Chiến dịch Barbarossa chính thức bắt đầu vào lúc 3:30 phút sáng ngày 22/6/1941 khi toàn tuyến biên giới giữa Liên Xô với châu Âu dài 2900 km bị tấn công dồn dập gần như đồng thời. Ảnh: Các mũi tên màu xám chỉ đường tấn công của quân Đức quốc xã vào Liên Xô. Nguồn ảnh: Historyonline.Dù các nhà sử học vẫn còn tranh luận nhau và tới tận ngày nay vẫn chưa tìm hiểu được bằng chứng nào xác đáng về số lượng quân Đức tấn công Liên Xô trong chiến dịch Barbarossa năm đó, tuy nhiên con số ước tính nằm trong khoảng từ không ít hơn 3 triệu quân cho tới tối đa khoảng 4,5 triệu lính Đức đã tham chiến trong ngày đầu tiên của chiến dịch. Nguồn ảnh: Historyonline.Với một số lượng binh lính tấn công lớn như vậy, ắt hẳn sẽ cần có một thời gian chuẩn bị tốn hàng năm trời, vậy mà khi Đức tấn công Liên Xô vẫn bị bất ngờ. Phải chăng lực lượng tình báo Liên Xô thời kỳ này đã làm ăn quá "tắc trách" dẫn đến hậu quả thảm khốc như vậy. Nguồn ảnh: Historyonline.Trên thực tế, có quá nhiều lý do khiến cho Liên Xô không thể ngờ được phía Đức sẽ tấn công. Lực lượng phản gián, tình báo Liên Xô cũng đã hoạt động... quá hiệu quả dẫn đến việc gây nhiễu loạn tin tình báo. Nguồn ảnh: Historyonline.Cụ thể, lực lượng tình báo Liên Xô trên khắp châu Âu thời bấy giờ có một mạng lưới rất lớn, trải rộng và hoạt động cực kỳ hiệu quả, các thông tin tình báo được chuyển về phía Moscow liên tục và có quá nhiều hướng thông tin khác nhau khiến giới lãnh đạo Liên Xô không thể xác thực được và rơi vào cảnh "không biết đâu mà lần". Nguồn ảnh: Historyonline.Có quá nhiều nguồn tin tình báo khác nhau, nhiều nguồn khẳng định Đức sẽ không tấn công, nhiều nguồn lại khẳng định tới hết mùa đông năm 1941 Đức mới tấn công, nhiều nguồn lại khẳng định Đức sẽ tấn công bất cứ lúc nào,... chính điều đó đã khiến lực lượng chỉ huy Đức ở tổng hành dinh bị nhiễu thông tin, không ai dám quả quyết đưa ra phán đoán của mình vì nếu quả quyết đó là sai, họ sẽ bị kỷ luật nặng. Nguồn ảnh: Historyonline.Vào thời gian này, Liên Xô biết Đức đang dàn quân ra biên giới với lực lượng lớn, tuy nhiên Stanlin lại cho rằng đây chỉ là hành động khiêu khích của Đức buộc Liên Xô phải tự tay xé bỏ bản hiệp ước Không xâm phạm lẫn nhau giữa hai nước. Nguồn ảnh: Historyonline.Ngoài ra, còn một bằng chứng nữa rất rõ ràng cho việc Đức sẽ chưa tấn công vội đó là việc tình báo Liên Xô theo dõi rất sát sao thị trường thịt cừu và lông thú trên châu Âu. Giới chức Liên Xô cho rằng, khi Đức quốc xã chưa kịp thu mua một số lượng lớn thịt cừu và lông thú (để làm áo rét) cho binh lính của mình thì một cuộc chiến với Liên Xô lạnh giá chắc chắn sẽ không thể diễn ra. Nguồn ảnh: Historyonline.Với việc tin rằng hậu cần của Đức sẽ không thể đảm bảo được việc tiếp tế khi đánh sâu vào lãnh thổ Liên Xô, kèm theo đó là sự thiếu thốn về lương thực thực phẩm và trang bị cho việc tác chiến vào mùa đông, Liên Xô hoàn toàn tin tưởng vào việc Đức sẽ không dám tấn công mình