Kể từ khi tên lửa chống hạm ra đời, Mỹ và Nga đã đi theo hai hướng hoàn toàn khác nhau, và họ luôn cho tên lửa của mình là ưu việt hơn. Mỹ hiện nay có 2 mẫu tên lửa chống hạm chính; tên lửa của Mỹ có chung một đặc điểm: Tốc độ chậm nhưng linh hoạt. Ảnh: Tên lửa chống hạm Harpoon.Loại tên lửa chống hạm đầu tiên được trang bị với số lượng lớn là Harpoon, tên lửa này có tốc độ bay chỉ Mach 0,65; nhưng được trang bị động cơ tuốc bin phản lực, nên tên lửa rất nhẹ và có tầm bắn xa, độ cao lướt trên biển thấp. Cùng với quỹ đạo linh hoạt, nó tạo thành một lợi thế độc đáo.Sau khi tên lửa Harpoon ra đời, với sự hỗ trợ của công nghệ tàng hình, người Mỹ đã phát triển thành công tên lửa chống hạm tàng hình mạnh mẽ; đây là loại tên lửa chống hạm tầm xa, được cải tiến từ dòng tên lửa hành trình AGM-158, tên lửa này sẽ thay thế các loại tên lửa cũ hiện có trong biên chế. Ảnh: Tên lửa AGM-158.Tên lửa hành trình AGM đã trở thành vũ khí chống hạm tiêu chuẩn của Mỹ; theo truyền thống của Mỹ, loại vũ khí này sẽ tiếp tục được phục vụ hơn 30 năm nữa, trước khi một mẫu thế hệ mới xuất hiện.Tuy nhiên, sau một bước ngoặt lớn, Mỹ đã từ bỏ con đường tàng hình, với tốc độ chậm và quay trở lại chế độ tốc độ cao, để cạnh tranh với Nga trên cùng đường đua, và kiên quyết không để Nga "bỏ lại phía sau".Về tốc độ của tên lửa chống hạm, Mỹ và Nga đều đã cân nhắc kỹ lưỡng và đi đến nhiều kết luận quan trọng, đồng thời định hướng việc nghiên cứu và phát triển tên lửa của nước mình.Về tốc độ tên lửa chống hạm, người Mỹ cho rằng, tên lửa siêu thanh có ưu điểm nhanh và mạnh; nhưng điểm yếu cũng rất nổi bật, ví dụ tên lửa cần bay cao, để có tầm bắn đủ xa. Ảnh: Tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos.Nhưng, nhưng do tên lửa bay quá cao, nên rất dễ bị radar đối phương phát hiện và đánh chặn sớm, hơn nữa công nghệ tên lửa siêu thanh rất phức tạp, trọng lượng nặng, giá thành cao, thậm chí gấp 10 lần tên lửa cận âm. Ảnh: Tên lửa chống hạm siêu thanh Kh-22 của Nga.Để bay với tốc độ siêu thanh và theo đuổi tầm bắn cực xa hàng trăm km, trọng lượng của tên lửa sẽ dễ dàng đạt đến hàng tấn, và chiều dài của tên lửa sẽ vượt quá 5-6 mét, hoặc thậm chí hơn 10 mét; nếu không có trọng lượng lớn như vậy, thì tên lửa không thể mang đủ nhiên liệu, để tạo ra đủ lực đẩy, để bay với tốc độ cao.Mặc dù người Mỹ tiếp tục nhấn mạnh vào những ưu điểm của tên lửa cận âm, chẳng hạn như tốc độ bay chậm hơn, nhưng chúng có thể được thiết kế với quỹ đạo đặc biệt linh hoạt. Với đường bay tên lửa siêu chính xác và kiểm soát tốc độ, nên nhiều tên lửa có thể bắn đến một mục tiêu cùng một lúc.Với những tính năng độc đáo như vậy, hệ thống phòng không của đối phương bị bão hòa nhanh chóng; cùng với công nghệ tàng hình độc đáo của Mỹ, sẽ làm giảm đáng kể phạm vi phát hiện của radar đối phương, và đối phương gần như sẽ ít có cơ hội đánh chặn.Tuy nhiên, người Nga tin chắc rằng, công nghệ tên lửa chống hạm của họ có những lợi thế không thể thay