Tờ South China Morning Post ngày 20/9 đã trích dẫn báo cáo mới của Tuần duyên Mỹ về tình hình Biển Đông, trong đó lực lượng này đã lên án mạnh mẽ đội tàu đánh cá của Trung Quốc đã được Bắc Kinh điều động để củng cố các tuyên bố chủ quyền phi pháp của mình trên Biển Đông. Ảnh: Đội tàu đánh cá của Trung Quốc tràn xuống đánh bắt tại Biển Đông.Lực lượng tàu cá Trung Quốc với số lượng lớn và tàu to đã sử dụng chiến thuật vô cùng hung hăng để xua đuổi ngư dân của các nước láng giềng ra khỏi ngư trường truyền thống của họ. Ước tính, dân quân biển Trung Quốc có khoảng hơn 3.000 tàu, thường xuyên thực hiện các hành vi gây hấn trên biển, thậm chí là trong vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia khác. Ảnh: Tàu đánh cá vỏ thép của Trung Quốc trong một chuyến ra khơi.Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết rằng đội tàu đánh cá đánh bắt xa bờ của Trung Quốc có thể lên tới gần 17.000 tàu trong đó có 12.000 tàu là hoạt động trong các vùng biển không thuộc chủ quyền Trung Quốc. Theo Viện nghiên cứu phát triển quốc tế ODI của Anh, Trung Quốc chính là quốc gia góp phần lớn nhất vào “cuộc khủng hoảng nghề cá toàn cầu” do những hành động mà mình gây ra. Ảnh: Tàu đánh cá xa bờ đông đảo của Trung Quốc.Thời gian gần đây, lực lượng Tuần duyên Mỹ đang thể hiện lập trường ngày càng cứng rắn đối với Trung Quốc. Họ đã tiến hành các cuộc tập trận riêng trên Biển Đông cũng như phối hợp với Hải quân Mỹ trong các hoạt động tuần tra tự do hàng hải tại eo biển Đài Loan. Đồng thời, Tuần duyên Mỹ cũng đang lên kế hoạch để tăng cường hoạt động chống lại đội tàu đánh cá xa bờ của Trung Quốc. Ảnh: Tàu Tuần duyên Mỹ chạm mặt tàu Hải cảnh Trung Quốc trên biển Hoa ĐôngTrong bảng chỉ số đánh bắt bất hợp pháp (IUU) năm 2019 của Tổ chức Sáng kiến Toàn cầu Chống tội phạm xuyên quốc gia, Trung Quốc là nước được xếp hạng với số điểm kém nhất với việc thường xuyên cho ngư dân “nhảy dù” vào vùng biển các nước láng giềng để đánh cá, ngoài ra sự việc còn có sự hỗ trợ của các lực lượng chấp pháp nước này như Hải cảnh, Hải giám, Hải tuần,… Ảnh: Đội tàu đánh cá đông đảo của Trung Quốc tràn xuống đánh bắt tại Biển Đông.Tại Hội thảo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington D.C vào ngày 17/9 vừa qua, Tư lệnh Tuần duyên Mỹ - Đô đốc Karl Schultz đã lên án thẳng thắn đội tàu đánh bắt cá xa bờ của Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh lương thực của các quốc gia khác. Trong đó đặc biệt các nước như Philippine, Indonesia hay Malaysia là các quốc gia Đông Nam Á đại dương, phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp lương thực từ đánh bắt hải sản. Ảnh: Tàu Hải cảnh Trung Quốc hiện diện trên Biển Đông Đồng thời vị Đô đốc cũng khẳng định Mỹ sẽ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các quốc gia khác trong khu vực giám sát tàu cá Trung Quốc hoạt động trên vùng biển của họ để có thể đưa ra các phương án đối phó. Ví dụ như trường hợp của Ecuador, trong tháng 7, Mỹ đã hỗ trợ nước này xác định được vị trí của một nhóm tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển của họ. Ảnh: Tàu Hải cảnh Trung Quốc tạt đầu tàu Hải quân Indonesia tại khu vực biển Bắc Natunas.Phải nói rằng, việc ngăn chặn sự bành trướng của đội tàu đánh cá xa bờ Trung Quốc xuống Biển Đông là không hề dễ dàng bởi các nước Đông Nam Á như Philippines, Malaysia hay Indonesia đều có lực lượng chấp pháp trên biển rất hạn chế trong khi đó phải quản lý một vùng biển vô cùng rộng. Trong khi Trung Quốc lại có đội tàu đông đảo, công suất lớn cùng với sự hỗ trợ rất đắc lực đến từ các tàu Hải cảnh, Hải giám, Hải tuần cỡ lớn bảo vệ đội hình. Một ví dụ điển hình như hồi đầu năm 2020, các tàu Hải cảnh cỡ lớn của Trung Quốc đã hộ tống một đội hàng chục tàu đánh cá công khai vào ngang nhiên đánh bắt tại vùng biển của Indonesia khiến nước này gặp rắc rối cực kỳ nghiêm trọng. Ảnh: Tàu Hải cảnh Trung Quốc áp sát, gây sức ép với tàu Hải quân Indonesia - Nguồn: ReutersLực lượng tàu đánh bắt cá của các nước xung quanh Biển Đông cũng chủ yếu là các tàu loại nhỏ, trọng tải thấp do đó rất dễ bị các tàu cá to hơn của Trung Quốc "bắt nạt", xua đuổi hay thậm chí là đâm va. Ảnh: Tàu đánh cá vỏ gỗ của Trung QuốcCó thể nói rằng, lực lượng tàu đánh bắt cá xa bờ và dân quân biển vũ trang của Trung Quốc là một lực lượng cực kỳ đáng gờm và nguy hiểm đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của các nước xung quanh Biển Đông. Dù rằng Mỹ đang ngày càng thể hiện nhiều trách nhiệm đối với khu vực tuy nhiên mọi sự cố cần phải được giải quyết dựa trên nội lực của mình. Hi vọng trong thời gian tới, các nước Đông Nam Á có xung đột lợi ích trực tiếp trên biển với Trung Quốc sẽ có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả đối với tình trạng này. Ảnh: Tàu Hải cảnh Trung Quốc trong một lần uy hiếp tàu nước ngoài trên Biển Đông. Video Mỹ phản đối Trung Quốc tập trận trên Biển Đông - Nguồn: VTV24
Tờ South China Morning Post ngày 20/9 đã trích dẫn báo cáo mới của Tuần duyên Mỹ về tình hình Biển Đông, trong đó lực lượng này đã lên án mạnh mẽ đội tàu đánh cá của Trung Quốc đã được Bắc Kinh điều động để củng cố các tuyên bố chủ quyền phi pháp của mình trên Biển Đông. Ảnh: Đội tàu đánh cá của Trung Quốc tràn xuống đánh bắt tại Biển Đông.
Lực lượng tàu cá Trung Quốc với số lượng lớn và tàu to đã sử dụng chiến thuật vô cùng hung hăng để xua đuổi ngư dân của các nước láng giềng ra khỏi ngư trường truyền thống của họ. Ước tính, dân quân biển Trung Quốc có khoảng hơn 3.000 tàu, thường xuyên thực hiện các hành vi gây hấn trên biển, thậm chí là trong vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia khác. Ảnh: Tàu đánh cá vỏ thép của Trung Quốc trong một chuyến ra khơi.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho biết rằng đội tàu đánh cá đánh bắt xa bờ của Trung Quốc có thể lên tới gần 17.000 tàu trong đó có 12.000 tàu là hoạt động trong các vùng biển không thuộc chủ quyền Trung Quốc. Theo Viện nghiên cứu phát triển quốc tế ODI của Anh, Trung Quốc chính là quốc gia góp phần lớn nhất vào “cuộc khủng hoảng nghề cá toàn cầu” do những hành động mà mình gây ra. Ảnh: Tàu đánh cá xa bờ đông đảo của Trung Quốc.
