Vào cuối những thập niên1960 và đầu thập niên 1970, những chiếc máy bay do thám hiện đại nhất trong biên chế của Không quân Mỹ và Liên Xô đều có thể đạt tốc độ Mach 3 (gấp 3 lần tốc độ âm thanh) là SR-71 và MiG-25.Cả Liên Xô và Mỹ đều sử dụng những máy bay có tốc độ cao này để làm nhiệm vụ trinh sát, hỗ trợ đồng minh của mình; Mỹ hỗ trợ Israel, còn Liên Xô hỗ trợ khối Arab, do Ai Cập và Syria đứng đầu.Vào tháng 6/1967, Israel gây chiến với Syria, Jordan, Iraq và Ai Cập trong bối cảnh căng thẳng chính trị gia tăng. Theo nhà sử học Isabella Ginor và Gideon Remez, không lâu trước khi nổ ra giao tranh, Liên Xô đã triển khai các phiên bản nguyên mẫu của máy bay chiến đấu MiG-25 hai động cơ mới tới Yemen.Từ Yemen, những chiếc chiến đấu cơ MiG-25 được bí mật đưa qua Ai Cập để thực hiện các chuyến bay bí mật do thám lãnh thổ Israel; tập trung vào lò phản ứng hạt nhân Dimona, nơi được cho là đang sản xuất vũ khí hạt nhân của Israel.Phiên bản trinh sát của MiG-25 không được trang bị vũ khí, chỉ mang máy ảnh ở mũi. Tận dụng tốc độ gấp ba lần tốc độ âm thanh và bay ở độ cao 18km (hoặc cao hơn), để trinh sát lãnh thổ của đối phương.Vào thời điểm ra mắt, chiếc MiG-25 đã “vô đối với bất cứ thứ vũ khí gì mà phương Tây có thể chống lại nó”, Ginor và Remez viết. Israel tuyên bố đã cố gắng, nhưng không thể bắn hạ được những kẻ xâm nhập “thần tốc”, và cũng chưa được xác định được danh tính vào thời điểm đó.Tuyên bố của Ginor và Remez không phải là không gây tranh cãi. Một số người nghi ngờ rằng, Liên Xô sẽ không mạo hiểm để triển khai một nguyên mẫu máy bay thử nghiệm, trong một cuộc xung đột không liên quan trực tiếp đến Liên Xô. Tuy nhiên vào năm 2007, Điện Kremlin đã xác nhận tuyên bố của các nhà sử học Israel là đúng.Đại tá Aleksandr Drobyshevsky, người phát ngôn chính của lực lượng Không quân Nga, lần đầu tiên xác nhận bằng văn bản rằng, chính các phi công Liên Xô trên những chiếc MiG-25 nguyên mẫu, đã thực hiện các phi vụ do thám cơ sở hạt nhân Dimona của Israel vào tháng 5/1967.Bảy năm sau, trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur diễn ra vào tháng 10/1973, trong những ngày đầu của cuộc chiến, phía Israel bị liên quân Ả Rập chiếm thế chủ động và đặt vào thế “nghìn cân treo sợi tóc”.Đứng trước nguy cơ thất bại, người Israel ráp tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của họ, vào tình trạng sẵn sàng khai chiến. Một cựu quan chức CIA nói với phóng viên Richard Sale của UPI rằng, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Jericho của Israel “gặp rất nhiều vấn đề với hệ thống dẫn đường”.Nhận được tin tình báo về việc Israel có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, vì vậy Mỹ đã đưa gấp một máy bay trinh sát Lockheed SR-71, có tốc độ nhanh nhất của Mỹ khi đó, trong một “sứ mệnh” kéo dài 10 giờ, để xác minh việc kích hoạt sử dụng vũ khí hạt nhân của Israel.Chiếc máy bay trinh sát SR-71 Blackbird cất cánh tại Căn cứ Không quân Beale ở California, hạ cánh và tiếp nhiên liệu ở căn cứ quân sự Rota của Tây Ban Nha và sau