Theo các chuyên gia quân sự cho rằng, kho dự trữ tên lửa của hòn đảo hiện không đủ để chống lại một đợt tấn công của hải quân Trung Quốc. Từ tháng 5/2020, Đài Loan đã gấp rút chi 2,4 tỷ USD để mua tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ, bổ sung vào kho vũ khí. Tuy nhiên, sự chậm chạp từ Mỹ đang khiến Đài Loan sốt ruột.Theo Forbes, hợp đồng mua 400 tên lửa Harpoon từ Mỹ sẽ giúp Đài Loan hoàn thành mục tiêu, sở hữu đủ 1.200 tên lửa diệt hạm để có thể đánh chìm một nửa hạm đội của Trung Quốc.Mục đích của việc tăng cường sở hữu tên lửa diệt hạm của Đài Loan, là biến hòn đảo trở thành “con nhím khó xơi” đối với Bắc Kinh, khiến Trung Quốc phải e dè khi muốn tấn công tổng lực.Giả sử cơ hội đánh trúng mục tiêu của mỗi tên lửa diệt hạm là 50-70%, thì 1.200 tên lửa sẽ giúp hòn đảo hạ được hàng trăm tàu chiến đối phương. Tất nhiên, đây chỉ là tính toán dựa trên lý thuyết của Đài Loan.Theo kế hoạch, Đài Loan sẽ nhận được lô 400 tên lửa từ Mỹ trong thời gian từ năm 2023-2024. Tuy nhiên, do phía Mỹ trì hoãn, hợp đồng này có thể phải tới năm 2026 mới hoàn thành.Trong khi chờ Mỹ giao hàng, Đài Loan đang phải tự tăng số lượng tên lửa phòng thủ của hòn đảo, bằng cách sản xuất các loại tên lửa nội địa như Hùng Phong II, Hùng Phong III.Nhiều thập kỷ trở lại đây, Đài Loan chủ yếu dựa vào mua sắm vũ khí từ nước ngoài, đặc biệt là Mỹ để tăng cường khả năng phòng thủ. Sức mạnh quân sự của hòn đảo 23 triệu dân bị đánh giá thấp hơn Trung Quốc, quốc gia 1,4 tỷ dân rất nhiều.Theo CNN, đến cuối năm 2020, Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành quốc gia sở hữu lực lượng hải quân đông nhất thế giới. Ngân sách Trung Quốc chi cho quốc phòng hàng năm nhiều gấp 25 lần đảo Đài Loan.Tên lửa chống hạm Harpoon mà Đài Loan đang mong chờ là một sản phẩm của hãng Boeing, luôn là một trong những thứ vũ khí đáng sợ đối với mọi loại tàu chiến. Dù ra đời đã lâu nhưng nhờ những cải tiến liên tục khiến cho loại tên lửa diệt hạm này vẫn là một trong những thứ đáng sợ nhất trên biển.Harpoon được thiết kế khá linh động để có thể trang bị trên nhiều phương tiện mang phóng như tàu chiến, tàu ngầm và cả máy bay ném bom chiến lược lẫn máy bay chiến đấu. Hiện có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đang sở hữu loại tên lửa diệt hạm nguy hiểm này.Tên lửa diệt hạm Harpoon là vũ khí tiêu chuẩn trên các tàu chiến, cũng như máy bay của Mỹ. Với đầu đạn 221kg, tên lửa Harpoon có thể nhấn chìm cả tàu chiến hàng ngàn tấn. Harpoon là loại tên lửa diệt hạm do hãng Boeing phát triển vào năm 1977. Ước tính có tới 7.800 quả tên lửa với nhiều phiên bản được chế tạo từ đó cho tới nay. Hiện nay biến thể mới nhất và mạnh nhất là AGM-84 Harpoon Block II, có tầm bắn lên tới 315km. Loại tên lửa này dài 3,8 m (biến thể phóng từ máy bay, nặng 519 kg) - 4,6 m (biến thể phóng từ tàu nổi, tàu ngầm, nặng 628 kg), đường kính 34 cm, đầu đạn nặng 221 kg.Tầm tác chiến của tên lửa Harpoon từ 93 - 315 km tuỳ loại, phổ biến là trong khoảng 124 km. Tên lửa này lao đến mục tiêu nhờ nhiều thiết bị dẫn đường hiện đại theo định vị vệ tinh GPS, có thể bắn trúng các mục tiêu trên biển lẫn trên bờ. Giá thành mỗi quả trên 2 triệu USD chưa tính thiết bị và phụ tùng kèm theo.Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc cho rằng, tên lửa Harpoon mà Đài Loan mua từ Mỹ là vũ khí phòng thủ không quá nổi bật. Sức mạnh phòng thủ của Đài Loan sau khi nhập đủ tên lửa của Mỹ cũng không được cải thiện là bao so với hiện tại. Nguồn ảnh: QQ. Tên lửa Harpoon được trang bị trên tàu chiến của Hải quân Israel trong quá khứ. Nguồn: TimesofIsrael.
