Rạng sáng ngày 17/2/1979, Bắc Kinh bất ngờ xua hàng vạn quân tấn công đồng loạt 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (gồm Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh). Quân dân các tỉnh biên giới đã anh dũng đứng lên đánh trả quân địch. Trong ảnh là hình mang tính biểu tượng của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 - người chiến sỹ cầm súng B41 đứng bên cột mốc biên giới Lạng Sơn - Trung Quốc. Nguồn ảnh: TTXVN.Mặc dù phải đối phó với hơn nửa triệu quân xâm lược (ước tính đến 600.000 người), nhưng quân dân Việt Nam vẫn kiên cường kháng cự ở khắp các tỉnh, thành biên giới và đánh bại hàng vạn quân địch. Ảnh: Một chiến sỹ cầm trên tay khẩu CKC đang trông giữ tù binh Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wikipedia.Với kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kèm theo đó là lợi thế thông thổ địa hình, dũng cảm chiến đấu và hợp đồng tác chiến tốt, phía ta đã bắt được rất nhiều tù binh địch. Nguồn ảnh: Wikimedia.Một phóng viên của ta bị thương trong quá trình tham gia tác nghiệp đang được đồng đội đưa về tuyến sau. Nguồn ảnh: Gettyimg.Có không ít những công nhân, nông dân địa phương tại khu vực xảy ra giao tranh sẵn sàng ghi danh xung phong cầm súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nguồn ảnh: Gettyimg.Mặc dù có trang thiết bị hạn chế, đặc biệt là thiếu nghiêm trọng các vũ khí hạng nặng, các vũ khí chống tăng nhưng lực lượng công an vũ trang và dân quân tự vệ của ta vẫn ngoan cường đối đầu và tiêu diệt nhiều xe tăng địch trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Wpress.Hình ảnh một người lính không rõ thuộc công an vũ trang hay dân quân tự vệ mình trần, vác trên vai khẩu B-41 đang lên chốt cùng đồng đội. Do đây là khu vực biên giới hẻo lánh, cuộc chiến lại xảy ra quá bất ngờ và chỉ kết thúc sớm nên không có nhiều tư liệu được lưu giữ lại cho đến ngày nay, vậy nên những bức ảnh như thế này là vô giá. Nguồn ảnh: Wpress.Bộ đội ta tiến vào Cao Bằng, ảnh chụp ngày 25/2/1979, khoảng 1 tuần sau khi cuộc chiến nổ ra. Nguồn ảnh: Infonet.Lực lượng công an vũ trang trên đường tuần tra bằng ngựa dọc tuyến biên giới. Sau năm 1979 lực lượng Công an Vũ trang Việt Nam mới được chuyển về quản lý dưới quyền của Bộ Quốc Phòng và đổi tiên thành lực lượng Bộ đội Biên phòng. Trước đó, do chỉ là lực lượng công an được đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Công An nên lực lượng này không có đủ vũ khí, khí tài và trang thiết bị cần thiết cho một cuộc xung đột lớn như ở biên giới phía bắc năm 1979. Nguồn ảnh: VNmilitary.Thời điểm quân Trung Quốc xâm lược, đại bộ phận đơn vị quân chủ lực của ta đang tập trung đối phó với quân Khmer Đỏ gây hấn dọc biên giới Tây Nam. Cuối tháng 2/1979, lực lượng không quân vận tải của Việt Nam và không quân Liên Xô sử dụng máy bay không vận hàng nghìn bộ đội chủ lực ra Bắc tiếp viện cho lực lượng bảo vệ biên giới phía Bắc. Nguồn ảnh: Tuổi TrẻLệnh tổng động viên toàn quốc được ban bố sáng 5/3/1979 thì chiều cùng ngày Trung Quốc tuyên bố rút quân và rêu rao cái gọi là "dạy cho Việt Nam một bài học". Về phía ta, thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho Trung Quốc rút quân. Tuy nhiên, quân Trung Quốc thể hiện thái độ đối nghịch, tàn phá nhiều làng mạc, bệnh viện, trường học trước khi rút toàn bộ quân vào ngày 18/3. Nguồn ảnh: TSVN.Trận chiến kéo dài 30 ngày đã hủy diệt 4/6 thị xã dọc biên giới Việt Nam, hàng chục nghìn dân thường thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. 400.000 gia súc bị giết, hoa màu bị tàn phá, một nửa trong số 3,5 triệu dân 6 tỉnh biên giới mất nhà cửa, tài sản. Về phía Trung Quốc bị diệt 62.500 tên, 550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy… Nguồn ảnh: TGVH.
