Trong chiến tranh lạnh, không quân Triều Tiên được coi là một trong những lực lượng không quân lớn nhất và có năng lực nhất trong số các quốc gia được Liên Xô hỗ trợ.Nhờ vào chính sách ngoại giao khéo léo, Triều Tiên cũng là một trong những số ít quốc gia được cả hai “anh lớn” xã hội chủ nghĩa khi đó là Liên Xô và Trung Quốc viện trợ máy bay chiến đấu.Vào thời kỳ đỉnh cao, lực lượng không quân Triều Tiên được đánh giá là lớn thứ hai ở Đông Á sau Trung Quốc. Triều Tiên thậm chí còn được trang bị máy bay hiện đại và có năng lực hơn cả máy bay của chính Trung Quốc.Các phi công Triều Tiên có nhiều kinh nghiệm chiến đấu trong các cuộc chiến tranh lớn khác trên thế giới. Phi công Triều Tiên được đánh giá cao khi được triển khai tới Ai Cập và Syria vào đầu những năm 1970, trong chiến tranh Yom Kippur.Những trận không chiến trong chiến tranh Triều Tiên đã cho họ những kinh nghiệm quý báu. Ban đầu phi công Triều Tiên sử dụng máy bay Yak-9 của Liên Xô thời Thế chiến II, để thực hiện các cuộc tấn công vào những mục tiêu của Mỹ, sau đó chuyển sang sử dụng máy bay chiến đấu tiên tiến MiG-15. Triều Tiên cũng rất chú trọng đến hệ thống phòng không. Trước những thiệt hại do máy bay ném bom phương Tây, Liên Xô đã tích cực hỗ trợ quốc gia Đông Á này những hệ thống tên lửa mới nhất.Nhờ vậy, Triều Tiên được triển khai các hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến nhất thế giới lúc bấy giờ là S-25 và S-75, cùng với việc được trang bị các máy bay chiến đấu hiện đại như MiG-17, MiG-19 và các biến thể đầu tiên của MiG-21. Trong nửa sau của những năm 1980, Triều Tiên đã mua thêm các thế hệ vũ khí mới từ Liên Xô, bao gồm MiG-23, MiG-29, Su-25 và các hệ thống phòng không mới.Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Triều Tiên phải đối mặt với thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng kéo dài 3 năm, kèm theo sức ép từ lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây, làm cho nền kinh tế Triều Tiên bị suy thoái nặng nề. Mặt khác, họ cũng mất các đối tác thương mại từ Hiệp ước Warsaw trước đây.Để bù đắp cho việc thiếu một lực lượng không quân hiện đại, Triều Tiên đã phát triển các hệ thống phòng không tinh vi và tên lửa đạn đạo chiến thuật tiên tiến, nhằm đánh chặn máy bay đối phương và có thể vô hiệu hóa sân bay của kẻ địch ngay từ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.Chiến lược chiến tranh phi đối xứng của Triều Tiên đã cân bằng đáng kể sức mạnh của nước này so với Hàn Quốc. Có thông tin cho rằng Triều Tiên đã bày tỏ quan tâm đến việc mua máy bay chiến đấu từ nước ngoài. Các báo cáo của Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đã dành sự quan tâm lớn đến Su-35 của Nga vào giữa năm 2021.Mặc dù Nga quan tâm đến việc cung cấp hỗ trợ quốc phòng cho Triều Tiên, nhưng do các quy định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hỗ trợ của Nga có thể ít công khai hơn và được thực hiện dưới hình thức chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng, chứ không phải bán công khai máy bay.Nếu lệnh cấm vận vũ khí đối với Triều Tiên được dỡ bỏ, nhiều khả năng MiG-23 sẽ là máy bay chiến đấu đầu tiên nghỉ hưu do chi phí vận hành cao so với MiG-21 và khả năng hạn chế so với MiG-29. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong chiến tranh lạnh, không quân Triều Tiên được coi là một trong những lực lượng không quân lớn nhất và có năng lực nhất trong số các quốc gia được Liên Xô hỗ trợ.
