Trong nhiều thập kỷ, Triều Tiên đã duy trì một lực lượng vũ trang rất lớn, với đủ mọi quân binh chủng; từ xe tăng đến pháo binh, không quân, hải quân. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, Triều Tiên mất chỗ dựa và nguồn cung cấp vũ khí hiện đại; hiện tại các đơn vị kỹ thuật của họ, đang tụt hậu so với liên quân Mỹ - Hàn.Để bù đắp lại, Triều Tiên đã đề cao tầm quan trọng của các lực lượng chiến đấu đặc biệt. Hiện Triều Tiên có khoảng 25 lữ đoàn và 5 tiểu đoàn độc lập đặc công và đặc nhiệm, với quân số khoảng 200.000. Nhiệm vụ của những đơn vị này đa dạng, từ tham gia chiến đấu, đến nhảy dù và ám sát.Trong số 200.000 lính đặc nhiệm của Triều Tiên, có khoảng 150.000 được biên chế như các đơn vị bộ binh hạng nhẹ, cơ động bằng chân là chủ yếu. Nhiệm vụ của họ là lợi dụng địa hình đồi núi, thành phố, làng mạc, áp sát đối phương, thực hiện chiến thuật đánh gần, đánh đêm; hoặc thực hiện các cuộc tiến công bất ngờ từ phía sau đối thủ. Mười một trong số các lữ đoàn lực lượng đặc biệt của Triều Tiên, thực chất là các lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ. Trong các sư đoàn bộ binh của Triều Tiên, cũng đều biên chế ít nhất một tiểu đoàn đặc công.Triều Tiên hiện có ba lữ đoàn đặc nhiệm đường không; các Lữ đoàn dù 38, 48 và 58, hoạt động giống như Sư đoàn dù 80; đó là tiến hành các hoạt động chiến lược, bao gồm các đợt đổ bộ đường không, để chiếm giữ các địa hình và cơ sở hạ tầng quan trọng.Nhiệm vụ của lực lượng đổ bộ đường không của Triều Tiên, có thể sẽ nhằm mục tiêu vào các sân bay của đối phương, các tòa nhà chính phủ Hàn Quốc, các tuyến đường và đường cao tốc quan trọng…, nhằm chốt chặn, bằng cách phá hoại những đoạn cầu, đường trọng yếu; góp phần ngăn cản việc chuyển quân và vũ khí.Mỗi lữ đoàn đặc nhiệm đường không, được tổ chức thành 6 tiểu đoàn ĐBĐK, với tổng quân số là 3.500 người. Tuy nhiên, không giống như Sư đoàn ĐBĐK 80, các lữ đoàn đặc nhiệm đường không, không có khả năng hoạt động độc lập cấp tiểu đoàn trở lên; và cũng do thiếu phương tiện vận tải tầm xa, nên không thể hoạt động ngoài bán đảo Triều Tiên.Ngoài ra, Triều Tiên ước tính có 8 lữ đoàn bắn tỉa, trong đó ba lữ đoàn thuộc Lục quân (lữ 13, 17, 61), ba lữ thuộc Không quân lục quân (11, 16, 21) và hai lữ đoàn thuộc Hải quân (29, 291).Mỗi lữ đoàn bắn tỉa bao gồm khoảng 3.500 quân, được tổ chức thành bảy đến mười tiểu đoàn bắn tỉa. Các đơn vị này hoàn thành nhiều vai trò khác nhau và gần giống với lính biệt kích Mỹ, hay đặc nhiệm hải quân SEAL. Ngoài ra các đơn vị này có khả năng chiến đấu độc lập, giống như các đơn vị bộ binh thông thường. Các lữ đoàn bắn tỉa được đào tạo về trinh sát chiến lược và nhiệm vụ đặc biệt; bao gồm các nhiệm vụ ám sát, đột kích vào các mục tiêu cấp cao, các mục tiêu quân sự và kinh tế; phá hoại, phá vỡ hệ thống dự trữ của Hàn Quốc, bí mật cung cấp vũ khí và tổ chức các phong trào du kích, chống chính phủ ở Hàn Quốc.Lực lượng này thường xuyên mặc trang phục dân sự, thậm chí là trang phục của quân đội Hàn Quốc hoặc quân đội Mỹ. Một trung đội bắn tỉa có từ 30-40 quân và có nhiều đơn vị chỉ là phụ nữ, được huấn luyện để tiến hành các hoạt động chiến đấu, trong trang phục dân thường.Cuối cùng, Cục Trinh sát duy trì bốn tiểu đoàn trinh sát độc lập, được đào tạo và có tổ chức cao, các tiểu đoàn này biên chế khoảng 500 