Lực lượng đặc biệt Triều Tiên đã chiến đấu bên cạnh những người đồng cấp Syria trong tất cả các cuộc chiến lớn của đất nước kể từ những năm 1970, bao gồm Chiến tranh Yom Kippur (1973), Chiến tranh Liban (1982) và cuộc chiến chống nổi dậy đang diễn ra hiện nay.Do nền công nghiệp quốc phòng của Syria còn yếu kém, nên Triều Tiên đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa các hệ thống vũ khí thời Liên Xô của Syria, từ xe chiến đấu bọc thép, pháo binh cho đến các dàn tên lửa đất đối không.Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng cũng đã cung cấp cho đồng minh Syria của mình phần lớn kho vũ khí tên lửa đạn đạo, bao gồm cả tên lửa Hwasong-5 (Scud-B); bổ sung vào khả năng tiến công tầm xa của nước này.Các cố vấn quân sự Triều Tiên đã có mặt từ lâu trong quân đội Syria, đóng vai trò then chốt cả trong cả thời bình và thời chiến; sự trợ giúp của Triều Tiên là sự giúp đỡ vô giá, cho nỗ lực chiến tranh liên tục của Damascus ngày nay.Sự hỗ trợ của Triều Tiên cũng là chìa khóa để nâng cấp mạng lưới tên lửa đất đối không của Syria, trong khi Nga từ chối cung cấp các hệ thống tên lửa tầm xa tiên tiến hơn và Iran không có khả năng làm điều đó. Điều này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các cuộc không kích vào Syria của cả Israel và khối phương Tây.Các hoạt động triển khai của Triều Tiên tới Syria không chỉ có các cố vấn quân sự và kỹ thuật viên, mà còn có các đơn vị lực lượng đặc biệt tinh nhuệ; một trong những giúp đỡ được đánh giá cao nhất của Bình Nhưỡng.Cho đến nay, Quân đội Nhân dân Triều Tiên sở hữu nhiều lực lượng đặc biệt nhất trên thế giới, với khoảng 180.000 quân nhân trong lực lượng. Đây là chiến lược phi đối xứng của Triều Tiên, để đối phó với Hàn Quốc và Mỹ vốn vượt trội về trang bị vũ khí.Tinh thần chiến đấu và tiêu chuẩn huấn luyện khắt khe của các đơn vị này, đã được chứng minh trong cuộc chạm trán với quân đội Hàn Quốc trong vụ xâm nhập của tàu ngầm Gangneung năm 1996; khi ba thành viên của lực lượng đặc biệt Triều Tiên bị mắc kẹt ở phía nam Vĩ tuyến 38.Những thành viên này đã lẩn trốn hàng nghìn binh sĩ Hàn Quốc được giao nhiệm vụ tìm kiếm họ trong 49 ngày. Vào thời điểm hai người trong số họ cuối cùng được tìm thấy và bị tiêu diệt, họ đã giết chết 12 lính và làm 27 quân nhân Hàn Quốc khác bị thương. Những người còn lại không bao giờ được tìm thấy, và được cho là đã trở về Triều Tiên thành công.Với việc Hàn Quốc ưu tiên phát triển lực lượng lục quân lớn nhất, chuyên nghiệp nhất, được đào tạo bài bản và được trang bị vũ khí mạnh nhất trên thế giới; do vậy Triều Tiên đã tổ chức nhiều lực lượng đặc biệt, được huấn luyện để hoạt động sau chiến tuyến của kẻ thù, để có thể chiến thắng được cả những đối thủ được trang bị hiện đại, cũng như chống nổi dậy hiệu quả.Với các lực lượng nổi dậy và khủng bố tại khu vực Trung Đông thường là những lực lượng được tổ chức rời rạc, không có đường lối lãnh đạo nhất quán, nên sức chiến đấu không cao. Khi gặp lực lượng đặc biệt được tổ chức tốt như đặc nhiệm Triều Tiên, những lực lượng khủng bố sẽ nhanh chóng gặp thất bại.Vào tháng 3/2016, đại diện của lực lượng nổi dậy tại Syria được phương Tây hậu thuẫn, đã cung cấp thông tin cho biết, quân nhân Triều Tiên đã được triển khai cho các hoạt động chiến đấu ở nước này, bên cạnh các lực lượng quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad.Tại một