Thời gian gần đây, lực lượng Tuần duyên Mỹ đang thể hiện lập trường ngày càng cứng rắn đối với Trung Quốc. Họ đã tiến hành các cuộc tập trận riêng trên Biển Đông cũng như phối hợp với Hải quân Mỹ trong các hoạt động tuần tra tự do hàng hải tại eo biển Đài Loan. Đồng thời, Tuần duyên Mỹ cũng đang lên kế hoạch để tăng cường hoạt động chống lại đội tàu đánh cá xa bờ của Trung Quốc. Ảnh: Tàu Tuần duyên Mỹ chạm mặt tàu Hải cảnh Trung Quốc trên biển Hoa Đông
Trong bảng chỉ số đánh bắt bất hợp pháp (IUU) năm 2019 của Tổ chức Sáng kiến Toàn cầu Chống tội phạm xuyên quốc gia, Trung Quốc là nước được xếp hạng với số điểm kém nhất với việc thường xuyên cho ngư dân “nhảy dù” vào vùng biển các nước láng giềng để đánh cá, ngoài ra sự việc còn có sự hỗ trợ của các lực lượng chấp pháp nước này như Hải cảnh, Hải giám, Hải tuần,… Ảnh: Đội tàu đánh cá đông đảo của Trung Quốc tràn xuống đánh bắt tại Biển Đông.
Tại Hội thảo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington D.C vào ngày 17/9 vừa qua, Tư lệnh Tuần duyên Mỹ - Đô đốc Karl Schultz đã lên án thẳng thắn đội tàu đánh bắt cá xa bờ của Trung Quốc là mối đe dọa đối với an ninh lương thực của các quốc gia khác. Trong đó đặc biệt các nước như Philippine, Indonesia hay Malaysia là các quốc gia Đông Nam Á đại dương, phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp lương thực từ đánh bắt hải sản. Ảnh: Tàu Hải cảnh Trung Quốc hiện diện trên Biển Đông
Đồng thời vị Đô đốc cũng khẳng định Mỹ sẽ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các quốc gia khác trong khu vực giám sát tàu cá Trung Quốc hoạt động trên vùng biển của họ để có thể đưa ra các phương án đối phó. Ví dụ như trường hợp của Ecuador, trong tháng 7, Mỹ đã hỗ trợ nước này xác định được vị trí của một nhóm tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển của họ. Ảnh: Tàu Hải cảnh Trung Quốc tạt đầu tàu Hải quân Indonesia tại khu vực biển Bắc Natunas.
Phải nói rằng, việc ngăn chặn sự bành trướng của đội tàu đánh cá xa bờ Trung Quốc xuống Biển Đông là không hề dễ dàng bởi các nước Đông Nam Á như Philippines, Malaysia hay Indonesia đều có lực lượng chấp pháp trên biển rất hạn chế trong khi đó phải quản lý một vùng biển vô cùng rộng. Trong khi Trung Quốc lại có đội tàu đông đảo, công suất lớn cùng với sự hỗ trợ rất đắc lực đến từ các tàu Hải cảnh, Hải giám, Hải tuần cỡ lớn bảo vệ đội hình. Một ví dụ điển hình như hồi đầu năm 2020, các tàu Hải cảnh cỡ lớn của Trung Quốc đã hộ tống một đội hàng chục tàu đánh cá công khai vào ngang nhiên đánh bắt tại vùng biển của Indonesia khiến nước này gặp rắc rối cực kỳ nghiêm trọng. Ảnh: Tàu Hải cảnh Trung Quốc áp sát, gây sức ép với tàu Hải quân Indonesia - Nguồn: Reuters
Lực lượng tàu đánh bắt cá của các nước xung quanh Biển Đông cũng chủ yếu là các tàu loại nhỏ, trọng tải thấp do đó rất dễ bị các tàu cá to hơn của Trung Quốc "bắt nạt", xua đuổi hay thậm chí là đâm va. Ảnh: Tàu đánh cá vỏ gỗ của Trung Quốc
Có thể nói rằng, lực lượng tàu đánh bắt cá xa bờ và dân quân biển vũ trang của Trung Quốc là một lực lượng cực kỳ đáng gờm và nguy hiểm đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của các nước xung quanh Biển Đông. Dù rằng Mỹ đang ngày càng thể hiện nhiều trách nhiệm đối với khu vực tuy nhiên mọi sự cố cần phải được giải quyết dựa trên nội lực của mình. Hi vọng trong thời gian tới, các nước Đông Nam Á có xung đột lợi ích trực tiếp trên biển với Trung Quốc sẽ có những biện pháp ngăn chặn hiệu quả đối với tình trạng này. Ảnh: Tàu Hải cảnh Trung Quốc trong một lần uy hiếp tàu nước ngoài trên Biển Đông.
Video Mỹ phản đối Trung Quốc tập trận trên Biển Đông - Nguồn: VTV24