quân, được huấn luyện để dẫn đường cho các đơn vị bộ binh, vượt qua đường giới tuyến DMZ, với nhiều chướng ngại vật nguy hiểm.Những đơn vị trinh sát luồn sâu này, được huấn luyện theo chương trình đặc biệt, có kỷ luật và bảo mật cao; họ hiểu rõ về phong tục tập quán địa phương và lực lượng đối phương trong khu vực phi quân sự. Theo một số thông tin, tiểu đoàn thứ năm, được tổ chức cho các hoạt động ở nước ngoài.Các lực lượng đặc biệt của Triều Tiên thường hoạt động sau chiến tuyến của kẻ thù; Triều Tiên sử dụng những phương tiện, mặc dù thường lạc hậu để đưa họ đến đó. Đối với các lực lượng mặt đất, một phương tiện rõ ràng để thâm nhập vào Hàn Quốc là các đường hầm bí mật xuyên qua giới tuyến phi quân sự.Để chuẩn bị cho công cuộc thống nhất đất nước, Triều Tiên đã đào các đường hầm xuyên biên giới, có thể chuyển hàng nghìn quân một giờ qua đường giới tuyến. Về đường biển, Triều Tiên có thể đổ bộ đến 5.000 quân/lần, bằng tàu đổ bộ lớp Nampo, 130 thủy phi cơ lớp Kongbang, tàu ngầm ven biển Sang-O và tàu ngầm hạng trung Yeono.Về đường hàng không, Triều Tiên có một phi đội gồm 200 chiếc vận máy bay vận tải loại nhỏ hai tầng cánh An-2, có khả năng bay rất thấp và chậm để tránh radar; mỗi chiếc An-2 có thể chở tới 12 lính biệt kích, có thể hạ cánh trên đường ô tô, hoặc những bãi bằng phẳng, có chiều dài bằng một sân bóng đá tiêu chuẩn, hoặc nhảy dù xuống mục tiêu.Triều Tiên cũng có một phi đội khoảng 250 trực thăng vận tải, hầu hết có nguồn gốc do Liên Xô sản xuất. Họ cũng sở hữu những chiếc trực thăng hạng nhẹ Hughes 500MD được mua bất hợp pháp, tương tự như trực thăng của Hàn Quốc.Bình Nhưỡng cũng muốn mua các phương tiện vận tải đường dài, hiện đại như máy bay P-750 XSTOL, cho phép các lực lượng đặc biệt của Triều Tiên vươn xa tới Guam và Okinawa. Hiện cả hai đều sẽ đóng vai trò là căn cứ tiền phương, cho lực lượng Mỹ trong thời chiến.Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Triều Tiên có thể sẽ tiến hành hàng chục cuộc tấn công trên khắp lãnh thổ Hàn Quốc, từ DMZ đến cảng Busan phía nam. Liệu những lực lượng đặc biệt này, có thể vượt qua các tuyến phòng thủ trên không và trên biển của Seoul hay không, lại là một câu hỏi khác.Hiện nay tại các thung lũng, đường đèo và đường thủy của Hàn Quốc, thuận lợi cho máy bay bay thấp và tàu ngầm Triều Tiên xâm nhập, đã được phòng thủ bởi mọi thứ, từ súng phòng không đến tên lửa có điều khiển chống tàu. Nếu phát hiện, Hàn Quốc sẽ gây tổn thất nặng nề cho lính biệt kích Triều Tiên.Các lực lượng đặc biệt của Triều Tiên hiện nay là binh chủng chiến đấu chính, tương tự như các binh chủng chiến đấu chủ lực khác, chứ không đơn thuần chỉ là lực lượng hỗ trợ; thậm chí họ còn được huấn luyện để sử dụng vũ khí giết người hàng loạt, sẵn sàng mở mặt trận sau lưng đối phương.Thậm chí lực lượng đặc biệt Triều Tiên còn xây dựng mô hình Nhà Xanh (Thủ phủ của Tổng thống Hàn Quốc), để tập luyện. Có thể nhiều người chắc chắn sẽ hy sinh trên đường đến đích, nhưng với sự huấn luyện và chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là sự trung thành tuyệt đối với chế độ; do vậy, lực lượng đặc biệt của Triều Tiên, là lực lượng khiến liên quân Mỹ - Hàn ngán ngại nhất hiện nay. Nguồn ảnh: BI. Cả thế giới sững sờ khi Triều Tiên phóng thử tên lửa Hwasong-12 - có tầm bắn tới đảo Guam của Mỹ. Nguồn: KCNA.
