Những người lính đánh thuê phương Tây khi mới đến chiến đấu ở Ukraine với một tâm thế “ngôi sao của truyền thông”. Tuy nhiên, khi đối mặt với thực tế, họ nhanh chóng nhận ra rằng, tiền bạc và lòng dũng cảm sẽ không giúp ích gì cho họ. Điều này đã được tờ VZGLYAD phỏng vấn cựu Thượng nghị sĩ Franz Klintsevich, người đứng đầu Hội Cựu chiến binh của Nga tại Afghanistan.Cuộc xung đột Ukraine lớn hơn về mặt kỹ thuật so với các cuộc chiến trước đây. Ngay cả vũ khí hiện đại hóa của Liên Xô, được cả hai bên tham chiến sử dụng trong cuộc xung đột, đã cho thấy hiệu quả của chúng; cũng như lý tưởng chiến đấu và lòng dũng cảm của người lính ở cả hai bên chiến tuyến. Những điều này đã gây bất ngờ cho lính đánh thuê Mozart của Mỹ.Theo cựu thượng nghị sĩ Klintsevich, tất cả những lý do trên đã làm “mất cân bằng” đối với lính đánh thuê Mỹ. Cùng với đó, việc đối đầu với quân Nga được trang bị vũ khí hiện đại và có kinh nghiệm chiến đấu, đặc biệt là hỏa lực pháo binh “kinh hoàng”; đã thực sự là cơn “ác mộng” với lính đánh thuê phương Tây.“Quân đánh thuê Mozart đã quen chiến đấu với những người không có kinh nghiệm chiến đấu, không biết chiến thuật quân sự và họ cũng không phù hợp khi chiến đấu ở địa hình và điều kiện tự nhiên của khu vực”, cựu thượng nghị sĩ Franz Klintsevich cho biết thêm.“Và khi họ đến Ukraine, với tư tưởng ban đầu là chống lại Quân đội Nga và người dân Nga, nhưng lúc này lính đánh thuê Mozart mới hiểu thế nào là sự khốc liệt của cuộc xung đột.“Trong bối cảnh chiến trường ác liệt, ranh giới giữa cái sống và cái chết hết sức mỏng manh; do vậy lính đánh thuê “Mozart” bắt đầu uống rượu, cờ bạc và sợ hãi. Khi chưa đến Ukraine, họ tin tưởng vào một nguồn tài trợ vô tận và nghĩ rằng, quân Nga cũng chỉ như quân nổi dậy ở Afghanistan. Tuy nhiên, thực thế chiến trường Ukraine lại là chuyện khác”; ông Klintsevich phân tích.“Khi chỉ huy Quân đội Ukraine tung quân đánh thuê Mozart vào các hoạt động chiến đấu; nhưng việc đối đầu với lính dù và lính bộ binh của Nga, là cơn ác mộng thực sự đối với họ. Xét cho cùng, quân đội Nga có kinh nghiệm thực tế chiến đấu ở Syria và các điểm nóng khác”, ông Klintsevich nói thêm. “Theo tôi, tất cả những điều này đã dẫn đến sự sụp đổ của Mozart. Tôi nghĩ người Mỹ sẽ vội vàng đăng ký lại tổ chức này, vì thương hiệu Mozart đã bị mất uy tín cả về khả năng chiến đấu của lính đánh thuê trong trận chiến và trong cuộc sống hàng ngày”; ông Klintsevich kết luận. Một chuyên gia quân sự người Nga khác là Trung tá Andrei Marochko, đã viết trên trang "Letuchka" của Nga rằng, người Mỹ "đang cắt giảm thương hiệu công ty quân sự tư nhân Mozart (Mozart PMC); nhưng nhiều khả năng, một số lính đánh thuê từng ở công ty Mozart, sẽ vẫn ở lại Ukraine. Họ sẽ ký lại hợp đồng và tiếp tục chiến đấu”, ông nói. Còn chuyên gia quân sự Boris Rozhin đã viết trên kênh Telegram của mình, “Công ty quân sự tư nhân Mozart, do Andrew Milbourne người Mỹ sáng lập, đang rời Ukraine trong “một điệp khúc ồn ào”. Tuy nhiên, một số đối tượng này rất có thể sẽ chuyển sang các cấu trúc khác, hoặc đổi thương hiệu cho công ty”. Còn tờ “Thời báo New York” của Mỹ thì lại có bài cho rằng, thất bại của lực lượng lính đánh thuê Mozart của Mỹ ở chiến trường Ukraine, là do “thiếu vốn và