thế. Tên lửa chống hạm Zircon của Nga có các chỉ số siêu mạnh như tốc độ cực cao 8-10 Mach, tầm bắn cực xa (1.000 km) và có quỹ đạo linh hoạt. Với tốc độ cao, quỹ đạo linh hoạt, khiến tên lửa phòng không hiện tại của Hải quân Mỹ có tốc độ Mach 3 không thể đánh chặn. Ảnh: Tên lửa chống hạm Zircon.Cuối cùng người Mỹ cũng bị ép buộc và phải đi theo con đường phát triển tên lửa chống hạm của Nga. Mới đây, Không quân Mỹ đã phát triển một tên lửa siêu thanh, được phóng đi từ máy bay ném bom B-52H, đó là tên lửa AGM-183A, đây là tên lửa không đối đất có tầm bắn 1.000 km và tốc độ Mach 10. Ảnh: Tên lửa AGM-183A.Tất nhiên AGM-183A cũng có thể được sử dụng như một tên lửa chống hạm. Về trọng lượng và kích thước, chắc chắn nó sẽ to và nặng hơn các loại tên lửa chống hạm truyền thống cận âm của Mỹ; tuy nhiên Hải quân Mỹ chưa có những máy bay, có thể mang và phóng được những loại tên lửa này.Để giải bài toán thiếu phương tiện mang phóng, Hải quân Mỹ cũng đã bắt đầu phát triển lại tên lửa chống hạm siêu thanh cho tàu chiến. Nếu Mỹ tiếp tục trì hoãn, thì chưa cần xảy ra trường hợp xung đột, mà ngay hiện tại, các loại tên lửa siêu vượt thanh của Nga đã là vũ khí răn đe mạnh với chính người Mỹ. Do vậy tên lửa chống hạm Mỹ, phải từ bỏ tính năng tàng hình, để theo kịp tốc độ tên lửa của Nga, tạo thế cân bằng chiến lược giữa hai bên. Nguồn Ảnh: Hải quân Mỹ. Cận cảnh tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon của Nga được phóng thử nghiệm.
Kể từ khi tên lửa chống hạm ra đời, Mỹ và Nga đã đi theo hai hướng hoàn toàn khác nhau, và họ luôn cho tên lửa của mình là ưu việt hơn. Mỹ hiện nay có 2 mẫu tên lửa chống hạm chính; tên lửa của Mỹ có chung một đặc điểm: Tốc độ chậm nhưng linh hoạt. Ảnh: Tên lửa chống hạm Harpoon.
Loại tên lửa chống hạm đầu tiên được trang bị với số lượng lớn là Harpoon, tên lửa này có tốc độ bay chỉ Mach 0,65; nhưng được trang bị động cơ tuốc bin phản lực, nên tên lửa rất nhẹ và có tầm bắn xa, độ cao lướt trên biển thấp. Cùng với quỹ đạo linh hoạt, nó tạo thành một lợi thế độc đáo.
Sau khi tên lửa Harpoon ra đời, với sự hỗ trợ của công nghệ tàng hình, người Mỹ đã phát triển thành công tên lửa chống hạm tàng hình mạnh mẽ; đây là loại tên lửa chống hạm tầm xa, được cải tiến từ dòng tên lửa hành trình AGM-158, tên lửa này sẽ thay thế các loại tên lửa cũ hiện có trong biên chế. Ảnh: Tên lửa AGM-158.
Tên lửa hành trình AGM đã trở thành vũ khí chống hạm tiêu chuẩn của Mỹ; theo truyền thống của Mỹ, loại vũ khí này sẽ tiếp tục được phục vụ hơn 30 năm nữa, trước khi một mẫu thế hệ mới xuất hiện.
Tuy nhiên, sau một bước ngoặt lớn, Mỹ đã từ bỏ con đường tàng hình, với tốc độ chậm và quay trở lại chế độ tốc độ cao, để cạnh tranh với Nga trên cùng đường đua, và kiên quyết không để Nga "bỏ lại phía sau".
Về tốc độ của tên lửa chống hạm, Mỹ và Nga đều đã cân nhắc kỹ lưỡng và đi đến nhiều kết luận quan trọng, đồng thời định hướng việc nghiên cứu và phát triển tên lửa của nước mình.