Trong nhiều thập kỷ, Triều Tiên đã duy trì một lực lượng vũ trang rất lớn, với đủ mọi quân binh chủng; từ xe tăng đến pháo binh, không quân, hải quân. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, Triều Tiên mất chỗ dựa và nguồn cung cấp vũ khí hiện đại; hiện tại các đơn vị kỹ thuật của họ, đang tụt hậu so với liên quân Mỹ - Hàn.
Để bù đắp lại, Triều Tiên đã đề cao tầm quan trọng của các lực lượng chiến đấu đặc biệt. Hiện Triều Tiên có khoảng 25 lữ đoàn và 5 tiểu đoàn độc lập đặc công và đặc nhiệm, với quân số khoảng 200.000. Nhiệm vụ của những đơn vị này đa dạng, từ tham gia chiến đấu, đến nhảy dù và ám sát.
Trong số 200.000 lính đặc nhiệm của Triều Tiên, có khoảng 150.000 được biên chế như các đơn vị bộ binh hạng nhẹ, cơ động bằng chân là chủ yếu. Nhiệm vụ của họ là lợi dụng địa hình đồi núi, thành phố, làng mạc, áp sát đối phương, thực hiện chiến thuật đánh gần, đánh đêm; hoặc thực hiện các cuộc tiến công bất ngờ từ phía sau đối thủ.
Mười một trong số các lữ đoàn lực lượng đặc biệt của Triều Tiên, thực chất là các lữ đoàn bộ binh hạng nhẹ. Trong các sư đoàn bộ binh của Triều Tiên, cũng đều biên chế ít nhất một tiểu đoàn đặc công.
Triều Tiên hiện có ba lữ đoàn đặc nhiệm đường không; các Lữ đoàn dù 38, 48 và 58, hoạt động giống như Sư đoàn dù 80; đó là tiến hành các hoạt động chiến lược, bao gồm các đợt đổ bộ đường không, để chiếm giữ các địa hình và cơ sở hạ tầng quan trọng.
Nhiệm vụ của lực lượng đổ bộ đường không của Triều Tiên, có thể sẽ nhằm mục tiêu vào các sân bay của đối phương, các tòa nhà chính phủ Hàn Quốc, các tuyến đường và đường cao tốc quan trọng…, nhằm chốt chặn, bằng cách phá hoại những đoạn cầu, đường trọng yếu; góp phần ngăn cản việc chuyển quân và vũ khí.
Mỗi lữ đoàn đặc nhiệm đường không, được tổ chức thành 6 tiểu đoàn ĐBĐK, với tổng quân số là 3.500 người. Tuy nhiên, không giống như Sư đoàn ĐBĐK 80, các lữ đoàn đặc nhiệm đường không, không có khả năng hoạt động độc lập cấp tiểu đoàn trở lên; và cũng do thiếu phương tiện vận tải tầm xa, nên không thể hoạt động ngoài bán đảo Triều Tiên.
Ngoài ra, Triều Tiên ước tính có 8 lữ đoàn bắn tỉa, trong đó ba lữ đoàn thuộc Lục quân (lữ 13, 17, 61), ba lữ thuộc Không quân lục quân (11, 16, 21) và hai lữ đoàn thuộc Hải quân (29, 291).
Mỗi lữ đoàn bắn tỉa bao gồm khoảng 3.500 quân, được tổ chức thành bảy đến mười tiểu đoàn bắn tỉa. Các đơn vị này hoàn thành nhiều vai trò khác nhau và gần giống với lính biệt kích Mỹ, hay đặc nhiệm hải quân SEAL. Ngoài ra các đơn vị này có khả năng chiến đấu độc lập, giống như các đơn vị bộ binh thông thường.
Các lữ đoàn bắn tỉa được đào tạo về trinh sát chiến lược và nhiệm vụ đặc biệt; bao gồm các nhiệm vụ ám sát, đột kích vào các mục tiêu cấp cao, các mục tiêu quân sự và kinh tế; phá hoại, phá vỡ hệ thống dự trữ của Hàn Quốc, bí mật cung cấp vũ khí và tổ chức các phong trào du kích, chống chính phủ ở Hàn Quốc.
Lực lượng này thường xuyên mặc trang phục dân sự, thậm chí là trang phục của quân đội Hàn Quốc hoặc quân đội Mỹ. Một trung đội bắn tỉa có từ 30-40 quân và có nhiều đơn vị chỉ là phụ nữ, được huấn luyện để tiến hành các hoạt động chiến đấu, trong trang phục dân thường.