Theo các chuyên gia quân sự cho rằng, kho dự trữ tên lửa của hòn đảo hiện không đủ để chống lại một đợt tấn công của hải quân Trung Quốc. Từ tháng 5/2020, Đài Loan đã gấp rút chi 2,4 tỷ USD để mua tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ, bổ sung vào kho vũ khí. Tuy nhiên, sự chậm chạp từ Mỹ đang khiến Đài Loan sốt ruột.
Theo Forbes, hợp đồng mua 400 tên lửa Harpoon từ Mỹ sẽ giúp Đài Loan hoàn thành mục tiêu, sở hữu đủ 1.200 tên lửa diệt hạm để có thể đánh chìm một nửa hạm đội của Trung Quốc.
Mục đích của việc tăng cường sở hữu tên lửa diệt hạm của Đài Loan, là biến hòn đảo trở thành “con nhím khó xơi” đối với Bắc Kinh, khiến Trung Quốc phải e dè khi muốn tấn công tổng lực.
Giả sử cơ hội đánh trúng mục tiêu của mỗi tên lửa diệt hạm là 50-70%, thì 1.200 tên lửa sẽ giúp hòn đảo hạ được hàng trăm tàu chiến đối phương. Tất nhiên, đây chỉ là tính toán dựa trên lý thuyết của Đài Loan.
Theo kế hoạch, Đài Loan sẽ nhận được lô 400 tên lửa từ Mỹ trong thời gian từ năm 2023-2024. Tuy nhiên, do phía Mỹ trì hoãn, hợp đồng này có thể phải tới năm 2026 mới hoàn thành.
Trong khi chờ Mỹ giao hàng, Đài Loan đang phải tự tăng số lượng tên lửa phòng thủ của hòn đảo, bằng cách sản xuất các loại tên lửa nội địa như Hùng Phong II, Hùng Phong III.
Nhiều thập kỷ trở lại đây, Đài Loan chủ yếu dựa vào mua sắm vũ khí từ nước ngoài, đặc biệt là Mỹ để tăng cường khả năng phòng thủ. Sức mạnh quân sự của hòn đảo 23 triệu dân bị đánh giá thấp hơn Trung Quốc, quốc gia 1,4 tỷ dân rất nhiều.
Theo CNN, đến cuối năm 2020, Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành quốc gia sở hữu lực lượng hải quân đông nhất thế giới. Ngân sách Trung Quốc chi cho quốc phòng hàng năm nhiều gấp 25 lần đảo Đài Loan.
Tên lửa chống hạm Harpoon mà Đài Loan đang mong chờ là một sản phẩm của hãng Boeing, luôn là một trong những thứ vũ khí đáng sợ đối với mọi loại tàu chiến. Dù ra đời đã lâu nhưng nhờ những cải tiến liên tục khiến cho loại tên lửa diệt hạm này vẫn là một trong những thứ đáng sợ nhất trên biển.
Harpoon được thiết kế khá linh động để có thể trang bị trên nhiều phương tiện mang phóng như tàu chiến, tàu ngầm và cả máy bay ném bom chiến lược lẫn máy bay chiến đấu. Hiện có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ đang sở hữu loại tên lửa diệt hạm nguy hiểm này.
Tên lửa diệt hạm Harpoon là vũ khí tiêu chuẩn trên các tàu chiến, cũng như máy bay của Mỹ. Với đầu đạn 221kg, tên lửa Harpoon có thể nhấn chìm cả tàu chiến hàng ngàn tấn. Harpoon là loại tên lửa diệt hạm do hãng Boeing phát triển vào năm 1977. Ước tính có tới 7.800 quả tên lửa với nhiều phiên bản được chế tạo từ đó cho tới nay.
Hiện nay biến thể mới nhất và mạnh nhất là AGM-84 Harpoon Block II, có tầm bắn lên tới 315km. Loại tên lửa này dài 3,8 m (biến thể phóng từ máy bay, nặng 519 kg) - 4,6 m (biến thể phóng từ tàu nổi, tàu ngầm, nặng 628 kg), đường kính 34 cm, đầu đạn nặng 221 kg.
Tầm tác chiến của tên lửa Harpoon từ 93 - 315 km tuỳ loại, phổ biến là trong khoảng 124 km. Tên lửa này lao đến mục tiêu nhờ nhiều thiết bị dẫn đường hiện đại theo định vị vệ tinh GPS, có thể bắn trúng các mục tiêu trên biển lẫn trên bờ. Giá thành mỗi quả trên 2 triệu USD chưa tính thiết bị và phụ tùng kèm theo.
Tuy nhiên, truyền thông Trung Quốc cho rằng, tên lửa Harpoon mà Đài Loan mua từ Mỹ là vũ khí phòng thủ không quá nổi bật. Sức mạnh phòng thủ của Đài Loan sau khi nhập đủ tên lửa của Mỹ cũng không được cải thiện là bao so với hiện tại. Nguồn ảnh: QQ.
Tên lửa Harpoon được trang bị trên tàu chiến của Hải quân Israel trong quá khứ. Nguồn: TimesofIsrael.