đó bay qua Syria, Jordan và Israel.Lúc này các hệ thống phòng không của các quốc gia trên đều phát hiện ra chiếc SR-71. Và trong bài báo năm 2002, ông Sale cho biết, máy bay chiến đấu F-4 của Israel đã cố gắng bắn hạ chiếc máy bay trinh sát SR-71 của Mỹ, nhưng cả máy bay và tên lửa không thể với được đến độ cao 26km của nó.Các chuyến bay SR-71 tiếp theo của Mỹ qua Syria, Lebanon, Ai Cập và Israel, đã kịp thời thu thập thông tin về cuộc chiến; sau những ngày đầu bị động, lực lượng Do Thái đã lấy lại được thế phản công, với sự hỗ trợ tích cực hậu cần của Mỹ.Jim Wilson là phi công của một trong những nhiệm vụ này; trong một cuốn tự truyện sau này cho biết, chiếc máy bay của ông đã bị trục trặc rõ ràng. Phi công không muốn hạ cánh xuống Tel Aviv, nhưng không thể. Ông viết: “Vì chính phủ Israel đã không biết về nhiệm vụ tối mật của chúng tôi”.Cuộc chiến trinh sát do Mỹ và Liên Xô vẫn tiếp tục trên bầu trời Israel một thời gian sau nữa. Sau khi giành thế chủ động, Israel đe dọa chiếm cả lãnh thổ Syria và Ai Cập, lúc này Liên Xô dọa triển khai quân tiếp viện Ai Cập buộc Mỹ tăng cường tư thế hạt nhân.Tuy nhiên dưới sự dàn xếp của cả Liên Xô và Mỹ, thay vì mạo hiểm chiến tranh hạt nhân, Israel đã rút lại lực lượng của mình. Đây cũng là lần duy nhất, cả hai cường quốc đối địch, sử dụng loại máy bay có tốc độ duy nhất của mình, bay qua lãnh thổ Israel, nhằm hạ bớt những cái “đầu nóng”, có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt thế giới. Nguồn ảnh: Warhistory. Cận cảnh quái thú MiG-25 từng khiến của phương Tây phải khiếp sự suốt một thời gian dài. Nguồn: Iz.
Vào cuối những thập niên1960 và đầu thập niên 1970, những chiếc máy bay do thám hiện đại nhất trong biên chế của Không quân Mỹ và Liên Xô đều có thể đạt tốc độ Mach 3 (gấp 3 lần tốc độ âm thanh) là SR-71 và MiG-25.
Cả Liên Xô và Mỹ đều sử dụng những máy bay có tốc độ cao này để làm nhiệm vụ trinh sát, hỗ trợ đồng minh của mình; Mỹ hỗ trợ Israel, còn Liên Xô hỗ trợ khối Arab, do Ai Cập và Syria đứng đầu.
Vào tháng 6/1967, Israel gây chiến với Syria, Jordan, Iraq và Ai Cập trong bối cảnh căng thẳng chính trị gia tăng. Theo nhà sử học Isabella Ginor và Gideon Remez, không lâu trước khi nổ ra giao tranh, Liên Xô đã triển khai các phiên bản nguyên mẫu của máy bay chiến đấu MiG-25 hai động cơ mới tới Yemen.
Từ Yemen, những chiếc chiến đấu cơ MiG-25 được bí mật đưa qua Ai Cập để thực hiện các chuyến bay bí mật do thám lãnh thổ Israel; tập trung vào lò phản ứng hạt nhân Dimona, nơi được cho là đang sản xuất vũ khí hạt nhân của Israel.
Phiên bản trinh sát của MiG-25 không được trang bị vũ khí, chỉ mang máy ảnh ở mũi. Tận dụng tốc độ gấp ba lần tốc độ âm thanh và bay ở độ cao 18km (hoặc cao hơn), để trinh sát lãnh thổ của đối phương.
Vào thời điểm ra mắt, chiếc MiG-25 đã “vô đối với bất cứ thứ vũ khí gì mà phương Tây có thể chống lại nó”, Ginor và Remez viết. Israel tuyên bố đã cố gắng, nhưng không thể bắn hạ được những kẻ xâm nhập “thần tốc”, và cũng chưa được xác định được danh tính vào thời điểm đó.
