bay chiến đấu này vẫn không còn hấp dẫn khi các máy bay chiến đấu bản địa của chính Trung Quốc về nhiều mặt đã vượt trội hơn.Một ví dụ đáng chú ý là máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc, cũng dựa trên khung máy bay hạng nặng Flanker và được đưa vào trang bị một năm trước Su-35. Máy bay chiến đấu này được thừa kế radar AESA, lớp phủ tàng hình và tên lửa tầm xa dẫn đường bằng radar AESA.Ngoài ra, việc máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo Su-57 được đưa vào trang bị trong Không quân Nga từ tháng 12/2020 dự kiến cũng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc bán Su-35.Su-57 có thể được các khách hàng tiềm năng coi là máy bay tiết kiệm chi phí hơn đối với máy bay hạng nặng Su-35. Nhiều quốc gia tỏ ra quan tâm đến Su-57 hơn Su-35, bao gồm Myanmar, Ấn Độ, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ,....Khách hàng lớn thứ hai về vũ khí của Nga sau Ấn Độ là quân đội Algeria, cũng đã không chọn mua Su-35, thay vào đó Algeria đã đầu tư vào mua Su-57, với nhiều thông tin cho thấy một đơn đặt hàng có thể đã được đặt.Với việc Su-35 nằm giữa Su-30SM/SM2 và Su-57 về cả giá cả và hiệu suất, thị phần của nó dự kiến sẽ bị lấn át bởi hai máy bay chiến đấu này. Bản thân Lực lượng Không quân Nga, cũng không mấy mặn mà với Su-35 do vấn đề chi phí sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest. Bất chấp việc xuất khẩu ế ẩm, Không quân Nga vẫn miệt mài tung video quảng cáo tiêm kích Su-35. Nguồn: Armies Power.
Kể từ khi đưa vào trang bị năm 2014, Nga đã tìm cách tiếp thị tiêm kích Su-35 ra nước ngoài để xuất khẩu, nhằm cạnh tranh với đối thủ chính là F-22 Raptor thế hệ thứ 5 của Mỹ vẫn bị cấm xuất khẩu, nhưng được nhiều người coi là loại máy bay có năng lực nhất trên thị trường xuất khẩu thế giới.
Su-35 được nâng cấp dựa theo phiên bản chiến đấu cơ Su-27 Flanker từ thời Chiến tranh Lạnh, nhưng được cải tiến mạnh mẽ với khung máy bay composite, tiết diện radar giảm, động cơ AL-41 mới mạnh hơn và bộ cảm biến mới.
Tiêm kích chiến đấu Su-35 có độ bền cao hơn nhiều, hệ thống điện tử hàng không và tác chiến điện tử vượt trội, đồng thời phạm vi giao tranh không đối không gấp ba lần Su-27. Mặc dù có khả năng chiến đấu tiên tiến và chi phí sản xuất rẻ, nhưng Su-35 chỉ giành được hai hợp đồng xuất khẩu trong hơn nửa thập kỷ qua.
Hai hợp đồng trên bao gồm một thỏa thuận bán 24 máy bay chiến đấu cho Trung Quốc được ký vào năm 2015 và một thỏa thuận khác để bán 26 máy bay chiến đấu cho Ai Cập được ký vào năm 2018, nghĩa là chỉ có khoảng 50 máy bay đã được bán.
Su-35 đã được cung cấp cho Ấn Độ để sản xuất theo giấy phép và đã có ít nhất 114 chiếc được chế tạo cho Không quân Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ được cho là sẽ ưu tiên loại máy bay nhỏ hơn với chi phí hoạt động thấp hơn như MiG-35 hoặc tiêm kích Rafale của Pháp.
Venezuela cũng thể hiện sự quan tâm đến việc mua hai chục máy bay chiến đấu Su-35, để bổ sung cùng số lượng máy bay Su-30MK2 cũ hơn đang trong biên chế không quân nước này. Tuy nhiên trước tình hình kinh tế khó khăn, việc mua máy bay Su-35 đối với nước này sẽ còn là chặng đường dài.
Indonesia cũng được coi là khách hàng tiềm năng với một thỏa thuận đã được ký vào đầu năm 2018 cho một lô với 11 chiếc Su-35. Tuy nhiên, Mỹ đã đe dọa các biện pháp trừng phạt đối với Jakarta và làm trì hoãn việc thực hiện thỏa thuận này.
Mặc dù Su-35 vẫn là một thiết kế tương đối mới, nhưng triển vọng của nó trên các thị trường xuất khẩu thế giới vẫn khá ảm đạm. Và chắc chắn rằng Su-35 sẽ không có thêm hợp đồng xuất khẩu lớn nào ngoài việc bán cho Ai Cập và Trung Quốc.
Một lý do chính cho điều này là sự phát triển ngày càng tinh vi của lĩnh vực quốc phòng Trung Quốc, đã làm lu mờ công nghệ của Nga trong nhiều lĩnh vực. Trung Quốc là khách hàng xuất khẩu hàng đầu của Su-27 và là khách hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Su-30 ngoài Ấn Độ.
Mặc dù Nga đã cố gắng tiếp thị thêm các phi đội Su-35 cho Trung Quốc để tiếp tục hợp đồng với hai chục máy bay Su-35, có thể bao gồm cả thỏa thuận giấy phép sản xuất, nhưng chiếc máy bay chiến đấu này vẫn không còn hấp dẫn khi các máy bay chiến đấu bản địa của chính Trung Quốc về nhiều mặt đã vượt trội hơn.
Một ví dụ đáng chú ý là máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc, cũng dựa trên khung máy bay hạng nặng Flanker và được đưa vào trang bị một năm trước Su-35. Máy bay chiến đấu này được thừa kế radar AESA, lớp phủ tàng hình và tên lửa tầm xa dẫn đường bằng radar AESA.
Ngoài ra, việc máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo Su-57 được đưa vào trang bị trong Không quân Nga từ tháng 12/2020 dự kiến cũng sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc bán Su-35.
Su-57 có thể được các khách hàng tiềm năng coi là máy bay tiết kiệm chi phí hơn đối với máy bay hạng nặng Su-35. Nhiều quốc gia tỏ ra quan tâm đến Su-57 hơn Su-35, bao gồm Myanmar, Ấn Độ, Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ,....
Khách hàng lớn thứ hai về vũ khí của Nga sau Ấn Độ là quân đội Algeria, cũng đã không chọn mua Su-35, thay vào đó Algeria đã đầu tư vào mua Su-57, với nhiều thông tin cho thấy một đơn đặt hàng có thể đã được đặt.
Với việc Su-35 nằm giữa Su-30SM/SM2 và Su-57 về cả giá cả và hiệu suất, thị phần của nó dự kiến sẽ bị lấn át bởi hai máy bay chiến đấu này. Bản thân Lực lượng Không quân Nga, cũng không mấy mặn mà với Su-35 do vấn đề chi phí sử dụng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Bất chấp việc xuất khẩu ế ẩm, Không quân Nga vẫn miệt mài tung video quảng cáo tiêm kích Su-35. Nguồn: Armies Power.