trước. Nguồn ảnh: Historyonline.Chính vì sự tin tưởng đó mà toàn bộ Liên Xô đã bị bất ngờ khi Đức bắt đầu vượt biên giới tấn công trên toàn tuyến Liên Xô. Một cuộc chiến tranh tổng lực chính thức diễn ra giữa Đức và Liên Xô vào đêm ngày 22/6/1941. Nguồn ảnh: Historyonline.Vậy tại sao dù chưa chuẩn bị đủ hậu cần mà Đức vẫn dám "cả gan" tấn công Liên Xô. Câu trả lời rất đơn giản, vì Đức không thể trì hoãn thêm được nữa. Nguồn ảnh: Historyonline.Từ mùa hè năm 1940, Đức đã rơi vào tình trạng khủng hoảng về nguồn nguyên liệu dành cho công nghiệp sản xuất và Đức đã trì hoãn tới tận mùa hè năm 1941, điều này là quá sức với Đức quốc xã, Đức không thể trì hoãn thêm được nữa. Nguồn ảnh: Historyonline.Chính vì quyết định tấn công không cần chuẩn trước này, Đức đã khiến không chỉ Liên Xô mà toàn bộ châu Âu phải bất ngờ. Đức toan tính sẽ chiếm được Moscow trước mùa đông năm 1941 nên không cần chuẩn bị lương thực và quần áo rét vội, tuy nhiên canh bạc này là quá khó và sự thật là phía Đức đã thua thảm hại, hoàn toàn không thực hiện được ý đồ của mình. Nguồn ảnh: Historyonline.Yếu tố bất ngờ của Đức quốc xã đã giúp họ giành được một vài chiến thắng bất ngờ ban đầu, tuy nhiên lãnh thổ quá rộng lớn của Liên Xô và học thuyết phòng thủ chiều sâu đã khiến quân Đức phải "chùn chân, mỏi gối" và dần dần bị Hồng Quân Liên Xô lật ngược thế cờ. Nguồn ảnh: Historyonline.
Chiến dịch Barbarossa chính thức bắt đầu vào lúc 3:30 phút sáng ngày 22/6/1941 khi toàn tuyến biên giới giữa Liên Xô với châu Âu dài 2900 km bị tấn công dồn dập gần như đồng thời. Ảnh: Các mũi tên màu xám chỉ đường tấn công của quân Đức quốc xã vào Liên Xô. Nguồn ảnh: Historyonline.
Dù các nhà sử học vẫn còn tranh luận nhau và tới tận ngày nay vẫn chưa tìm hiểu được bằng chứng nào xác đáng về số lượng quân Đức tấn công Liên Xô trong chiến dịch Barbarossa năm đó, tuy nhiên con số ước tính nằm trong khoảng từ không ít hơn 3 triệu quân cho tới tối đa khoảng 4,5 triệu lính Đức đã tham chiến trong ngày đầu tiên của chiến dịch. Nguồn ảnh: Historyonline.
Với một số lượng binh lính tấn công lớn như vậy, ắt hẳn sẽ cần có một thời gian chuẩn bị tốn hàng năm trời, vậy mà khi Đức tấn công Liên Xô vẫn bị bất ngờ. Phải chăng lực lượng tình báo Liên Xô thời kỳ này đã làm ăn quá "tắc trách" dẫn đến hậu quả thảm khốc như vậy. Nguồn ảnh: Historyonline.
Trên thực tế, có quá nhiều lý do khiến cho Liên Xô không thể ngờ được phía Đức sẽ tấn công. Lực lượng phản gián, tình báo Liên Xô cũng đã hoạt động... quá hiệu quả dẫn đến việc gây nhiễu loạn tin tình báo. Nguồn ảnh: Historyonline.
Cụ thể, lực lượng tình báo Liên Xô trên khắp châu Âu thời bấy giờ có một mạng lưới rất lớn, trải rộng và hoạt động cực kỳ hiệu quả, các thông tin tình báo được chuyển về phía Moscow liên tục và có quá nhiều hướng thông tin khác nhau khiến giới lãnh đạo Liên Xô không thể xác thực được và rơi vào cảnh "không biết đâu mà lần". Nguồn ảnh: Historyonline.