Cuối cùng, Cục Trinh sát duy trì bốn tiểu đoàn trinh sát độc lập, được đào tạo và có tổ chức cao, các tiểu đoàn này biên chế khoảng 500 quân, được huấn luyện để dẫn đường cho các đơn vị bộ binh, vượt qua đường giới tuyến DMZ, với nhiều chướng ngại vật nguy hiểm.
Những đơn vị trinh sát luồn sâu này, được huấn luyện theo chương trình đặc biệt, có kỷ luật và bảo mật cao; họ hiểu rõ về phong tục tập quán địa phương và lực lượng đối phương trong khu vực phi quân sự. Theo một số thông tin, tiểu đoàn thứ năm, được tổ chức cho các hoạt động ở nước ngoài.
Các lực lượng đặc biệt của Triều Tiên thường hoạt động sau chiến tuyến của kẻ thù; Triều Tiên sử dụng những phương tiện, mặc dù thường lạc hậu để đưa họ đến đó. Đối với các lực lượng mặt đất, một phương tiện rõ ràng để thâm nhập vào Hàn Quốc là các đường hầm bí mật xuyên qua giới tuyến phi quân sự.
Để chuẩn bị cho công cuộc thống nhất đất nước, Triều Tiên đã đào các đường hầm xuyên biên giới, có thể chuyển hàng nghìn quân một giờ qua đường giới tuyến. Về đường biển, Triều Tiên có thể đổ bộ đến 5.000 quân/lần, bằng tàu đổ bộ lớp Nampo, 130 thủy phi cơ lớp Kongbang, tàu ngầm ven biển Sang-O và tàu ngầm hạng trung Yeono.
Về đường hàng không, Triều Tiên có một phi đội gồm 200 chiếc vận máy bay vận tải loại nhỏ hai tầng cánh An-2, có khả năng bay rất thấp và chậm để tránh radar; mỗi chiếc An-2 có thể chở tới 12 lính biệt kích, có thể hạ cánh trên đường ô tô, hoặc những bãi bằng phẳng, có chiều dài bằng một sân bóng đá tiêu chuẩn, hoặc nhảy dù xuống mục tiêu.
Triều Tiên cũng có một phi đội khoảng 250 trực thăng vận tải, hầu hết có nguồn gốc do Liên Xô sản xuất. Họ cũng sở hữu những chiếc trực thăng hạng nhẹ Hughes 500MD được mua bất hợp pháp, tương tự như trực thăng của Hàn Quốc.
Bình Nhưỡng cũng muốn mua các phương tiện vận tải đường dài, hiện đại như máy bay P-750 XSTOL, cho phép các lực lượng đặc biệt của Triều Tiên vươn xa tới Guam và Okinawa. Hiện cả hai đều sẽ đóng vai trò là căn cứ tiền phương, cho lực lượng Mỹ trong thời chiến.
Trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Triều Tiên có thể sẽ tiến hành hàng chục cuộc tấn công trên khắp lãnh thổ Hàn Quốc, từ DMZ đến cảng Busan phía nam. Liệu những lực lượng đặc biệt này, có thể vượt qua các tuyến phòng thủ trên không và trên biển của Seoul hay không, lại là một câu hỏi khác.
Hiện nay tại các thung lũng, đường đèo và đường thủy của Hàn Quốc, thuận lợi cho máy bay bay thấp và tàu ngầm Triều Tiên xâm nhập, đã được phòng thủ bởi mọi thứ, từ súng phòng không đến tên lửa có điều khiển chống tàu. Nếu phát hiện, Hàn Quốc sẽ gây tổn thất nặng nề cho lính biệt kích Triều Tiên.
Các lực lượng đặc biệt của Triều Tiên hiện nay là binh chủng chiến đấu chính, tương tự như các binh chủng chiến đấu chủ lực khác, chứ không đơn thuần chỉ là lực lượng hỗ trợ; thậm chí họ còn được huấn luyện để sử dụng vũ khí giết người hàng loạt, sẵn sàng mở mặt trận sau lưng đối phương.
Thậm chí lực lượng đặc biệt Triều Tiên còn xây dựng mô hình Nhà Xanh (Thủ phủ của Tổng thống Hàn Quốc), để tập luyện. Có thể nhiều người chắc chắn sẽ hy sinh trên đường đến đích, nhưng với sự huấn luyện và chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là sự trung thành tuyệt đối với chế độ; do vậy, lực lượng đặc biệt của Triều Tiên, là lực lượng khiến liên quân Mỹ - Hàn ngán ngại nhất hiện nay. Nguồn ảnh: BI.
Cả thế giới sững sờ khi Triều Tiên phóng thử tên lửa Hwasong-12 - có tầm bắn tới đảo Guam của Mỹ. Nguồn: KCNA.