Theo các tài liệu Không quân Nga, hiện tại nước này có từ 152-190 chiếc tiêm kích MiG-31 trong biên chế. Hiện họ muốn hướng tới hiện đại hóa toàn bộ phi đội MiG-31 của mình lên biến thể BM và BSM trước năm 2020 với số lượng ước tính hơn 110 đơn vị bao gồm cả MiG-31BM/BSM. Nguồn ảnh: Aero.Được ra đời từ năm 1982, những chiếc MiG-31 hiện nay vẫn còn phục vụ trong Không quân Nga và được nâng cấp, bảo dưỡng thường xuyên tại nhà máy Sokul, một trong những nhà máy chuyên sản xuất các dòng máy bay MiG. Nguồn ảnh: EngRu.Đây cũng được coi là nhà máy bí mật bậc nhất của Nga dù nó đã được thành lập từ năm 1932 dưới thời Liên Xô. Dưới thời Liên Xô, đã từng có thời kỳ nhà máy này được liệt vào hàng tối mật dù nó nằm cách Moscow chưa tới 500 km. Nguồn ảnh: EngRu.Tại đây, các kỹ sư đang bắt đầu quá trình hiện đại hóa các mẫu chiến đấu cơ MiG-31 của lực lượng không quân nước này. Nguồn ảnh: EngRu.Quá trình hiện đại hóa thực sự rất phức tạp khi các kỹ sư của nước này phải can thiệp sâu vào kết cấu của những chiếc máy bay này. Nguồn ảnh: EngRu.Tổng cộng đã có khoảng 500 chiếc MiG-31 các loại được sản xuất trong thời gian từ năm 1975 tới năm 1994. Nguồn ảnh: EngRu.Hiện tại, ngoài Nga còn có Không quân Syria và Không quân Kazakhstan cũng sở hữu loại chiến đấu cơ này trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: EngRu.MiG-31 có phi hành đoàn 2 người bao gồm 1 phi công chính và 1 sĩ quan điều khiển vũ khí. Chiều dài của chiếc chiến đấu cơ này vào khoảng 22,62 mét, sải cánh rộng 13,4 mét và có diện tích mặt cánh 61,6 mét vuông. Ảnh: Khoang lái của MiG-31 trong quá trình nâng cấp. Nguồn ảnh: EngRu.Trọng lượng rỗng của chiếc chiến đấu cơ này vào khoảng 21,8 tấn trong khi nó có thể cất cánh với trọng lượng tối đa khoảng 46,2 tấn, nghĩa là hơn gấp đôi. Nguồn ảnh: EngRu.Được trang bị 2 động cơ Soloviev D-30F6, các tiêm kích đánh chặn MiG-31 có khả năng bay với tốc độ tối đa Mach 2,83 tương đương với 3500 km/h ở độ cao lớn. Ở độ cao thấp ngang mặt biển, tốc độ tối đa mà chiếc máy bay này đạt được vào khoảng Mach 1,21 tương đương với 1.500 km/h. Nguồn ảnh: EngRu.Tầm bay của tiêm kích MiG-31 tùy vào tải trọng của máy bay, ví dụ: mang 4 tên lửa không đối không R-33E và 2 thùng nhiên liệu phụ thì tầm bay đạt 3.000km; 4 đạn R-33E và 2 thùng nhiên liệu phụ kết hợp một lần được tiếp nhiên liệu trên không đạt 5.400km. Nguồn ảnh: EngRu.Hiện tại MiG-31 vẫn được sử dụng trong biên chế của lực lượng Không quân các nước kể trên và thậm chí nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong lực lượng không quân một vài quốc gia. Nguồn ảnh: Sputnik.Biến thể chiến đấu cơ MiG-31M mới nhất của loại chiến đấu cơ này được cải tiến rất sâu, nâng cấp động cơ, tăng tầm hiệu quả của hệ thống radar và có trọng lượng cất cánh tối đa được nâng lên tới 52 tấn đã được trang bị cho Không quân Nga từ năm 1991. Nguồn ảnh: Youtube.