cuộc họp ở Geneva (Thụy Sĩ) về lập lại hòa hình cho Syria, người đứng đầu Ủy ban Đàm phán cấp cao của lực lượng nổi dậy, tố cáo những người lính của các đơn vị đặc biệt Triều Tiên, đã góp phần quan trọng vào sự tồn vong của chế độ Bashar al-Assad.Việc Triều Tiên triển khai các lực lượng đặc biệt tới Syria, vừa là giúp chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad và là hoạt động mới nhất trong một chuỗi các hoạt động can thiệp quân sự lâu dài của Triều Tiên, nhằm hỗ trợ các quốc gia đồng minh, chống lại các đối thủ liên kết với phương Tây.Với việc các nhóm Hồi giáo sử dụng một số vũ khí mới nhất do phương Tây sản xuất, và các lực lượng đặc biệt của châu Âu và Mỹ cũng tham chiến cùng với một số nhóm nổi dậy tại Syria; do vậy, kinh nghiệm chiến đấu của các lực lượng đặc biệt của Triều Tiên tại Syria, được cho là vô giá, để truyền đạt và huấn luyện lại cho các lực lượng Quân đội Triều Tiên ở trong nước.Kinh nghiệm chiến đấu trong thành phố và đánh chiếm mục tiêu được phòng ngự kiên cố của đối phương, là những hoạt động mà Quân đội Triều Tiên (KPA) hiếm khi thực hiện kể từ Chiến tranh Triều Tiên, đây là kinh nghiệm thực chiến rất quý giá với KPA hiện nay.Xét về thực lực của các đơn vị đặc nhiệm của Triều Tiên, họ rất có thể là lực lượng tinh nhuệ và nguy hiểm nhất, mà các nhóm nổi dậy Hồi giáo như Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và khủng bố Al Qaeda, chưa từng đối đầu trên chiến trường Syria vừa qua. Nguồn ảnh: Fox. Quân đội Triều Tiên duyệt binh giữa đêm hồi năm 2020 với một loạt các loại vũ khí khủng. Nguồn: KCNA.
Lực lượng đặc biệt Triều Tiên đã chiến đấu bên cạnh những người đồng cấp Syria trong tất cả các cuộc chiến lớn của đất nước kể từ những năm 1970, bao gồm Chiến tranh Yom Kippur (1973), Chiến tranh Liban (1982) và cuộc chiến chống nổi dậy đang diễn ra hiện nay.
Do nền công nghiệp quốc phòng của Syria còn yếu kém, nên Triều Tiên đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa các hệ thống vũ khí thời Liên Xô của Syria, từ xe chiến đấu bọc thép, pháo binh cho đến các dàn tên lửa đất đối không.
Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng cũng đã cung cấp cho đồng minh Syria của mình phần lớn kho vũ khí tên lửa đạn đạo, bao gồm cả tên lửa Hwasong-5 (Scud-B); bổ sung vào khả năng tiến công tầm xa của nước này.
Các cố vấn quân sự Triều Tiên đã có mặt từ lâu trong quân đội Syria, đóng vai trò then chốt cả trong cả thời bình và thời chiến; sự trợ giúp của Triều Tiên là sự giúp đỡ vô giá, cho nỗ lực chiến tranh liên tục của Damascus ngày nay.
Sự hỗ trợ của Triều Tiên cũng là chìa khóa để nâng cấp mạng lưới tên lửa đất đối không của Syria, trong khi Nga từ chối cung cấp các hệ thống tên lửa tầm xa tiên tiến hơn và Iran không có khả năng làm điều đó. Điều này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các cuộc không kích vào Syria của cả Israel và khối phương Tây.
Các hoạt động triển khai của Triều Tiên tới Syria không chỉ có các cố vấn quân sự và kỹ thuật viên, mà còn có các đơn vị lực lượng đặc biệt tinh nhuệ; một trong những giúp đỡ được đánh giá cao nhất của Bình Nhưỡng.
Cho đến nay, Quân đội Nhân dân Triều Tiên sở hữu nhiều lực lượng đặc biệt nhất trên thế giới, với khoảng 180.000 quân nhân trong lực lượng. Đây là chiến lược phi đối xứng của Triều Tiên, để đối phó với Hàn Quốc và Mỹ vốn vượt trội về trang bị vũ khí.