Nhờ vào chính sách ngoại giao khéo léo, Triều Tiên cũng là một trong những số ít quốc gia được cả hai “anh lớn” xã hội chủ nghĩa khi đó là Liên Xô và Trung Quốc viện trợ máy bay chiến đấu.
Vào thời kỳ đỉnh cao, lực lượng không quân Triều Tiên được đánh giá là lớn thứ hai ở Đông Á sau Trung Quốc. Triều Tiên thậm chí còn được trang bị máy bay hiện đại và có năng lực hơn cả máy bay của chính Trung Quốc.
Các phi công Triều Tiên có nhiều kinh nghiệm chiến đấu trong các cuộc chiến tranh lớn khác trên thế giới. Phi công Triều Tiên được đánh giá cao khi được triển khai tới Ai Cập và Syria vào đầu những năm 1970, trong chiến tranh Yom Kippur.
Những trận không chiến trong chiến tranh Triều Tiên đã cho họ những kinh nghiệm quý báu. Ban đầu phi công Triều Tiên sử dụng máy bay Yak-9 của Liên Xô thời Thế chiến II, để thực hiện các cuộc tấn công vào những mục tiêu của Mỹ, sau đó chuyển sang sử dụng máy bay chiến đấu tiên tiến MiG-15.
Triều Tiên cũng rất chú trọng đến hệ thống phòng không. Trước những thiệt hại do máy bay ném bom phương Tây, Liên Xô đã tích cực hỗ trợ quốc gia Đông Á này những hệ thống tên lửa mới nhất.
Nhờ vậy, Triều Tiên được triển khai các hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến nhất thế giới lúc bấy giờ là S-25 và S-75, cùng với việc được trang bị các máy bay chiến đấu hiện đại như MiG-17, MiG-19 và các biến thể đầu tiên của MiG-21.
Trong nửa sau của những năm 1980, Triều Tiên đã mua thêm các thế hệ vũ khí mới từ Liên Xô, bao gồm MiG-23, MiG-29, Su-25 và các hệ thống phòng không mới.
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Triều Tiên phải đối mặt với thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng kéo dài 3 năm, kèm theo sức ép từ lệnh trừng phạt từ các nước phương Tây, làm cho nền kinh tế Triều Tiên bị suy thoái nặng nề. Mặt khác, họ cũng mất các đối tác thương mại từ Hiệp ước Warsaw trước đây.
Để bù đắp cho việc thiếu một lực lượng không quân hiện đại, Triều Tiên đã phát triển các hệ thống phòng không tinh vi và tên lửa đạn đạo chiến thuật tiên tiến, nhằm đánh chặn máy bay đối phương và có thể vô hiệu hóa sân bay của kẻ địch ngay từ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến.
Chiến lược chiến tranh phi đối xứng của Triều Tiên đã cân bằng đáng kể sức mạnh của nước này so với Hàn Quốc. Có thông tin cho rằng Triều Tiên đã bày tỏ quan tâm đến việc mua máy bay chiến đấu từ nước ngoài. Các báo cáo của Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên đã dành sự quan tâm lớn đến Su-35 của Nga vào giữa năm 2021.
Mặc dù Nga quan tâm đến việc cung cấp hỗ trợ quốc phòng cho Triều Tiên, nhưng do các quy định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, hỗ trợ của Nga có thể ít công khai hơn và được thực hiện dưới hình thức chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng, chứ không phải bán công khai máy bay.
Nếu lệnh cấm vận vũ khí đối với Triều Tiên được dỡ bỏ, nhiều khả năng MiG-23 sẽ là máy bay chiến đấu đầu tiên nghỉ hưu do chi phí vận hành cao so với MiG-21 và khả năng hạn chế so với MiG-29. Nguồn ảnh: Pinterest.