Theo thông tin được tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đăng tải, cách đây ít ngày Trung Quốc đã cho hạ thủy tàu sân bay thứ ba của nước này, chiếc Type 003.Theo truyền thông Trung Quốc, tàu sân bay thứ ba của nước này sở hữu trong mình công nghệ phóng máy bay tiên tiến nhất hiện nay, đó là công nghệ phóng bằng từ trường.Hiện tại, gần như toàn bộ các tàu sân bay trên thế giới đều sử dụng công nghệ phóng máy bay bằng hơi nước. Duy nhất chỉ nhất chiếc USS Gerald R. Ford - tàu sân bay đầu tiên của Mỹ được đóng theo lớp Ford, có công nghệ phóng điện từ.Việc sử dụng điện từ thay cho hơi nước, được cho là sẽ giúp thời gian phóng máy bay được rút ngắn đáng kể, cho phép triển khai và thu hồi máy bay với tốc độ cao hơn bình thường.Tuy nhiên, công nghệ này cũng có nhiều nhược điểm. Cụ thể, theo các báo cáo công khai của Hải quân Mỹ, việc sử dụng máy phóng điện từ, sẽ khiến tử lệ tai nạn khi phóng máy bay cao hơn thông thường nhiều lần.Chưa rõ, phía Trung Quốc có cải thiện được tỷ lệ này hay không, tuy nhiên cần phải nhấn mạnh một điều, đây là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sở hữu máy phóng máy bay.Trước đó, hai tàu sân bay của Trung Quốc là chiếc Liêu Ninh và Sơn Đông, đều sử dụng thiết kế cầu nhảy để triển khai máy bay. Việc sử dụng cầu nhảy khiến các tiêm kích hạm của Trung Quốc không thể cất cánh với 100% tải trọng.Truyền thông Trung Quốc cho biết, tàu sân bay thứ ba của nước này, chiếc Type 003 sẽ có tên chính thức là Phúc Kiến, giãn nước của tàu khi đầy tải tối đa 80.000 tấn - thua kém khoảng 20% so với các tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ.Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cũng cho biết, lễ hạ thủy tàu Type 003 đã bị trì hoãn ít nhất hai lần, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 ở Thượng Hải.Dự kiến, tàu sẽ được hoàn thiện và đi vào trực chiến trong thời gian tối đa 5 năm tới.Sự xuất hiện của tàu sân bay Type 003, đã chứng tỏ năng lực đóng tàu cực kỳ đáng nể của Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên cũng đặt ra nhiều câu hỏi, liệu rằng lực lượng này đã đủ kinh nghiệm để vận hành một đội tàu chiến có quân số lớn nhất thế giới như hiện nay hay chưa, nhất là khi Hải quân Trung Quốc có rất ít kinh nghiệm thực chiến.
Theo thông tin được tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đăng tải, cách đây ít ngày Trung Quốc đã cho hạ thủy tàu sân bay thứ ba của nước này, chiếc Type 003.
Theo truyền thông Trung Quốc, tàu sân bay thứ ba của nước này sở hữu trong mình công nghệ phóng máy bay tiên tiến nhất hiện nay, đó là công nghệ phóng bằng từ trường.
Hiện tại, gần như toàn bộ các tàu sân bay trên thế giới đều sử dụng công nghệ phóng máy bay bằng hơi nước. Duy nhất chỉ nhất chiếc USS Gerald R. Ford - tàu sân bay đầu tiên của Mỹ được đóng theo lớp Ford, có công nghệ phóng điện từ.
Việc sử dụng điện từ thay cho hơi nước, được cho là sẽ giúp thời gian phóng máy bay được rút ngắn đáng kể, cho phép triển khai và thu hồi máy bay với tốc độ cao hơn bình thường.
Tuy nhiên, công nghệ này cũng có nhiều nhược điểm. Cụ thể, theo các báo cáo công khai của Hải quân Mỹ, việc sử dụng máy phóng điện từ, sẽ khiến tử lệ tai nạn khi phóng máy bay cao hơn thông thường nhiều lần.
Chưa rõ, phía Trung Quốc có cải thiện được tỷ lệ này hay không, tuy nhiên cần phải nhấn mạnh một điều, đây là tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sở hữu máy phóng máy bay.
Trước đó, hai tàu sân bay của Trung Quốc là chiếc Liêu Ninh và Sơn Đông, đều sử dụng thiết kế cầu nhảy để triển khai máy bay. Việc sử dụng cầu nhảy khiến các tiêm kích hạm của Trung Quốc không thể cất cánh với 100% tải trọng.
Truyền thông Trung Quốc cho biết, tàu sân bay thứ ba của nước này, chiếc Type 003 sẽ có tên chính thức là Phúc Kiến, giãn nước của tàu khi đầy tải tối đa 80.000 tấn - thua kém khoảng 20% so với các tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng cũng cho biết, lễ hạ thủy tàu Type 003 đã bị trì hoãn ít nhất hai lần, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 ở Thượng Hải.
Dự kiến, tàu sẽ được hoàn thiện và đi vào trực chiến trong thời gian tối đa 5 năm tới.
Sự xuất hiện của tàu sân bay Type 003, đã chứng tỏ năng lực đóng tàu cực kỳ đáng nể của Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên cũng đặt ra nhiều câu hỏi, liệu rằng lực lượng này đã đủ kinh nghiệm để vận hành một đội tàu chiến có quân số lớn nhất thế giới như hiện nay hay chưa, nhất là khi Hải quân Trung Quốc có rất ít kinh nghiệm thực chiến.