Tinh thần chiến đấu và tiêu chuẩn huấn luyện khắt khe của các đơn vị này, đã được chứng minh trong cuộc chạm trán với quân đội Hàn Quốc trong vụ xâm nhập của tàu ngầm Gangneung năm 1996; khi ba thành viên của lực lượng đặc biệt Triều Tiên bị mắc kẹt ở phía nam Vĩ tuyến 38.
Những thành viên này đã lẩn trốn hàng nghìn binh sĩ Hàn Quốc được giao nhiệm vụ tìm kiếm họ trong 49 ngày. Vào thời điểm hai người trong số họ cuối cùng được tìm thấy và bị tiêu diệt, họ đã giết chết 12 lính và làm 27 quân nhân Hàn Quốc khác bị thương. Những người còn lại không bao giờ được tìm thấy, và được cho là đã trở về Triều Tiên thành công.
Với việc Hàn Quốc ưu tiên phát triển lực lượng lục quân lớn nhất, chuyên nghiệp nhất, được đào tạo bài bản và được trang bị vũ khí mạnh nhất trên thế giới; do vậy Triều Tiên đã tổ chức nhiều lực lượng đặc biệt, được huấn luyện để hoạt động sau chiến tuyến của kẻ thù, để có thể chiến thắng được cả những đối thủ được trang bị hiện đại, cũng như chống nổi dậy hiệu quả.
Với các lực lượng nổi dậy và khủng bố tại khu vực Trung Đông thường là những lực lượng được tổ chức rời rạc, không có đường lối lãnh đạo nhất quán, nên sức chiến đấu không cao. Khi gặp lực lượng đặc biệt được tổ chức tốt như đặc nhiệm Triều Tiên, những lực lượng khủng bố sẽ nhanh chóng gặp thất bại.
Vào tháng 3/2016, đại diện của lực lượng nổi dậy tại Syria được phương Tây hậu thuẫn, đã cung cấp thông tin cho biết, quân nhân Triều Tiên đã được triển khai cho các hoạt động chiến đấu ở nước này, bên cạnh các lực lượng quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad.
Tại một cuộc họp ở Geneva (Thụy Sĩ) về lập lại hòa hình cho Syria, người đứng đầu Ủy ban Đàm phán cấp cao của lực lượng nổi dậy, tố cáo những người lính của các đơn vị đặc biệt Triều Tiên, đã góp phần quan trọng vào sự tồn vong của chế độ Bashar al-Assad.
Việc Triều Tiên triển khai các lực lượng đặc biệt tới Syria, vừa là giúp chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad và là hoạt động mới nhất trong một chuỗi các hoạt động can thiệp quân sự lâu dài của Triều Tiên, nhằm hỗ trợ các quốc gia đồng minh, chống lại các đối thủ liên kết với phương Tây.
Với việc các nhóm Hồi giáo sử dụng một số vũ khí mới nhất do phương Tây sản xuất, và các lực lượng đặc biệt của châu Âu và Mỹ cũng tham chiến cùng với một số nhóm nổi dậy tại Syria; do vậy, kinh nghiệm chiến đấu của các lực lượng đặc biệt của Triều Tiên tại Syria, được cho là vô giá, để truyền đạt và huấn luyện lại cho các lực lượng Quân đội Triều Tiên ở trong nước.
Kinh nghiệm chiến đấu trong thành phố và đánh chiếm mục tiêu được phòng ngự kiên cố của đối phương, là những hoạt động mà Quân đội Triều Tiên (KPA) hiếm khi thực hiện kể từ Chiến tranh Triều Tiên, đây là kinh nghiệm thực chiến rất quý giá với KPA hiện nay.
Xét về thực lực của các đơn vị đặc nhiệm của Triều Tiên, họ rất có thể là lực lượng tinh nhuệ và nguy hiểm nhất, mà các nhóm nổi dậy Hồi giáo như Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và khủng bố Al Qaeda, chưa từng đối đầu trên chiến trường Syria vừa qua. Nguồn ảnh: Fox.
Quân đội Triều Tiên duyệt binh giữa đêm hồi năm 2020 với một loạt các loại vũ khí khủng. Nguồn: KCNA.