Loại trực thăng do thám cực nhỏ, cực dị và cũng không kém phần mong manh từng được Mỹ đưa tới chiến trường Việt Nam đó là Hiller OH-23 Raven. Nguồn ảnh: TheArchive.Loại trực thăng hai ghế lái này được Mỹ sử dụng từ năm 1948 và được sản xuất bởi tập đoàn United Helicopters. Do được thiết kế tối ưu cho việc trinh sát trên không, trọng lượng, kích thước và nhiều bộ phận khác của OH-23 đã bị lược bỏ bớt để nó có khả năng cơ động cao trên chiến trường. Nguồn ảnh: TheArchive.Trực thăng có thiết kế lá cánh quạt khá độc đáo với hai lá tiêu chuẩn và hai lá cánh quạt có chiều dài rất ngắn. Loại trực thăng trinh sát này từng được quân đội Mỹ sử dụng ở Việt Nam với nhiệm vụ do thám, chỉ điểm cho các loại chiến đấu cơ, cường kích cơ phản lực. Nguồn ảnh: TheArchive.Do có hình dáng khá nhỏ bé, độ cơ động của loại trực thăng này là khá tốt, giúp phi công có thể theo dõi được rõ ràng những gì đang xảy ra dưới mặt đất trước khi gọi hoả lực chi viện. Nguồn ảnh: TheArchive.Tuy nhiên đây cũng là loại trực thăng rất mỏng manh, trong Chiến tranh Việt Nam gần như mọi chiếc OH-23 đều không được trang bị vỏ bọc bên ngoài mà chỉ có tấm chắn gió cho phi công. Nguồn ảnh: TheArchive.Thậm chí hệ thống động cơ của trực thăng OH-23 cũng bị... lộ thiên bên ngoài. Điều này khiến cho nó cực kỳ dễ bị bắn hạ trên chiến trường bởi mọi loại hoả lực cỡ nhỏ. Đặc biệt là phi công của chiếc OH-23 rất dễ bị tấn công và thiệt mạng khi bay thấp. Nguồn ảnh: TheArchive.Loại trực thăng này tối đa có hai người điều khiển, dài tổng cộng chỉ 8,47 mét, cánh quạt có đường kính tối đa 10,8 mét và có trọng lượng rỗng chỉ 825 kg - nghĩa là chưa tới một tấn - trong khi trọng lượng cất cánh tối đa cũng chỉ là 1227 kg. Nguồn ảnh: TheArchive.Tốc độ của loại trực thăng này tối đa cũng chỉ vào khoảng 153 km/h - không đủ nhanh để có thể thoát khỏi các loại hoả lực của quân giải phóng khi chẳng may lọt vào tầm ngắm. Nguồn ảnh: TheArchive.Tầm bay của loại trực thăng này tối đa cũng chỉ lên tới 317 km và trần bay tối đa vào khoảng 4000 mét so với mặt đất tuỳ từng điều kiện hoạt động. Nguồn ảnh: TheArchive.Loại trực thăng này từng được sử dụng bởi gần 20 quốc gia trên thế giới nhưng tới nay tất cả đều đã bị cho về hưu. Nguồn ảnh: TheArchive. Mời độc giả xem Video: Trực thăng Mỹ tham chiến ở Việt Nam.
Loại trực thăng do thám cực nhỏ, cực dị và cũng không kém phần mong manh từng được Mỹ đưa tới chiến trường Việt Nam đó là Hiller OH-23 Raven. Nguồn ảnh: TheArchive.
Loại trực thăng hai ghế lái này được Mỹ sử dụng từ năm 1948 và được sản xuất bởi tập đoàn United Helicopters. Do được thiết kế tối ưu cho việc trinh sát trên không, trọng lượng, kích thước và nhiều bộ phận khác của OH-23 đã bị lược bỏ bớt để nó có khả năng cơ động cao trên chiến trường. Nguồn ảnh: TheArchive.
Trực thăng có thiết kế lá cánh quạt khá độc đáo với hai lá tiêu chuẩn và hai lá cánh quạt có chiều dài rất ngắn. Loại trực thăng trinh sát này từng được quân đội Mỹ sử dụng ở Việt Nam với nhiệm vụ do thám, chỉ điểm cho các loại chiến đấu cơ, cường kích cơ phản lực. Nguồn ảnh: TheArchive.
Do có hình dáng khá nhỏ bé, độ cơ động của loại trực thăng này là khá tốt, giúp phi công có thể theo dõi được rõ ràng những gì đang xảy ra dưới mặt đất trước khi gọi hoả lực chi viện. Nguồn ảnh: TheArchive.
Tuy nhiên đây cũng là loại trực thăng rất mỏng manh, trong Chiến tranh Việt Nam gần như mọi chiếc OH-23 đều không được trang bị vỏ bọc bên ngoài mà chỉ có tấm chắn gió cho phi công. Nguồn ảnh: TheArchive.
Thậm chí hệ thống động cơ của trực thăng OH-23 cũng bị... lộ thiên bên ngoài. Điều này khiến cho nó cực kỳ dễ bị bắn hạ trên chiến trường bởi mọi loại hoả lực cỡ nhỏ. Đặc biệt là phi công của chiếc OH-23 rất dễ bị tấn công và thiệt mạng khi bay thấp. Nguồn ảnh: TheArchive.
Loại trực thăng này tối đa có hai người điều khiển, dài tổng cộng chỉ 8,47 mét, cánh quạt có đường kính tối đa 10,8 mét và có trọng lượng rỗng chỉ 825 kg - nghĩa là chưa tới một tấn - trong khi trọng lượng cất cánh tối đa cũng chỉ là 1227 kg. Nguồn ảnh: TheArchive.
Tốc độ của loại trực thăng này tối đa cũng chỉ vào khoảng 153 km/h - không đủ nhanh để có thể thoát khỏi các loại hoả lực của quân giải phóng khi chẳng may lọt vào tầm ngắm. Nguồn ảnh: TheArchive.
Tầm bay của loại trực thăng này tối đa cũng chỉ lên tới 317 km và trần bay tối đa vào khoảng 4000 mét so với mặt đất tuỳ từng điều kiện hoạt động. Nguồn ảnh: TheArchive.
Loại trực thăng này từng được sử dụng bởi gần 20 quốc gia trên thế giới nhưng tới nay tất cả đều đã bị cho về hưu. Nguồn ảnh: TheArchive.
Mời độc giả xem Video: Trực thăng Mỹ tham chiến ở Việt Nam.