Rạng sáng ngày 17/2/1979, Bắc Kinh bất ngờ xua hàng vạn quân tấn công đồng loạt 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (gồm Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh). Quân dân các tỉnh biên giới đã anh dũng đứng lên đánh trả quân địch. Trong ảnh là hình mang tính biểu tượng của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc 1979 - người chiến sỹ cầm súng B41 đứng bên cột mốc biên giới Lạng Sơn - Trung Quốc. Nguồn ảnh: TTXVN.
Mặc dù phải đối phó với hơn nửa triệu quân xâm lược (ước tính đến 600.000 người), nhưng quân dân Việt Nam vẫn kiên cường kháng cự ở khắp các tỉnh, thành biên giới và đánh bại hàng vạn quân địch. Ảnh: Một chiến sỹ cầm trên tay khẩu CKC đang trông giữ tù binh Trung Quốc. Nguồn ảnh: Wikipedia.
Với kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ kèm theo đó là lợi thế thông thổ địa hình, dũng cảm chiến đấu và hợp đồng tác chiến tốt, phía ta đã bắt được rất nhiều tù binh địch. Nguồn ảnh: Wikimedia.
Một phóng viên của ta bị thương trong quá trình tham gia tác nghiệp đang được đồng đội đưa về tuyến sau. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Có không ít những công nhân, nông dân địa phương tại khu vực xảy ra giao tranh sẵn sàng ghi danh xung phong cầm súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Mặc dù có trang thiết bị hạn chế, đặc biệt là thiếu nghiêm trọng các vũ khí hạng nặng, các vũ khí chống tăng nhưng lực lượng công an vũ trang và dân quân tự vệ của ta vẫn ngoan cường đối đầu và tiêu diệt nhiều xe tăng địch trong cuộc chiến này. Nguồn ảnh: Wpress.
Hình ảnh một người lính không rõ thuộc công an vũ trang hay dân quân tự vệ mình trần, vác trên vai khẩu B-41 đang lên chốt cùng đồng đội. Do đây là khu vực biên giới hẻo lánh, cuộc chiến lại xảy ra quá bất ngờ và chỉ kết thúc sớm nên không có nhiều tư liệu được lưu giữ lại cho đến ngày nay, vậy nên những bức ảnh như thế này là vô giá. Nguồn ảnh: Wpress.
Bộ đội ta tiến vào Cao Bằng, ảnh chụp ngày 25/2/1979, khoảng 1 tuần sau khi cuộc chiến nổ ra. Nguồn ảnh: Infonet.
Lực lượng công an vũ trang trên đường tuần tra bằng ngựa dọc tuyến biên giới. Sau năm 1979 lực lượng Công an Vũ trang Việt Nam mới được chuyển về quản lý dưới quyền của Bộ Quốc Phòng và đổi tiên thành lực lượng Bộ đội Biên phòng. Trước đó, do chỉ là lực lượng công an được đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Công An nên lực lượng này không có đủ vũ khí, khí tài và trang thiết bị cần thiết cho một cuộc xung đột lớn như ở biên giới phía bắc năm 1979. Nguồn ảnh: VNmilitary.
Thời điểm quân Trung Quốc xâm lược, đại bộ phận đơn vị quân chủ lực của ta đang tập trung đối phó với quân Khmer Đỏ gây hấn dọc biên giới Tây Nam. Cuối tháng 2/1979, lực lượng không quân vận tải của Việt Nam và không quân Liên Xô sử dụng máy bay không vận hàng nghìn bộ đội chủ lực ra Bắc tiếp viện cho lực lượng bảo vệ biên giới phía Bắc. Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ
Lệnh tổng động viên toàn quốc được ban bố sáng 5/3/1979 thì chiều cùng ngày Trung Quốc tuyên bố rút quân và rêu rao cái gọi là "dạy cho Việt Nam một bài học". Về phía ta, thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho Trung Quốc rút quân. Tuy nhiên, quân Trung Quốc thể hiện thái độ đối nghịch, tàn phá nhiều làng mạc, bệnh viện, trường học trước khi rút toàn bộ quân vào ngày 18/3. Nguồn ảnh: TSVN.
Trận chiến kéo dài 30 ngày đã hủy diệt 4/6 thị xã dọc biên giới Việt Nam, hàng chục nghìn dân thường thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. 400.000 gia súc bị giết, hoa màu bị tàn phá, một nửa trong số 3,5 triệu dân 6 tỉnh biên giới mất nhà cửa, tài sản. Về phía Trung Quốc bị diệt 62.500 tên, 550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác và súng cối hạng nặng bị phá hủy… Nguồn ảnh: TGVH.