Có quá nhiều nguồn tin tình báo khác nhau, nhiều nguồn khẳng định Đức sẽ không tấn công, nhiều nguồn lại khẳng định tới hết mùa đông năm 1941 Đức mới tấn công, nhiều nguồn lại khẳng định Đức sẽ tấn công bất cứ lúc nào,... chính điều đó đã khiến lực lượng chỉ huy Đức ở tổng hành dinh bị nhiễu thông tin, không ai dám quả quyết đưa ra phán đoán của mình vì nếu quả quyết đó là sai, họ sẽ bị kỷ luật nặng. Nguồn ảnh: Historyonline.
Vào thời gian này, Liên Xô biết Đức đang dàn quân ra biên giới với lực lượng lớn, tuy nhiên Stanlin lại cho rằng đây chỉ là hành động khiêu khích của Đức buộc Liên Xô phải tự tay xé bỏ bản hiệp ước Không xâm phạm lẫn nhau giữa hai nước. Nguồn ảnh: Historyonline.
Ngoài ra, còn một bằng chứng nữa rất rõ ràng cho việc Đức sẽ chưa tấn công vội đó là việc tình báo Liên Xô theo dõi rất sát sao thị trường thịt cừu và lông thú trên châu Âu. Giới chức Liên Xô cho rằng, khi Đức quốc xã chưa kịp thu mua một số lượng lớn thịt cừu và lông thú (để làm áo rét) cho binh lính của mình thì một cuộc chiến với Liên Xô lạnh giá chắc chắn sẽ không thể diễn ra. Nguồn ảnh: Historyonline.
Với việc tin rằng hậu cần của Đức sẽ không thể đảm bảo được việc tiếp tế khi đánh sâu vào lãnh thổ Liên Xô, kèm theo đó là sự thiếu thốn về lương thực thực phẩm và trang bị cho việc tác chiến vào mùa đông, Liên Xô hoàn toàn tin tưởng vào việc Đức sẽ không dám tấn công mình trước. Nguồn ảnh: Historyonline.
Chính vì sự tin tưởng đó mà toàn bộ Liên Xô đã bị bất ngờ khi Đức bắt đầu vượt biên giới tấn công trên toàn tuyến Liên Xô. Một cuộc chiến tranh tổng lực chính thức diễn ra giữa Đức và Liên Xô vào đêm ngày 22/6/1941. Nguồn ảnh: Historyonline.
Vậy tại sao dù chưa chuẩn bị đủ hậu cần mà Đức vẫn dám "cả gan" tấn công Liên Xô. Câu trả lời rất đơn giản, vì Đức không thể trì hoãn thêm được nữa. Nguồn ảnh: Historyonline.
Từ mùa hè năm 1940, Đức đã rơi vào tình trạng khủng hoảng về nguồn nguyên liệu dành cho công nghiệp sản xuất và Đức đã trì hoãn tới tận mùa hè năm 1941, điều này là quá sức với Đức quốc xã, Đức không thể trì hoãn thêm được nữa. Nguồn ảnh: Historyonline.
Chính vì quyết định tấn công không cần chuẩn trước này, Đức đã khiến không chỉ Liên Xô mà toàn bộ châu Âu phải bất ngờ. Đức toan tính sẽ chiếm được Moscow trước mùa đông năm 1941 nên không cần chuẩn bị lương thực và quần áo rét vội, tuy nhiên canh bạc này là quá khó và sự thật là phía Đức đã thua thảm hại, hoàn toàn không thực hiện được ý đồ của mình. Nguồn ảnh: Historyonline.
Yếu tố bất ngờ của Đức quốc xã đã giúp họ giành được một vài chiến thắng bất ngờ ban đầu, tuy nhiên lãnh thổ quá rộng lớn của Liên Xô và học thuyết phòng thủ chiều sâu đã khiến quân Đức phải "chùn chân, mỏi gối" và dần dần bị Hồng Quân Liên Xô lật ngược thế cờ. Nguồn ảnh: Historyonline.