nhân viên lạm dụng rượu”, chứ không phải do sự khốc liệt của chiến trường Ukraine, hay đối thủ của họ là quân Nga (?).Những người sáng lập công ty quân sự tư nhân Mozart (Mozart PMC) là Andrew Milbourne và Andrew Bain, cả hai từng là cựu lính thủy đánh bộ Mỹ. Lực lượng "Mozart" đã đến Ukraine vào đầu tháng 3/2022; sau đó, họ đã huấn luyện Quân đội Ukraine về các kỹ năng quân sự, đồng thời góp phần sơ tán dân thường khỏi khu vực xung đột. Về tài chính của Mozart PMC, tờ “Thời báo New York” cho biết, một phần đáng kể kinh phí cho các hoạt động của công ty, bằng sự đóng góp tự nguyện từ các công dân nước ngoài. Tuy nhiên Andrew Milbourne, Chủ tịch công ty, đã bị Giám đốc tài chính Andrew Bain của PMC Mozart kiện, vì những tuyên bố không chính xác về giới lãnh đạo Kiev “trong lúc say xỉn” và "lạm dụng ngân sách”. Tuy nhiên, Milbourne cho rằng, trên chiến trường Ukraine, hầu hết lính đánh thuê nước ngoài chiến đấu cho phía Ukraine đều có vấn đề với chứng nghiện rượu; một trong những chỉ huy của lực lượng Mozart đã xác nhận thực tế này. Theo ông, nhiều lính Mozart là người mắc hội chứng “hậu chấn thương tâm lý”, dẫn đến khó thực hiện mệnh lệnh.Một số nguồn tin cho biết, những người lính đánh thuê thường vi phạm kỷ luật như đến quậy phá ở các quán bar và các câu lạc bộ thoát y ở Kiev, bất chấp sự cấm đoán của giới lãnh đạo. Tình trạng này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả và hình ảnh của Mozart PMC, dẫn đến việc nhà tài trợ lớn nhất Allied Extract từ chối các dịch vụ của công ty.Trước đó, người ta đã biết rằng các khách sạn ở Ukraine từ chối tiếp nhận lính đánh thuê từ PMC "Mozart" do lo sợ những khách sạn này, có thể biến thành mục tiêu của lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga.
Những người lính đánh thuê phương Tây khi mới đến chiến đấu ở Ukraine với một tâm thế “ngôi sao của truyền thông”. Tuy nhiên, khi đối mặt với thực tế, họ nhanh chóng nhận ra rằng, tiền bạc và lòng dũng cảm sẽ không giúp ích gì cho họ. Điều này đã được tờ VZGLYAD phỏng vấn cựu Thượng nghị sĩ Franz Klintsevich, người đứng đầu Hội Cựu chiến binh của Nga tại Afghanistan.
Cuộc xung đột Ukraine lớn hơn về mặt kỹ thuật so với các cuộc chiến trước đây. Ngay cả vũ khí hiện đại hóa của Liên Xô, được cả hai bên tham chiến sử dụng trong cuộc xung đột, đã cho thấy hiệu quả của chúng; cũng như lý tưởng chiến đấu và lòng dũng cảm của người lính ở cả hai bên chiến tuyến. Những điều này đã gây bất ngờ cho lính đánh thuê Mozart của Mỹ.
Theo cựu thượng nghị sĩ Klintsevich, tất cả những lý do trên đã làm “mất cân bằng” đối với lính đánh thuê Mỹ. Cùng với đó, việc đối đầu với quân Nga được trang bị vũ khí hiện đại và có kinh nghiệm chiến đấu, đặc biệt là hỏa lực pháo binh “kinh hoàng”; đã thực sự là cơn “ác mộng” với lính đánh thuê phương Tây.
“Quân đánh thuê Mozart đã quen chiến đấu với những người không có kinh nghiệm chiến đấu, không biết chiến thuật quân sự và họ cũng không phù hợp khi chiến đấu ở địa hình và điều kiện tự nhiên của khu vực”, cựu thượng nghị sĩ Franz Klintsevich cho biết thêm.
“Và khi họ đến Ukraine, với tư tưởng ban đầu là chống lại Quân đội Nga và người dân Nga, nhưng lúc này lính đánh thuê Mozart mới hiểu thế nào là sự khốc liệt của cuộc xung đột.
