"Chúng tôi đang tiếp tục công việc trước khi ký hợp đồng với Nga để trang bị cho các sư đoàn của lực lượng tên lửa phòng không các tổ hợp tên lửa S-400 và Pantsir-S mới", Tư lệnh Lực lượng Phòng không-Không quân của Belarus, Thiếu tướng Igor Golub, thông báo cho biết.Các chuyên gia lưu ý đến thực tế là, việc Belarus mua tổ hợp S-400 Triumph chắc chắn sẽ nâng cao năng lực quốc phòng của nước này, cho phép Minsk kiểm soát không phận ở gần như toàn bộ Đông Âu. Ngoài ra, việc triển khai các tên lửa S-400 trên lãnh thổ Belarus cũng sẽ tăng cường đáng kể việc bảo vệ biên giới của Quốc gia Liên minh.Xét trên thực tế, chi phí của một cụm hệ thống phòng không S-400 là khoảng 1,5 tỷ USD và một tổ hợp "Pantsir-S" vào khoảng 1 triệu USD, tổng số tiền của hợp đồng có thể gần 2 tỷ USD, tuy nhiên, đối với Minsk để bỏ ra số tiền này là rất khó. Việc Belarus mua những hệ thống phòng thủ này của Nga có thể sẽ được thực hiện bằng một khoản vay hoặc với các điều kiện khác mà Matxcơva sẽ quan tâm.S-400, do Phòng Thiết kế, Tập đoàn Almaz-Antey, Nga, phát triển, là phiên bản cải tiến với nhiều tính năng mạnh mẽ hơn loạt hệ thống tên lửa đất đối không S-300.Hệ thống này có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không, bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800m/giây.S-400 có khả năng theo dõi 300 mục tiêu và cùng lúc bắn hạ 36 mục tiêu trong đó. Đặc biệt, S-400 đủ sức hạ gục những tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500 km, gấp gần 4 lần hệ thống Patriot của Mỹ.S-400 được tích hợp radar đa chức năng chống nhiễu, hệ thống phát hiện và ngắm bắn tự động, tên lửa phòng không, bệ phóng và trung tâm chỉ huy - điều khiển.Nhằm tăng khả năng tác chiến trong bán kính 100 km và địa hình chia cắt, S-400 được trang bị cả các máy tiếp phát truyền dữ liệu và liên lạc.Theo Bộ Quốc phòng Nga, tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S có khả năng nhắm bắn mục tiêu máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và các phương tiện bay không người lái trong điều kiện có gây nhiễu tự nhiên và nhân tạo, triệt hạ mục tiêu trên không ở cự ly đến 20 km và ở độ cao tới 15 km.Tổ hợp này có thể phát hiện, phân loại và bắn trúng mục tiêu trên không mà không cần người điều khiển.Hệ thống này được thiết kế đặc biệt để bảo vệ chống lại các cuộc không kích lớn từ bất kỳ phương tiện hủy diệt nào, kể cả đó là máy bay cảm tử không người lái tự chế hay tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.Dưới sự điều khiển của hệ thống này, các đơn vị chiến đấu cũng có thể che chắn cho nhau một cách hiệu quả bằng hỏa lực pháo và tên lửa.
"Chúng tôi đang tiếp tục công việc trước khi ký hợp đồng với Nga để trang bị cho các sư đoàn của lực lượng tên lửa phòng không các tổ hợp tên lửa S-400 và Pantsir-S mới", Tư lệnh Lực lượng Phòng không-Không quân của Belarus, Thiếu tướng Igor Golub, thông báo cho biết.
Các chuyên gia lưu ý đến thực tế là, việc Belarus mua tổ hợp S-400 Triumph chắc chắn sẽ nâng cao năng lực quốc phòng của nước này, cho phép Minsk kiểm soát không phận ở gần như toàn bộ Đông Âu. Ngoài ra, việc triển khai các tên lửa S-400 trên lãnh thổ Belarus cũng sẽ tăng cường đáng kể việc bảo vệ biên giới của Quốc gia Liên minh.
Xét trên thực tế, chi phí của một cụm hệ thống phòng không S-400 là khoảng 1,5 tỷ USD và một tổ hợp "Pantsir-S" vào khoảng 1 triệu USD, tổng số tiền của hợp đồng có thể gần 2 tỷ USD, tuy nhiên, đối với Minsk để bỏ ra số tiền này là rất khó. Việc Belarus mua những hệ thống phòng thủ này của Nga có thể sẽ được thực hiện bằng một khoản vay hoặc với các điều kiện khác mà Matxcơva sẽ quan tâm.
S-400, do Phòng Thiết kế, Tập đoàn Almaz-Antey, Nga, phát triển, là phiên bản cải tiến với nhiều tính năng mạnh mẽ hơn loạt hệ thống tên lửa đất đối không S-300.
Hệ thống này có thể tiêu diệt tất cả các vật thể xuất hiện trên không, bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao 50 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800m/giây.
S-400 có khả năng theo dõi 300 mục tiêu và cùng lúc bắn hạ 36 mục tiêu trong đó. Đặc biệt, S-400 đủ sức hạ gục những tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500 km, gấp gần 4 lần hệ thống Patriot của Mỹ.
S-400 được tích hợp radar đa chức năng chống nhiễu, hệ thống phát hiện và ngắm bắn tự động, tên lửa phòng không, bệ phóng và trung tâm chỉ huy - điều khiển.
Nhằm tăng khả năng tác chiến trong bán kính 100 km và địa hình chia cắt, S-400 được trang bị cả các máy tiếp phát truyền dữ liệu và liên lạc.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S có khả năng nhắm bắn mục tiêu máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và các phương tiện bay không người lái trong điều kiện có gây nhiễu tự nhiên và nhân tạo, triệt hạ mục tiêu trên không ở cự ly đến 20 km và ở độ cao tới 15 km.
Tổ hợp này có thể phát hiện, phân loại và bắn trúng mục tiêu trên không mà không cần người điều khiển.
Hệ thống này được thiết kế đặc biệt để bảo vệ chống lại các cuộc không kích lớn từ bất kỳ phương tiện hủy diệt nào, kể cả đó là máy bay cảm tử không người lái tự chế hay tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
Dưới sự điều khiển của hệ thống này, các đơn vị chiến đấu cũng có thể che chắn cho nhau một cách hiệu quả bằng hỏa lực pháo và tên lửa.