Sau khi Đức nổ súng xâm lược Ba Lan và tuyên chiến với toàn châu Âu vào năm 1939, cả thế giới đã bước vào cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù của nhân loại lúc này chính là chủ nghĩa Phát-xít. Nguồn ảnh: Theatlantic.Giai đoạn đầu của cuộc chiến, lợi thế trên không, trên biển và trên mặt đất gần như thuộc hoàn toàn về phía phe Trục vì lúc này hai "ông lớn" của phe Đồng Minh là Mỹ và Liên Xô vẫn chưa tham chiến. Nguồn ảnh: Theatlantic.Phe Phát-xít chiếm ưu thế trên mọi mặt trận. Ở chiến trường Châu Âu, chiến thuật thần tốc của Đức đã hạ Pháp chỉ trong vài chục ngày. Nguồn ảnh: Theatlantic.Trên mặt trận Bắc Phi, quân Anh hoàn toàn lép vế so với lực lượng liên quân Italia-Đức do các tuyến tiếp viện đang bị quấy rối nghiêm trọng bởi các lực lượng tàu ngầm U của Đức. Nguồn ảnh: Theatlantic.Hàng hóa được quân Anh gửi đến chiến trường Bắc Phi qua những quả bom rỗng, bên trong chứa đồ hộp, sách báo và bánh kẹo. Tuy nhiên cách thức vận chuyển này có hiệu quả không cao vì số lượng chuyển được mỗi chuyến rất ít. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một binh lính Anh gục ngã bên chiến hào, do có lực lượng đông và trang thiết bị hiện đại nên phía Phát-xít dễ dàng đánh bật bất cứ lực lượng phòng thủ nào của phe Đồng Minh trên chiến trường Bắc Phi. Nguồn ảnh: Theatlantic.Ở Châu Á, Quân đội Nhật Bản đang làm chủ thế trận và áp đảo hoàn toàn các lực lượng đồn trú của Anh và Pháp ở nơi đây. Do ở quá xa quê hương nên các vùng thuộc địa của Anh và Pháp ở Châu Á dường như đã bị "bỏ quên" khi cuộc chiến này bắt đầu. Nguồn ảnh: Theatlantic.Quân Đức trên đường phố Hy Lạp. Trước khi Đức gây chiến với Liên Xô và Nhật gây chiến với Mỹ, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã có một cục diện hoàn toàn khác, và khi đó, những người lạc quan nhất vẫn khó có thể tin tưởng vào một cuộc chiến thắng tuyệt đối mà sau này phe Đồng Minh sẽ giành được. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một lính dù của Đức tử trận sau khi nhảy dù xuống Crete-một trong những hòn đảo thuộc Hy Lạp. Nguồn ảnh: Theatlantic.Cảnh tượng tan hoang của Thủ Đô London-Anh sau khi bị Không quân Phát-xít Đức oanh tạc. Nguồn ảnh: Theatlantic.Ảnh chụp từ trên máy bay ném bom của Đức, những vệt trắng chính là đạn pháo phòng không từ hệ thống lưới lửa của Anh. Chính nhờ hệ thống này mà nước Anh đã trụ vững trong thời gian đầu của cuộc chiến trước sức mạnh khổng lồ của Không quân Đức. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Sau khi Đức nổ súng xâm lược Ba Lan và tuyên chiến với toàn châu Âu vào năm 1939, cả thế giới đã bước vào cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù của nhân loại lúc này chính là chủ nghĩa Phát-xít. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Giai đoạn đầu của cuộc chiến, lợi thế trên không, trên biển và trên mặt đất gần như thuộc hoàn toàn về phía phe Trục vì lúc này hai "ông lớn" của phe Đồng Minh là Mỹ và Liên Xô vẫn chưa tham chiến. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Phe Phát-xít chiếm ưu thế trên mọi mặt trận. Ở chiến trường Châu Âu, chiến thuật thần tốc của Đức đã hạ Pháp chỉ trong vài chục ngày. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Trên mặt trận Bắc Phi, quân Anh hoàn toàn lép vế so với lực lượng liên quân Italia-Đức do các tuyến tiếp viện đang bị quấy rối nghiêm trọng bởi các lực lượng tàu ngầm U của Đức. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Hàng hóa được quân Anh gửi đến chiến trường Bắc Phi qua những quả bom rỗng, bên trong chứa đồ hộp, sách báo và bánh kẹo. Tuy nhiên cách thức vận chuyển này có hiệu quả không cao vì số lượng chuyển được mỗi chuyến rất ít. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một binh lính Anh gục ngã bên chiến hào, do có lực lượng đông và trang thiết bị hiện đại nên phía Phát-xít dễ dàng đánh bật bất cứ lực lượng phòng thủ nào của phe Đồng Minh trên chiến trường Bắc Phi. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Ở Châu Á, Quân đội Nhật Bản đang làm chủ thế trận và áp đảo hoàn toàn các lực lượng đồn trú của Anh và Pháp ở nơi đây. Do ở quá xa quê hương nên các vùng thuộc địa của Anh và Pháp ở Châu Á dường như đã bị "bỏ quên" khi cuộc chiến này bắt đầu. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Quân Đức trên đường phố Hy Lạp. Trước khi Đức gây chiến với Liên Xô và Nhật gây chiến với Mỹ, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã có một cục diện hoàn toàn khác, và khi đó, những người lạc quan nhất vẫn khó có thể tin tưởng vào một cuộc chiến thắng tuyệt đối mà sau này phe Đồng Minh sẽ giành được. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một lính dù của Đức tử trận sau khi nhảy dù xuống Crete-một trong những hòn đảo thuộc Hy Lạp. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Cảnh tượng tan hoang của Thủ Đô London-Anh sau khi bị Không quân Phát-xít Đức oanh tạc. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Ảnh chụp từ trên máy bay ném bom của Đức, những vệt trắng chính là đạn pháo phòng không từ hệ thống lưới lửa của Anh. Chính nhờ hệ thống này mà nước Anh đã trụ vững trong thời gian đầu của cuộc chiến trước sức mạnh khổng lồ của Không quân Đức. Nguồn ảnh: Theatlantic.