“Trong bối cảnh chiến trường ác liệt, ranh giới giữa cái sống và cái chết hết sức mỏng manh; do vậy lính đánh thuê “Mozart” bắt đầu uống rượu, cờ bạc và sợ hãi. Khi chưa đến Ukraine, họ tin tưởng vào một nguồn tài trợ vô tận và nghĩ rằng, quân Nga cũng chỉ như quân nổi dậy ở Afghanistan. Tuy nhiên, thực thế chiến trường Ukraine lại là chuyện khác”; ông Klintsevich phân tích.
“Khi chỉ huy Quân đội Ukraine tung quân đánh thuê Mozart vào các hoạt động chiến đấu; nhưng việc đối đầu với lính dù và lính bộ binh của Nga, là cơn ác mộng thực sự đối với họ. Xét cho cùng, quân đội Nga có kinh nghiệm thực tế chiến đấu ở Syria và các điểm nóng khác”, ông Klintsevich nói thêm.
“Theo tôi, tất cả những điều này đã dẫn đến sự sụp đổ của Mozart. Tôi nghĩ người Mỹ sẽ vội vàng đăng ký lại tổ chức này, vì thương hiệu Mozart đã bị mất uy tín cả về khả năng chiến đấu của lính đánh thuê trong trận chiến và trong cuộc sống hàng ngày”; ông Klintsevich kết luận.
Một chuyên gia quân sự người Nga khác là Trung tá Andrei Marochko, đã viết trên trang "Letuchka" của Nga rằng, người Mỹ "đang cắt giảm thương hiệu công ty quân sự tư nhân Mozart (Mozart PMC); nhưng nhiều khả năng, một số lính đánh thuê từng ở công ty Mozart, sẽ vẫn ở lại Ukraine. Họ sẽ ký lại hợp đồng và tiếp tục chiến đấu”, ông nói.
Còn chuyên gia quân sự Boris Rozhin đã viết trên kênh Telegram của mình, “Công ty quân sự tư nhân Mozart, do Andrew Milbourne người Mỹ sáng lập, đang rời Ukraine trong “một điệp khúc ồn ào”. Tuy nhiên, một số đối tượng này rất có thể sẽ chuyển sang các cấu trúc khác, hoặc đổi thương hiệu cho công ty”.
Còn tờ “Thời báo New York” của Mỹ thì lại có bài cho rằng, thất bại của lực lượng lính đánh thuê Mozart của Mỹ ở chiến trường Ukraine, là do “thiếu vốn và nhân viên lạm dụng rượu”, chứ không phải do sự khốc liệt của chiến trường Ukraine, hay đối thủ của họ là quân Nga (?).
Những người sáng lập công ty quân sự tư nhân Mozart (Mozart PMC) là Andrew Milbourne và Andrew Bain, cả hai từng là cựu lính thủy đánh bộ Mỹ. Lực lượng "Mozart" đã đến Ukraine vào đầu tháng 3/2022; sau đó, họ đã huấn luyện Quân đội Ukraine về các kỹ năng quân sự, đồng thời góp phần sơ tán dân thường khỏi khu vực xung đột.
Về tài chính của Mozart PMC, tờ “Thời báo New York” cho biết, một phần đáng kể kinh phí cho các hoạt động của công ty, bằng sự đóng góp tự nguyện từ các công dân nước ngoài. Tuy nhiên Andrew Milbourne, Chủ tịch công ty, đã bị Giám đốc tài chính Andrew Bain của PMC Mozart kiện, vì những tuyên bố không chính xác về giới lãnh đạo Kiev “trong lúc say xỉn” và "lạm dụng ngân sách”.
Tuy nhiên, Milbourne cho rằng, trên chiến trường Ukraine, hầu hết lính đánh thuê nước ngoài chiến đấu cho phía Ukraine đều có vấn đề với chứng nghiện rượu; một trong những chỉ huy của lực lượng Mozart đã xác nhận thực tế này. Theo ông, nhiều lính Mozart là người mắc hội chứng “hậu chấn thương tâm lý”, dẫn đến khó thực hiện mệnh lệnh.
Một số nguồn tin cho biết, những người lính đánh thuê thường vi phạm kỷ luật như đến quậy phá ở các quán bar và các câu lạc bộ thoát y ở Kiev, bất chấp sự cấm đoán của giới lãnh đạo. Tình trạng này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả và hình ảnh của Mozart PMC, dẫn đến việc nhà tài trợ lớn nhất Allied Extract từ chối các dịch vụ của công ty.
Trước đó, người ta đã biết rằng các khách sạn ở Ukraine từ chối tiếp nhận lính đánh thuê từ PMC "Mozart" do lo sợ những khách sạn này, có thể biến thành mục tiêu của lực lượng lính đánh thuê Wagner của Nga.