Về tốc độ tên lửa chống hạm, người Mỹ cho rằng, tên lửa siêu thanh có ưu điểm nhanh và mạnh; nhưng điểm yếu cũng rất nổi bật, ví dụ tên lửa cần bay cao, để có tầm bắn đủ xa. Ảnh: Tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos.
Nhưng, nhưng do tên lửa bay quá cao, nên rất dễ bị radar đối phương phát hiện và đánh chặn sớm, hơn nữa công nghệ tên lửa siêu thanh rất phức tạp, trọng lượng nặng, giá thành cao, thậm chí gấp 10 lần tên lửa cận âm. Ảnh: Tên lửa chống hạm siêu thanh Kh-22 của Nga.
Để bay với tốc độ siêu thanh và theo đuổi tầm bắn cực xa hàng trăm km, trọng lượng của tên lửa sẽ dễ dàng đạt đến hàng tấn, và chiều dài của tên lửa sẽ vượt quá 5-6 mét, hoặc thậm chí hơn 10 mét; nếu không có trọng lượng lớn như vậy, thì tên lửa không thể mang đủ nhiên liệu, để tạo ra đủ lực đẩy, để bay với tốc độ cao.
Mặc dù người Mỹ tiếp tục nhấn mạnh vào những ưu điểm của tên lửa cận âm, chẳng hạn như tốc độ bay chậm hơn, nhưng chúng có thể được thiết kế với quỹ đạo đặc biệt linh hoạt. Với đường bay tên lửa siêu chính xác và kiểm soát tốc độ, nên nhiều tên lửa có thể bắn đến một mục tiêu cùng một lúc.
Với những tính năng độc đáo như vậy, hệ thống phòng không của đối phương bị bão hòa nhanh chóng; cùng với công nghệ tàng hình độc đáo của Mỹ, sẽ làm giảm đáng kể phạm vi phát hiện của radar đối phương, và đối phương gần như sẽ ít có cơ hội đánh chặn.
Tuy nhiên, người Nga tin chắc rằng, công nghệ tên lửa chống hạm của họ có những lợi thế không thể thay thế. Tên lửa chống hạm Zircon của Nga có các chỉ số siêu mạnh như tốc độ cực cao 8-10 Mach, tầm bắn cực xa (1.000 km) và có quỹ đạo linh hoạt. Với tốc độ cao, quỹ đạo linh hoạt, khiến tên lửa phòng không hiện tại của Hải quân Mỹ có tốc độ Mach 3 không thể đánh chặn. Ảnh: Tên lửa chống hạm Zircon.
Cuối cùng người Mỹ cũng bị ép buộc và phải đi theo con đường phát triển tên lửa chống hạm của Nga. Mới đây, Không quân Mỹ đã phát triển một tên lửa siêu thanh, được phóng đi từ máy bay ném bom B-52H, đó là tên lửa AGM-183A, đây là tên lửa không đối đất có tầm bắn 1.000 km và tốc độ Mach 10. Ảnh: Tên lửa AGM-183A.
Tất nhiên AGM-183A cũng có thể được sử dụng như một tên lửa chống hạm. Về trọng lượng và kích thước, chắc chắn nó sẽ to và nặng hơn các loại tên lửa chống hạm truyền thống cận âm của Mỹ; tuy nhiên Hải quân Mỹ chưa có những máy bay, có thể mang và phóng được những loại tên lửa này.
Để giải bài toán thiếu phương tiện mang phóng, Hải quân Mỹ cũng đã bắt đầu phát triển lại tên lửa chống hạm siêu thanh cho tàu chiến. Nếu Mỹ tiếp tục trì hoãn, thì chưa cần xảy ra trường hợp xung đột, mà ngay hiện tại, các loại tên lửa siêu vượt thanh của Nga đã là vũ khí răn đe mạnh với chính người Mỹ. Do vậy tên lửa chống hạm Mỹ, phải từ bỏ tính năng tàng hình, để theo kịp tốc độ tên lửa của Nga, tạo thế cân bằng chiến lược giữa hai bên. Nguồn Ảnh: Hải quân Mỹ.
Cận cảnh tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon của Nga được phóng thử nghiệm.