Tuyên bố của Ginor và Remez không phải là không gây tranh cãi. Một số người nghi ngờ rằng, Liên Xô sẽ không mạo hiểm để triển khai một nguyên mẫu máy bay thử nghiệm, trong một cuộc xung đột không liên quan trực tiếp đến Liên Xô. Tuy nhiên vào năm 2007, Điện Kremlin đã xác nhận tuyên bố của các nhà sử học Israel là đúng.
Đại tá Aleksandr Drobyshevsky, người phát ngôn chính của lực lượng Không quân Nga, lần đầu tiên xác nhận bằng văn bản rằng, chính các phi công Liên Xô trên những chiếc MiG-25 nguyên mẫu, đã thực hiện các phi vụ do thám cơ sở hạt nhân Dimona của Israel vào tháng 5/1967.
Bảy năm sau, trong cuộc Chiến tranh Yom Kippur diễn ra vào tháng 10/1973, trong những ngày đầu của cuộc chiến, phía Israel bị liên quân Ả Rập chiếm thế chủ động và đặt vào thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
Đứng trước nguy cơ thất bại, người Israel ráp tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của họ, vào tình trạng sẵn sàng khai chiến. Một cựu quan chức CIA nói với phóng viên Richard Sale của UPI rằng, tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Jericho của Israel “gặp rất nhiều vấn đề với hệ thống dẫn đường”.
Nhận được tin tình báo về việc Israel có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, vì vậy Mỹ đã đưa gấp một máy bay trinh sát Lockheed SR-71, có tốc độ nhanh nhất của Mỹ khi đó, trong một “sứ mệnh” kéo dài 10 giờ, để xác minh việc kích hoạt sử dụng vũ khí hạt nhân của Israel.
Chiếc máy bay trinh sát SR-71 Blackbird cất cánh tại Căn cứ Không quân Beale ở California, hạ cánh và tiếp nhiên liệu ở căn cứ quân sự Rota của Tây Ban Nha và sau đó bay qua Syria, Jordan và Israel.
Lúc này các hệ thống phòng không của các quốc gia trên đều phát hiện ra chiếc SR-71. Và trong bài báo năm 2002, ông Sale cho biết, máy bay chiến đấu F-4 của Israel đã cố gắng bắn hạ chiếc máy bay trinh sát SR-71 của Mỹ, nhưng cả máy bay và tên lửa không thể với được đến độ cao 26km của nó.
Các chuyến bay SR-71 tiếp theo của Mỹ qua Syria, Lebanon, Ai Cập và Israel, đã kịp thời thu thập thông tin về cuộc chiến; sau những ngày đầu bị động, lực lượng Do Thái đã lấy lại được thế phản công, với sự hỗ trợ tích cực hậu cần của Mỹ.
Jim Wilson là phi công của một trong những nhiệm vụ này; trong một cuốn tự truyện sau này cho biết, chiếc máy bay của ông đã bị trục trặc rõ ràng. Phi công không muốn hạ cánh xuống Tel Aviv, nhưng không thể. Ông viết: “Vì chính phủ Israel đã không biết về nhiệm vụ tối mật của chúng tôi”.
Cuộc chiến trinh sát do Mỹ và Liên Xô vẫn tiếp tục trên bầu trời Israel một thời gian sau nữa. Sau khi giành thế chủ động, Israel đe dọa chiếm cả lãnh thổ Syria và Ai Cập, lúc này Liên Xô dọa triển khai quân tiếp viện Ai Cập buộc Mỹ tăng cường tư thế hạt nhân.
Tuy nhiên dưới sự dàn xếp của cả Liên Xô và Mỹ, thay vì mạo hiểm chiến tranh hạt nhân, Israel đã rút lại lực lượng của mình. Đây cũng là lần duy nhất, cả hai cường quốc đối địch, sử dụng loại máy bay có tốc độ duy nhất của mình, bay qua lãnh thổ Israel, nhằm hạ bớt những cái “đầu nóng”, có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân hủy diệt thế giới. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cận cảnh quái thú MiG-25 từng khiến của phương Tây phải khiếp sự suốt một thời gian dài. Nguồn: Iz.