Theo các tài liệu Không quân Nga, hiện tại nước này có từ 152-190 chiếc tiêm kích MiG-31 trong biên chế. Hiện họ muốn hướng tới hiện đại hóa toàn bộ phi đội MiG-31 của mình lên biến thể BM và BSM trước năm 2020 với số lượng ước tính hơn 110 đơn vị bao gồm cả MiG-31BM/BSM. Nguồn ảnh: Aero.
Được ra đời từ năm 1982, những chiếc MiG-31 hiện nay vẫn còn phục vụ trong Không quân Nga và được nâng cấp, bảo dưỡng thường xuyên tại nhà máy Sokul, một trong những nhà máy chuyên sản xuất các dòng máy bay MiG. Nguồn ảnh: EngRu.
Đây cũng được coi là nhà máy bí mật bậc nhất của Nga dù nó đã được thành lập từ năm 1932 dưới thời Liên Xô. Dưới thời Liên Xô, đã từng có thời kỳ nhà máy này được liệt vào hàng tối mật dù nó nằm cách Moscow chưa tới 500 km. Nguồn ảnh: EngRu.
Tại đây, các kỹ sư đang bắt đầu quá trình hiện đại hóa các mẫu chiến đấu cơ MiG-31 của lực lượng không quân nước này. Nguồn ảnh: EngRu.
Quá trình hiện đại hóa thực sự rất phức tạp khi các kỹ sư của nước này phải can thiệp sâu vào kết cấu của những chiếc máy bay này. Nguồn ảnh: EngRu.
Tổng cộng đã có khoảng 500 chiếc MiG-31 các loại được sản xuất trong thời gian từ năm 1975 tới năm 1994. Nguồn ảnh: EngRu.
Hiện tại, ngoài Nga còn có Không quân Syria và Không quân Kazakhstan cũng sở hữu loại chiến đấu cơ này trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: EngRu.
MiG-31 có phi hành đoàn 2 người bao gồm 1 phi công chính và 1 sĩ quan điều khiển vũ khí. Chiều dài của chiếc chiến đấu cơ này vào khoảng 22,62 mét, sải cánh rộng 13,4 mét và có diện tích mặt cánh 61,6 mét vuông. Ảnh: Khoang lái của MiG-31 trong quá trình nâng cấp. Nguồn ảnh: EngRu.
Trọng lượng rỗng của chiếc chiến đấu cơ này vào khoảng 21,8 tấn trong khi nó có thể cất cánh với trọng lượng tối đa khoảng 46,2 tấn, nghĩa là hơn gấp đôi. Nguồn ảnh: EngRu.
Được trang bị 2 động cơ Soloviev D-30F6, các tiêm kích đánh chặn MiG-31 có khả năng bay với tốc độ tối đa Mach 2,83 tương đương với 3500 km/h ở độ cao lớn. Ở độ cao thấp ngang mặt biển, tốc độ tối đa mà chiếc máy bay này đạt được vào khoảng Mach 1,21 tương đương với 1.500 km/h. Nguồn ảnh: EngRu.
Tầm bay của tiêm kích MiG-31 tùy vào tải trọng của máy bay, ví dụ: mang 4 tên lửa không đối không R-33E và 2 thùng nhiên liệu phụ thì tầm bay đạt 3.000km; 4 đạn R-33E và 2 thùng nhiên liệu phụ kết hợp một lần được tiếp nhiên liệu trên không đạt 5.400km. Nguồn ảnh: EngRu.
Hiện tại MiG-31 vẫn được sử dụng trong biên chế của lực lượng Không quân các nước kể trên và thậm chí nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong lực lượng không quân một vài quốc gia. Nguồn ảnh: Sputnik.
Biến thể chiến đấu cơ MiG-31M mới nhất của loại chiến đấu cơ này được cải tiến rất sâu, nâng cấp động cơ, tăng tầm hiệu quả của hệ thống radar và có trọng lượng cất cánh tối đa được nâng lên tới 52 tấn đã được trang bị cho Không quân Nga từ năm 1991. Nguồn ảnh: Youtube.